Bộ Công Thương - Cục điều tiết điện lực

Chủ nhật, 15/12/2024 | 00:05 GMT +7

  • facebook | 024.221.47474

Phát triển năng lượng

Chủ động phòng chống thiên tai, an toàn hồ đập năm 2024

12/05/2024
Bộ Công Thương tăng cường công tác phòng, chống thiên tai, an toàn hồ đập, đảm bảo cung cấp điện an toàn phục vụ cho sản xuất, sinh hoạt trong mùa mưa bão.
Theo thông tin từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, năm 2024 tình hình thiên tai tại các khu vực trên cả nước còn tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường. Nhiều khả năng, hiện tượng El Nino sẽ suy yếu dần đến giữa năm và chuyển sang trạng thái La Nina từ tháng 7-9/2024.
Hồ thủy điện Tuyên Quang có công suất lắp máy 342 MW, lớn thứ 5 ở miền Bắc, luôn được theo dõi chặt chẽ trước những diễn biến khí tượng để chủ động báo cáo cấp thẩm quyền, phối hợp với các cơ quan có liên quan vận hành hồ chứa an toàn, hiệu quả.
Để chủ động phòng, chống, ứng phó kịp thời, hiệu quả, giảm thiểu đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra, Bộ Công Thương yêu cầu Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; các tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp và các đơn vị trực thuộc Bộ thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; tích cực tuyên truyền, phổ biến kiến thức giúp nâng cao nhận thức về những nguy cơ, hiểm họa do thiên tai gây ra và trách nhiệm của các cá nhân và tập thể trong công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tại đơn vị.
Theo dự báo, mùa mưa bão đang đến, trên phạm vi cả nước có khả năng xảy ra các hiện tượng thời tiết nguy hiểm như giông, lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Từ tháng 7-9/2024, các đợt lũ phổ biến xuất hiện tại khu vực miền Bắc. Trên các sông từ Thanh Hóa đến Bình Thuận và khu vực Tây Nguyên xuất hiện 2-3 đợt lũ. Bão, áp thấp nhiệt đới có khả năng xuất hiện khoảng từ 4 - 6 cơn trên Biển Đông và nhiều khả năng ảnh hưởng đến đất liền.
Đồng thời, rà soát, cập nhật bổ sung, hiệu chỉnh phương án phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn phù hợp với đặc thù của đơn vị đối với tất cả hình thái thiên tai có thể xảy ra; kiện toàn tổ chức, lực lượng phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; chuẩn bị đầy đủ vật tư, phương tiện, hậu cần theo phương châm 4 tại chỗ để sẵn sàng ứng phó thiên tai với hiệu quả cao nhất; tổ chức diễn tập các phương án ứng phó đối với các tình huống thiên tai cơ bản cũng như các tình huống thiên tai dị thường, khó đoán trước để nâng cao khả năng sẵn sàng ứng phó với các tình huống thiên tai; tăng cường sự phối hợp giữa các đơn vị, giữa các đơn vị với địa phương để thống nhất chỉ huy, điều hành và phát huy hiệu quả cao nhất về nguồn lực của các đơn vị trong quá trình ứng phó với các tình huống thiên tai, sự cố.
Bộ Công Thương yêu cầu Tập đoàn Điện lực Việt Nam chỉ đạo các đơn vị quản lý, đảm bảo an toàn hồ đập, vận hành công trình thủy điện thuộc phạm vi quản lý nghiêm túc thực hiện quy trình vận hành liên hồ chứa, quy trình vận hành đơn hồ chứa, phương án bảo vệ đập, phương án ứng phó tình huống khẩn cấp đã được cấp thẩm quyền phê duyệt; Tập trung kiểm tra, rà soát, khắc phục kịp thời các hư hỏng, khiếm khuyết (nếu có) của thiết bị, máy móc, hạng mục công trình vận hành xả lũ, cửa nhận nước để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho công trình trước mùa mưa lũ năm 2024;
Song song đó, Tập đoàn Điện lực Việt Nam chỉ đạo các đơn vị phát điện, truyền tải, phân phối điện trực thuộc rà soát, kiểm tra các công trình, gia cố các vị trí xung yếu đảm bảo an toàn cho công trình khi thiên tai xảy ra, phát quang hành lang tuyến, chặt tỉa cây ngoài hành lang có nguy cơ đổ vào công trình điện theo quy định; Chuẩn bị sẵn sàng và tập trung nguồn lực để khắc phục kịp thời mọi sự cố xảy ra, cung cấp điện kịp thời, an toàn sau thiên tai; Chỉ đạo các đơn vị thuộc phạm vi quản lý xây dựng kế hoạch, phương án phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của đơn vị; Tổ chức diễn tập cho các cán bộ, công nhân viên trong đơn vị theo phương án đã phê duyệt.
Theo Báo Công Thương  

Cùng chuyên mục

'Chìa khóa' giúp Việt Nam phát triển điện hạt nhân

14/12/2024

Trao đổi với phóng viên TTXVN tại London về tình hình phát triển điện hạt nhân tại châu Âu, chuyên gia Bùi Nguyễn Hoàng, kỹ sư, điều phối thiết kế công trình, dự án EPR2 thuộc Tập đoàn điện lực Pháp (EDF), cho biết từ sau đại dịch COVID-19 và đặc biệt khủng hoảng khí đốt do xung đột tại Ukraine, nhiều nước châu Âu đã coi điện hạt nhân là nguồn năng lượng sạch giúp giảm thiểu sự phụ thuộc vào việc nhập khẩu năng lượng giá rẻ, đảm bảo an ninh năng lượng và đạt được mục tiêu phát thải ròng bằng 0.

  • 0
  • 0

giá điện sinh hoạt

Mức sử dụng trong tháng Giá (đồng/kWh)
Bậc 1: Cho kWh từ 0 - 50 1.893
Bậc 2: Cho kWh từ 51 - 100 1.956
Bậc 3: Cho kWh từ 101 - 200 2.271
Bậc 4: Cho kWh từ 201 - 300 2.860
Bậc 5 Cho kWh từ 301 - 400 3.197
Bậc 6: Cho kWh từ 401 trở lên 3.302