Khóa đào tạo đầu tiên về "Cơ chế DPPA và thị trường điện cạnh tranh" sau 22 ngày Nghị định 80/2024/NĐ-CP ban hành
Thứ tư, 31/07/2024 - 09:02
Ngày 25-26/7/2024, Trung tâm Nghiên cứu Phát triển thị trường điện lực và Đào tạo (ERAVCTED) tổ chức Khai giảng Chương trình đào tạo về "Cơ chế DPPA và thị trường điện cạnh tranh" cho Công ty Cổ phần Ứng dụng và Phát triển Công nghệ thông tin (Công ty AIT). Chương trình được thiết kế riêng theo nhu cầu của Công ty AIT nhằm tập trung đào tạo về thị trường điện cạnh tranh và những quy định cơ chế mua bán diện trực tiếp.
Tham gia khóa đào tạo là toàn thể Lãnh đạo, các cán bộ thuộc các phòng: kế hoạch hợp đồng, dự án lưới điện, quản lý công trình, dự án của công ty AIT và các công ty thành viên của công ty AIT.
Ông Nguyễn Quang Minh, Giám đốc ERAVCTED phát biểu khai mạc tại Khoá đào tạo
Công ty AIT là một trong những đơn vị đầu tiên có nhu cầu tổ chức đào tạo, nghiên cứu về Cơ chế DPPA ngay sau 22 ngày Nghị định 80/2024/NĐ-CP được ban hành. Là một cơ chế mới trong ngành kỹ thuật đặc thù, cơ chế sẽ làm thay đổi cách thức, phương thức mua bán điện hiện nay sang phương thức mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện và khách hàng sử dụng điện, với nhiều số liệu, công thức và chiến lược đặc biệt; điều này đòi hỏi các cơ quan, đơn vị, các bên quan tâm và tham gia cần nghiên cứu rất kỹ các nội dung của Cơ chế DPPA.
Trong khuôn khổ Chương trình 02 ngày, ERAVCTED đã truyền tải những kiến thức căn cơ nhất về Cơ chế DPPA và Thị trường điện cạnh tranh với 08 chuyên đề từ tổng quan, đến chi tiết và nâng cao để Công ty AIT có cái nhìn tổng thể từ: (i) Phát triển các nguồn điện trong hệ thống điện quốc gia; (ii) Các nội dung liên quan giữa thị trường điện bán buôn điện cạnh tranh và Cơ chế DPPA; (iii) Mô hình Thị trường bán lẻ điện cạnh tranh tại Việt Nam (VREM); (iv) Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về DPPA; (v) Quy định về cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện năng lượng tái tạo với khách hàng sử dụng điện lớn (Nghị định 80/2024/NĐ-CP); (vi) Quy định về đấu nối, quản lý vận hành và điều độ các nguồn điện NLTT trong hệ thống điện quốc gia; (vii) Quy định phương pháp xây dựng khung giá phát điện áp dụng cho nhà máy điện mặt trời, điện gió (Thông tư số 19/2023/TT-BCT ngày 01/11/2023); (viii) Quy định phương pháp xác định giá phát điện, hợp đồng mua bán điện PPA (Thông tư 07/2024/TT-BCT).
Trong khuôn khổ Chương trình 02 ngày, ERAVCTED đã truyền tải những kiến thức căn cơ nhất về Cơ chế DPPA và Thị trường điện cạnh tranh với 08 chuyên đề từ tổng quan, đến chi tiết và nâng cao để Công ty AIT có cái nhìn tổng thể từ: (i) Phát triển các nguồn điện trong hệ thống điện quốc gia; (ii) Các nội dung liên quan giữa thị trường điện bán buôn điện cạnh tranh và Cơ chế DPPA; (iii) Mô hình Thị trường bán lẻ điện cạnh tranh tại Việt Nam (VREM); (iv) Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về DPPA; (v) Quy định về cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện năng lượng tái tạo với khách hàng sử dụng điện lớn (Nghị định 80/2024/NĐ-CP); (vi) Quy định về đấu nối, quản lý vận hành và điều độ các nguồn điện NLTT trong hệ thống điện quốc gia; (vii) Quy định phương pháp xây dựng khung giá phát điện áp dụng cho nhà máy điện mặt trời, điện gió (Thông tư số 19/2023/TT-BCT ngày 01/11/2023); (viii) Quy định phương pháp xác định giá phát điện, hợp đồng mua bán điện PPA (Thông tư 07/2024/TT-BCT).
Ông Nguyễn Quang Minh, Giảng dạy chuyên đề về Phát triển các nguồn điện trong hệ thống điện Quốc gia
Ông Vũ Ngọc Dương, Giảng dạy chuyên đề về Các nội dung liên quan giữa thị trường điện bán buôn điện cạnh tranh và cơ chế DPPA
Trong suốt 2 ngày diễn ra khóa đào tạo, học viên có cơ hội được trao đổi cởi mở về lợi ích, thách thức và các nội dung liên quan đến cơ chế DPPA. Điểm đặc biệt của khóa đào tạo là các học viên được tương tác và trao đổi 02 chiều, những câu hỏi học viên đặt ra được giảng viên trả lời thỏa đáng, các phân tích chuyên sâu về cơ chế DPPA khiến học viên đã hiểu được hết khía cạnh của cơ chế DPPA. Các câu hỏi điển hình như: Cách thức xác định chi phí biến đổi; lập kế hoạch chào giá phát điện; các cơ chế hợp đồng trong thị trường bán buôn điện cạnh tranh (VWEM); thứ tự huy động nguồn điện trong thị trường điện, sản lượng hợp đồng (Qc) và các yếu tố liên quan giữa giá hợp đồng, giá thị trường điện, giá công suất thị trường (CAN); Quy trình và thủ tục về việc tham gia làm đại diện giao dịch của công ty tư nhân; Quy định về không nối lưới điện; Quy định về đầu tư điện mặt trời áp mái cho các khu công nghiệp; Đấu nối trong mua bán điện trực tiếp; Về vấn đề phát điện dư của khách hàng; về đường dây kết nối riêng; Lựa chọn nhà máy điện chuẩn và khung giá phát điện….
Bà Vũ Thu Hoài, Giảng dạy chuyên đề về Quy định phương pháp xây dựng khung giá phát điện áp dụng cho nhà máy điện mặt trời, điện gió.
Bà Phan Thị Thu Thủy, Giảng dạy chuyên đề về Quy định về cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện năng lượng tái tạo với khách hàng sử dụng điện lớn
Sự tương tác tích cực giữa học viên và giảng viên là yếu tố tạo nên một khóa đào tạo thành công, giúp cho các cán bộ của Công ty AIT tự tin hơn khi đối mặt với những thách thức và yếu tố mới của ngành điện Việt Nam, đặc biệt là khi Cơ chế DPPA ban hành là cơ hội cho các dự án đầu tư vào lĩnh vực năng lượng tái tạo, mở ra cơ hội lớn đối với các doanh nghiệp phát triển năng lượng tái tạo tại Việt Nam.
Học viên tham gia hoạt động tương tác và nhận được phần thưởng của Ban tổ chức
Với tham vọng của một đơn vị đào tạo đầu ngành trong lĩnh vực điện và năng lượng và với đội ngũ giảng viên giầu kinh nghiệm đến từ ERAVCTED và các chuyên gia của Cục ĐTĐL là thành viên chính tham gia soạn thảo các Nghị định, Thông tư, các quy định hiện hành trong lĩnh vực điều tiết điện lực. Mục tiêu của ERAVCTED sau khóa đào tạo Lãnh đạo và các Cán bộ của Công ty AIT có thể áp dụng những kiến thức để phát triển các hoạt động dịch vụ của mình, cũng như là đơn vị tư vấn hàng đầu uy tín, chuẩn mực nhất khi hiểu sâu sắc được các khía cạnh và các quy định của Chính phủ về các cơ chế khuyến khích đầu tư phát triển NLTT cũng như định hướng vận hành thị trường điện ngày càng minh bạch.
Cục Điều tiết điện lực