Bộ Công Thương - Cục điều tiết điện lực

Thứ bảy, 14/09/2024 | 23:55 GMT +7

  • facebook | 024.221.47474

Lưới điện thông minh

Đầu tư 428,95 tỷ đồng xây dựng mới Trạm biến áp 220kV Hậu Lộc

01/06/2024
Nhằm đáp ứng nhu cầu điện của Thanh Hóa, EVNNPT sẽ đầu tư dự án Trạm biến áp 220kV Hậu Lộc với tổng mức đầu tư khoảng 428,95 tỷ đồng.
Trong nhiều năm trở lại đây, Thanh Hóa có tốc đô tăng trưởng kinh tế khá cao, luôn lọt vào top đầu của cả nước. Năm 2023, tốc độ tăng trưởng GRDP đạt trên 7%. Trong quý I/2024, địa phương này đã vươn lên dẫn đầu về (13,15%) trong nhóm 10 tỉnh, thành phố có quy mô kinh tế lớn nhất cả nước.
Tăng trưởng kinh tế cũng kéo theo nhu cầu điện của Thanh Hóa tăng cao trên 13%/năm trong cả giai đoạn dài và dự kiến sẽ tiếp tục tăng. Theo kế hoạch dự báo, tốc độ tăng trưởng điện thương phẩm bình quân năm giai đoạn 2021 - 2025 là 13,47%, dự kiến công suất lớn nhất đến năm 2025 Pmax đạt 2.149MW, điện thương phẩm đạt 9,619 tỷ kWh.
Nhằm đáp ứng nhu cầu điện, Tập đoàn Điện lực Việt Nam và Tổng Công ty Truyền tải điện quốc gia (EVNNPT) đang triển khai các dự án truyền tải như Đường dây 500kV Nhà máy Nhiệt điện (NMNĐ) Nam Định I - Thanh Hóa; đường dây 500kV NMNĐ Quỳnh Lưu - Thanh Hóa; Trạm biến áp 500kV Thanh Hóa; đường dây 220kV Nậm Sum - Nông Cống; Trạm biến áp 220kV Khu kinh tế Nghi Sơn. Các dự án này đang trong thời gian thi công xây dựng.
Bên cạnh đó, EVNNPT cũng đang triển khai một số dự án như: Đường dây 220kV NMNĐ Nghi Sơn - rẽ Nông Cống - Quỳnh Lưu; Trạm biến áp 220kV Sầm Sơn và đường dây 220kV Thanh Hóa - Sầm Sơn; Trạm biến áp 220kV Hậu Lộc...
Phối cảnh Trạm biến áp 220kV Hậu Lộc
Triển khai kế hoạch nêu trên, mới đây UBND tỉnh Thanh Hóa đã có Quyết định 2196/QĐ-UBND chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư Dự án Trạm biến áp 220kV Hậu Lộc tại xã Lộc Sơn. Tổng vốn đầu tư khoảng 428,95 tỷ đồng; Thời hạn hoạt động của dự án là 50 năm. Thời gian hoàn thành xây dựng dự án là 18 tháng kể từ thời điểm được Nhà nước bàn giao đất.
Cụ thể, sẽ xây dựng mới trạm biến áp 220kV Hậu Lộc với các hạng mục như nhà điều khiển trung tâm, nhà thường trực bảo vệ, nhà nghỉ ca vận hành, nhà trạm bơm, đường dây 35kV dài khoảng 0,7 km đấu nối với lưới điện địa phương cấp điện tự dùng cho trạm và các thiết bị, công trình hạ tầng kỹ thuật phụ trợ khác. Dự án do Công ty CP Tư vấn xây dựng điện 1 thiết kế và Công ty Truyền tải điện 1 tiếp nhận vận hành sau khi hoàn thành.
Mục tiêu của dự án nhằm tăng cường khả năng đáp ứng yêu cầu phụ tải khu vực vùng 1 - tỉnh Thanh Hóa, giúp truyền tải công suất từ nguồn điện tới các khu vực phụ tải; Hỗ trợ, giảm tải cho các trạm biến áp 220kV Bỉm Sơn, Thanh Hóa; Tăng cường liên kết hệ thống điện khu vực, nâng cao độ an toàn, tin cậy và ổn định khi vận hành hệ thống điện khu vực và Quốc gia; Hạn chế đáng kể tổn thất công suất trong lưới truyền tải.
Theo Quyết định, nhà đầu tư là EVNNPT chịu trách nhiệm về các thông tin, số liệu tính toán tại hồ sơ dự án và các văn bản gửi cơ quan nhà nước có thẩm quyền; về hiệu quả đầu tư dự án; hiệu quả sử dụng, bảo toàn và phát triển vốn Nhà nước theo quy định của pháp luật.
Phối hợp với các đơn vị liên quan, tổ chức triển khai lập, thẩm định dự án, thiết kế theo đúng quy định; trong đó phải rà soát, xác định chính xác tổng mức đầu tư dự án đúng định mức kinh tế - kỹ thuật, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt dự án, thiết kế xây dựng theo quy định hiện hành; Trình cơ quan đại diện chủ sở hữu xem xét, phê duyệt phương án huy động vốn theo quy định; Chịu trách nhiệm bố trí đủ vốn chủ sở hữu và vốn vay để bảo đảm thực hiện dự án theo đúng tiến độ; chỉ được thực hiện các dự án khác trong kế hoạch khi đủ nguồn vốn chủ sở hữu theo quy định.
Trong Quyết định 2196/QĐ-UBND, UBND tỉnh Thanh Hóa cũng giao trách nhiệm cho các sở, ban ngành, chính quyền địa phương phối hợp, hỗ trợ chủ đầu tư triển khai dự án một cách thuận lợi.
Theo Báo Công Thương  

Cùng chuyên mục

Trắng đêm xử lý sự cố bão số 3

13/09/2024

Công ty Truyền tải Điện 1 đang dồn sức tập trung khắc phục nhanh nhất những khiếm khuyết còn lại trên lưới điện 220kV tại Quảng Ninh để kịp thời khôi phục hoạt động sản xuất của các nhà máy điện, nhanh chóng cấp điện trở lại cho các phụ tải công nghiệp, thương mại - dịch vụ vùng kinh tế trong điểm phía Bắc.

  • 0
  • 0

giá điện sinh hoạt

Mức sử dụng trong tháng Giá (đồng/kWh)
Bậc 1: Cho kWh từ 0 - 50 1.806
Bậc 2: Cho kWh từ 51 - 100 1.866
Bậc 3: Cho kWh từ 101 - 200 2.167
Bậc 4: Cho kWh từ 201 - 300 2.729
Bậc 5 Cho kWh từ 301 - 400 3.050
Bậc 6: Cho kWh từ 401 trở lên 3.151