Bộ Công Thương - Cục điều tiết điện lực

Thứ hai, 16/09/2024 | 00:01 GMT +7

  • facebook | 024.221.47474

Phát triển năng lượng

TP.HCM kỳ vọng đạt 1.500 MW điện mặt trời mái nhà vào năm 2030

14/09/2023
Ông Phan Quang Vinh – Phó Trưởng Ban Kinh doanh Tổng công ty Điện lực TPHCM (EVNHCMC) kỳ vọng sẽ đạt được 1.500 MW điện mặt trời vào năm 2030.
Thông tin trên được EVNHCMC đưa ra tại Hội thảo “Công nghệ năng lượng sạch Hoa Kỳ - Việt Nam – Lưu trữ năng lượng và giải pháp lưới điện” vừa tổ chức mới đây.
Hội thảo do Phòng Thương vụ, Tổng lãnh sự quán Hoa Kỳ tại TP.HCM tổ chức với sự tham gia của nhiều chuyên gia đầu ngành, các địa phương chú trọng phát triển điện mặt trời.
TP.HCM kỳ vọng đạt 1.500 MW điện mặt trời mái nhà vào năm 2030. Ảnh: Lãnh sự quán Mỹ
Đây là phiên đầu tiên trong chuỗi hội thảo về Cleantech do Bộ Thương mại Hoa Kỳ tổ chức nhằm hướng tới hợp tác Net Zero World và Đối tác Khung kinh tế Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương (IPEF).
Chương trình đầu tiên này sẽ tập trung vào những thách thức và cơ hội của Việt Nam để cải thiện độ tin cậy của lưới điện và tích hợp nhiều nguồn năng lượng tái tạo hơn.
Trong phát biểu khai mạc, bà Susan Burns – Tổng lãnh sự Hoa Kỳ tại TP.HCM khẳng định: "Hợp tác thương mại phát triển năng lượng sạch là một trụ cột để thúc đẩy hợp tác Hoa Kỳ-Việt Nam."
Ông Phan Quang Vinh cho biết tính đến năm 2023, TP có khoảng 350 MW điện mặt trời mái nhà. TP đang đặt mục tiêu đến năm 2025 đạt 750 MW và đến năm 2030 đạt 1.500 MW điện mặt trời mái nhà, 340 MW điện rác và khoảng 1.000 MW điện gió.
Ông Vinh cho biết TP đang quan tâm đến hệ thống lưu trữ năng lượng dung lượng lớn cũng như phát triển hệ thống xe điện và trạm sạc.
Đáp lại mối quan tâm của TP, các doanh nghiệp Mỹ đã giới thiệu phát triển giải pháp phát triển các dự án lưu trữ năng lượng và tối ưu hóa lưới điện tại Việt Nam.
Các đại biểu cũng đã thảo luận về các chủ đề của hội thảo và các giải pháp nhằm thúc đẩy đối tác công tư trong việc phát triển hệ thống năng lượng ở các tỉnh thành về các thuận lợi và khó khăn ở địa phương, nhất là về các nguồn lực cho việc chuyển đổi.
Theo Báo Pháp luật TP.HCM  

Cùng chuyên mục

Shell và lộ trình chuyển dịch năng lượng (Kỳ I)

15/09/2024

Hãng Shell cũng tin tưởng thế giới cần một quá trình chuyển đổi năng lượng cân bằng, duy trì nguồn cung năng lượng an toàn, đồng thời đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sang các giải pháp carbon thấp với giá cả phải chăng.

  • 0
  • 0

giá điện sinh hoạt

Mức sử dụng trong tháng Giá (đồng/kWh)
Bậc 1: Cho kWh từ 0 - 50 1.806
Bậc 2: Cho kWh từ 51 - 100 1.866
Bậc 3: Cho kWh từ 101 - 200 2.167
Bậc 4: Cho kWh từ 201 - 300 2.729
Bậc 5 Cho kWh từ 301 - 400 3.050
Bậc 6: Cho kWh từ 401 trở lên 3.151