Bộ Công Thương - Cục điều tiết điện lực

Chủ nhật, 10/11/2024 | 22:37 GMT +7

  • facebook | 024.221.47474

Tin tức

Chuyển đổi năng lượng sạch tại Mỹ

24/08/2023
Một năm sau khi được thông qua, Đạo luật Giảm lạm phát (IRA) đã giúp Mỹ đạt những bước tiến đáng kể trong thúc đẩy năng lượng tái tạo, cung ứng năng lượng sạch.
APEC 2023 ưu tiên chuyển đổi năng lượng sạch, trên lộ trình tăng gấp đôi cơ cấu năng lượng tái tạoMở cửa đầu tư, đánh giá lợi ích kinh tế cho phát triển năng lượng sạchVương quốc Anh chia sẻ kinh nghiệm trong triển khai năng lượng sạch
Đạo luật IRA trị giá 430 tỷ USD đầu tư vào các chính sách chi tiêu và giảm thuế, với một trong những mục tiêu nhắm đến là thúc đẩy sự phát triển của năng lượng sạch. Mỹ đã chứng kiến sự tăng trưởng đáng kể trong lĩnh vực năng lượng tái tạo sau một năm triển khai IRA. Đạo luật này đã cung cấp các khoản tín dụng thuế cho các nguồn năng lượng ít carbon và không có carbon như gió, mặt trời, hạt nhân, công nghệ thu hồi carbon, nhiên liệu sinh học và xe điện.

Một dự án năng lượng mặt trời gần Nippon, bang California, Mỹ. (Ảnh: Reuters)
IRA cũng tài trợ cho các chương trình khác nhằm giảm phát thải khí methane gây hiệu ứng nhà kính từ ngành dầu khí cũng như hỗ trợ tài chính cho các dự án thân thiện với môi trường tại các khu vực trên khắp nước Mỹ. Một số kết quả phân tích từ các cơ quan chính quyền Mỹ và tổ chức nghiên cứu tư nhân đều cho thấy, IRA đang thúc đẩy triển khai năng lượng tái tạo. Bộ Năng lượng Mỹ cũng công bố báo cáo cho thấy, IRA, cùng với Luật Cơ sở hạ tầng lưỡng đảng, sẽ cho phép triển khai mới khoảng 250 gigawatt năng lượng gió và 475 gigawatt năng lượng mặt trời.
Kể từ khi IRA được thông qua đã chứng kiến nhiều khoản đầu tư vào lĩnh vực năng lượng tái tạo hơn cả tám năm trước cộng lại. Có 210 dự án lớn về năng lượng sạch hoặc phương tiện thân thiện với môi trường đã được công bố trong năm qua, với khoảng 74.181 việc làm mới được tạo ra bởi các dự án này. Một báo cáo mới từ tổ chức nghiên cứu BloombergNEF dự báo rằng, năng lượng gió và mặt trời sẽ chiếm gần 50% tổng sản lượng điện của Mỹ vào năm 2035 và 64% vào năm 2050, một bước tiến đáng kể so với mức 12% của năm 2021. Báo cáo cũng kỳ vọng năng lượng từ các nguồn phát thải bằng 0 hoặc thấp, như gió, mặt trời, hạt nhân và khí đốt có thu hồi carbon, sẽ chiếm 87% tổng sản lượng điện của Mỹ vào năm 2035.
Đạo luật IRA giúp khôi phục một số hoạt động sản xuất quan trọng đối với nền kinh tế năng lượng sạch của Mỹ. Đạo luật này giúp tái thiết nền tảng sản xuất của Mỹ, giảm tình trạng gián đoạn nguồn cung và bảo đảm an ninh kinh tế của nước Mỹ. Tuy nhiên, chính quyền của Tổng thống Joe Biden còn nhiều việc phải làm để đạt các mục tiêu khí hậu của mình. Theo báo cáo của Bộ Năng lượng Mỹ, vào năm 2030, lượng khí thải nhà kính của Mỹ dự kiến sẽ giảm từ 35%-41% so với năm 2005, vẫn thấp hơn so với mục tiêu cắt giảm 50% lượng khí thải do Tổng thống Biden đặt ra.
Tương tự, báo cáo của BloombergNEF ước tính rằng, lượng khí thải của Mỹ sẽ cao hơn 22% so với mục tiêu được chính quyền của Tổng thống Biden đặt ra vào năm 2030. Báo cáo cũng dự báo vào năm 2050, lượng khí thải của Mỹ sẽ giảm 54% so với năm 2021, một mức giảm đáng kể, nhưng vẫn chưa đạt mức phát thải 0% đặt ra. Ước tính về lượng điện đến từ các nguồn không phát thải hoặc phát thải carbon thấp cũng sẽ không đạt được mục tiêu là một hệ thống điện hoàn toàn không phát thải carbon vào năm 2035.
Để thúc đẩy việc thực hiện mục tiêu đã đưa ra trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu, Trưởng bộ phận phân tích Bắc Mỹ của BloombergNEF Tom Rowlands-Rees khuyến nghị rằng, bên cạnh các biện pháp khuyến khích do IRA cung cấp, chính quyền Mỹ nên có thêm các chế tài để thúc đẩy các hành động thân thiện với môi trường.
Với nội dung nhấn mạnh đầu tư vào năng lượng sạch, đạo luật của Mỹ về chống lạm phát có thể được coi là văn kiện quan trọng nhất về khí hậu kể từ khi Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu được ký kết cuối năm 2015. Trong bối cảnh vấn đề an ninh năng lượng là động lực lớn nhất cho đầu tư khí hậu, đạo luật IRA góp phần thúc đẩy Mỹ đầu tư nhiều hơn cho năng lượng sạch, tiến gần hơn các mục tiêu về chống biến đổi khí hậu.
Theo Báo Nhân dân

Cùng chuyên mục

Nhà máy Nhiệt điện Sông Hậu 1 – 'Điểm sáng' trong xây dựng công nghiệp năng lượng tự chủ quốc gia

10/11/2024

Từ thành công của Nhà máy Nhiệt điện Sông Hậu 1, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã khẳng định vai trò quan trọng của Nhà máy trong việc đảm bảo an ninh năng lượng, góp phần đưa Việt Nam trở thành một trong những nước đứng đầu ASEAN trong cung cấp nguồn điện.

  • 0
  • 0

giá điện sinh hoạt

Mức sử dụng trong tháng Giá (đồng/kWh)
Bậc 1: Cho kWh từ 0 - 50 1.893
Bậc 2: Cho kWh từ 51 - 100 1.956
Bậc 3: Cho kWh từ 101 - 200 2.271
Bậc 4: Cho kWh từ 201 - 300 2.860
Bậc 5 Cho kWh từ 301 - 400 3.197
Bậc 6: Cho kWh từ 401 trở lên 3.302