Giới thiệu
Hiện mức chi tiêu đầu tư cho lĩnh vực dầu khí thượng nguồn tăng mạnh vào năm 2022 đã qua, đạt mức tăng trưởng hàng năm lớn nhất trong lịch sử và vẫn tiếp tục quỹ đạo đi lên lên đạt trị giá gần 520 tỷ USD, đây được coi là một mức cao chưa từng thấy kể từ năm 2014 đến nay. Sự tăng trưởng chi tiêu đầu tư đáng chú ý này không những chỉ phản ánh hoạt động ngày càng gia tăng trong lĩnh vực dầu khí mà còn phản ánh sự gia tăng một cách đáng kể trong chi phí sản xuất dầu khí. Bất chấp những tiến bộ về hiệu quả hoạt động và vốn đầu tư thông qua việc triển khai các công nghệ tiên tiến và đẩy nhanh việc áp dụng các giải pháp số trong thập kỷ qua, chi phí sản xuất dầu khí hiện đang leo thang, chủ yếu do chi phí vốn đầu tư tài chính tăng và lạm phát đứng ở mức cao, điều này đã làm gia tăng đáng kể các khoản đầu tư vốn tài chính cần thiết để đảm bảo đủ nguồn cung dầu khí trên toàn cầu.
Ảnh minh họa
Một sự phát triển đáng chú ý trong lĩnh vực dầu khí là lợi nhuận kỷ lục mà các công ty dầu khí đạt được với bằng chứng là dòng tiền tự do thặng dư rất đáng kể. Hiện những khoản thặng dư này đã cho phép các công ty dầu khí tái đầu tư từ dòng tiền hoạt động của họ cho dù nhiều công ty dầu khí hiện ưu tiên lợi nhuận của các cổ đông và chi trả nợ song dòng tiền còn lại vẫn đủ đáng kể để tái đầu tư vào lĩnh vực dầu khí. Tuy nhiên, các công ty dầu khí cũng đang chịu áp lực ngày càng tăng từ các bên liên quan và cơ quan quản lý trong việc sử dụng dòng tiền của họ để loại bỏ carbon đối với các hoạt động trong toàn bộ chuỗi cung ứng do các tiêu chí về môi trường, xã hội và quản trị (ESG). Hiện các biện pháp ESG đang trở thành một trong những yếu tố quyết định trong việc đầu tư năng lượng tương lai, bao gồm cả khí đốt tự nhiên. Hiện chính những áp lực này đã khiến các nhà đầu tư chuyển hướng rót vốn đầu tư ưa thích ra khỏi các dự án dầu khí thượng nguồn có chu kỳ dài, đặc biệt là các hoạt động thăm dò để chuyển sang các dự án thượng nguồn có chu kỳ ngắn với thời gian thực hiện ngắn hơn, chẳng hạn như phát triển dầu đá phiến và khí đá phiến.
Hiện sự thay đổi trong ưu tiên của các nhà đầu tư trên đang tiếp tục diễn ra trong một môi trường mà việc tiếp tục duy trì đầu tư vốn tài chính vào thượng nguồn là rất quan trọng nhằm bù đắp cho sự sụt giảm sản lượng dự kiến, đồng thời đáp ứng sự tăng trưởng nhu cầu trong tương lai. Một phần đáng kể nguồn cung dự kiến sẽ rất cần thiết đến từ các mỏ giếng hoặc dự án hiện chưa được khai thác, bao gồm trữ lượng mới được phát hiện và các nguồn tài nguyên chưa được tìm thấy.
Trong bối cảnh đầu tư đang phát triển trong lĩnh vực thượng nguồn, điều quan trọng cần nhấn mạnh là các quyết định đầu tư bị trì hoãn và sự phụ thuộc ngày càng tăng vào sản xuất dầu khí với chu kỳ ngắn có thể dẫn đến bất ổn thị trường và biến động giá cả neo cao đối với khí đốt tự nhiên. Việc chu kỳ biến động giá cả năng lượng kéo dài có thể gây bất lợi cho tăng trưởng kinh tế bởi vì điều này sẽ làm phức tạp thêm việc lập kế hoạch của các cá nhân và công ty dầu khí cũng như làm cản trở những nỗ lực đầu tư rộng lớn hơn.
Việc coi tầm quan trọng của đầu tư cho lĩnh vực dầu khí là một thách thức lớn hiện nay, bài phân tích này khám phá các xu hướng mới nổi chính và những thay đổi cơ cấu quan trọng đã xảy ra trong chu kỳ cắt giảm chi tiêu cho lĩnh vực dầu khí thượng nguồn kể từ năm 2014, đồng thời cũng xem xét triển vọng dài hạn về chi tiêu cho lĩnh vực dầu khí thượng nguồn cần thiết trong tầm nhìn đến năm 2050 trên cả quy mô toàn cầu và khu vực. Cuối cùng, bài phân tích này cũng sẽ đưa ra kết luận và khuyến nghị chính sách trong lĩnh vực dầu khí.
Xu hướng mới và thay đổi mới nổi kể từ năm 2014 đến nay
Hiện việc đầu tư vào dầu khí thượng nguồn đã tăng vọt kể từ năm 2021, đánh dấu sự đảo ngược sau gần một thập kỷ thiếu hụt vốn đầu tư kinh niên. Quỹ đạo đầu tư vào lĩnh vực dầu khí thượng nguồn kể từ năm 2014 đã nhấn mạnh tính chất chu kỳ lĩnh vực và tính chu kỳ lịch sử của giá dầu và chi tiêu vốn đầu tư tài chính. Tuy nhiên, trong chu kỳ giá cả trước đó, lĩnh vực dầu khí đã trải qua những thay đổi cơ cấu sâu sắc. Đáng chú ý là độ co giãn theo giá cả tăng lên trong cả cung và cầu dầu khí đã dẫn đến khả năng phục hồi cao hơn song hành cùng với những tâm lý quan ngại rủi ro cao hơn đối với các nhà đầu tư. Do vậy, những thay đổi này đã định hình lại các đặc điểm của chu kỳ lĩnh vực cũng như đóng vai trò là yếu tố then chốt trong việc dự báo những xu hướng tương lai trong đầu tư vào lĩnh vực dầu khí thượng nguồn.
Sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, việc đầu tư vào lĩnh vực dầu khí thượng nguồn đã chứng kiến những khoản chi tiêu vốn tài chính gia tăng liên tục. Hiện nhiều công ty dầu khí đang được hưởng lợi từ việc điều chỉnh chính sách tiền tệ và tiếp cận được các khoản vay nợ với lãi suất thấp. Do đó, đầu tư danh nghĩa vào lĩnh vực dầu khí thượng nguồn đạt đỉnh khoảng 850 tỷ USD (2014). Mặc dù có đòn bẩy dòng tài chính cao song lĩnh vực dầu khí đã phải đối mặt với thách thức đáng kể khi giá dầu lao dốc vào năm 2014, điều này đã gây ảnh hưởng đến dòng tiền hoạt động và khả năng chi trả nợ tích lũy/lũy kế của các công ty dầu khí.
Nhằm đối phó với tình trạng khó khăn trên, các công ty dầu khí buộc phải điều chỉnh chiến lược đầu tư và mức độ sản xuất kinh doanh, và trong một số trường hợp, thậm chí phải bán bớt tài sản, bao gồm các quyền, cơ sở vật chất và trang thiết bị. Liên quan đến sản xuất, các nhà sản xuất dầu khí do có đòn bẩy tài chính cao nên đã cố gắng duy trì hoặc thậm chí gia tăng sản lượng dầu khí sản xuất bất chấp giá dầu có xu hướng giảm. Điều này được thực hiện để duy trì tính thanh khoản, đáp ứng các khoản thanh toán lãi vay và vượt qua các điều kiện tín dụng ngày càng siết chặt hơn.
Kể từ năm 2015 đến năm 2019, sự bùng nổ dầu khí đá phiến của Hoa Kỳ đã trải qua sự tăng trưởng chưa từng có, điều này đã gây áp lực giảm phát lên giá cả dầu và khí đốt, đồng thời thách thức các khoản đầu tư dài hạn vào các nguồn tài nguyên truyền thống song sự gia tăng sản xuất này được tài trợ thông qua thị trường nợ và vốn cổ phần. Để đối phó với mức vay nợ ngày càng leo thang trong thời kỳ tiền đại dịch COVID-19, các nhà đầu tư dầu khí đá phiến và các bên liên quan của công ty dầu khí bắt đầu yêu cầu thay đổi kỷ luật tài chính và lợi nhuận theo đà tăng trưởng sản xuất dầu khí. Do đó, tốc độ tăng trưởng đầu tư và sản xuất dầu khí bắt đầu có xu hướng chậm lại.
Trong khi đó, sự tập trung cao độ vào khả năng phục hồi trước giá cả thấp thông qua cắt giảm chi phí, nâng cao hiệu quả hoạt động và vốn đầu tư tài chính đã thúc đẩy các công ty dầu khí nắm bắt các công nghệ tiên tiến, đặc biệt là một loạt các giải pháp số và tham gia tiến trình mua bán và sáp nhập. Đồng thời, tăng cường ứng dụng các kỹ thuật khoan tiên tiến, độc đáo trên nhiều loại tài sản khác nhau, bao gồm các dự án dầu khí ngoài khơi nước sâu và thông thường, điều này cho phép các công ty dầu khí đẩy nhanh quá trình sản xuất một cách hiệu quả hơn và trong chu kỳ phát triển ngắn hơn. Tất cả những tiến bộ về mặt cơ cấu trong lĩnh vực thượng nguồn, cùng với việc tập trung vào các dự án với chu kỳ ngắn và các mỏ giếng tiềm năng, đã đem lại những kết quả hết sức đáng chú ý. Mặc dù chi tiêu đầu tư giảm đáng kể trong chu kỳ giá cả kéo dài từ năm 2015 đến năm 2021 song sản lượng dầu khí lại không hề suy giảm. Điều đáng chú ý là sản lượng khí đốt tự nhiên đã gia tăng từ 3,4 nghìn tỷ mét khối khí (2014) lên trên 4 nghìn tỷ mét khối khí (2021) mặc dù chi tiêu vốn đầu tư tài chính đã giảm hơn 50% song chính điều này đã đem lại tác động mang tính cấu trúc đối với thị trường dầu khí bằng cách tăng cường độ co giãn về giá cả của nguồn cung dầu và khí đốt tự nhiên thông qua những cải thiện hiệu quả một cách đáng kể.
Trong cùng thời gian đó, đặc biệt là sau khi Thỏa thuận Paris được thông qua vào năm 2015, tất cả những quan ngại xung quanh vấn đề ứng phó với biến đổi khí hậu ngày càng gia tăng, điều này cũng dẫn đến những bất ổn ngày càng gia tăng về nhu cầu dầu khí trong tương lai. Sự xuất hiện của rủi ro chuyển đổi năng lượng như một mối quan ngại lâu dài và đáng kể bắt đầu hình thành những ưa thích rủi ro của các nhà đầu tư khi tham gia vào các nỗ lực khai thác dầu khí. Hiện các nhà đầu tư bắt đầu yêu cầu lãi suất ngưỡng (hurdle rate) cao hơn đáng kể như một điều kiện tiên quyết để tham gia vào các dự án dầu khí dài hạn. Hơn thế nữa, các nhà đầu tư cũng đã gây áp lực lên các tập đoàn dầu khí để cắt giảm lượng khí thải carbon của họ trong khi các tiêu chuẩn pháp lý đối với các khoản đầu tư mới vào cơ sở hạ tầng thượng nguồn trở nên ngày càng khắt khe hơn. Nhằm ứng phó với những thách thức này, các công ty dầu khí đã buộc tái cơ cấu lại chiến lược phân bổ vốn đầu tư tài chính, chuyển trọng tâm sang hoạt động loại bỏ carbon và khám phá các giải pháp thay thế carbon thấp. Bên cạnh đó, sự chuyển dịch thay đổi này còn được thúc đẩy hơn nữa bởi các biện pháp tiêu chuẩn ESG tác động đến các quyết sách đầu tư vốn tài chính, tài trợ cho các dự án năng lượng và chiến lược của công ty dầu khí. Ví dụ như các nhà đầu tư lớn ở châu Âu đang tích cực đầu tư vào các công nghệ năng lượng tái tạo và năng lượng sạch tiên tiến, trong khi đó, các nhà đầu tư lớn khác lại đang gia tăng sự nhấn mạnh về tiêu chuẩn ESG của họ.
Sau cú sốc về nhu cầu do đại dịch COVID-19 gây ra hậu quả nhiều mặt trên thị trường dầu mỏ, bao gồm sự sụp đổ về giá cả và làn sóng hợp nhất, các công ty dầu khí hiện đã cắt giảm chi tiêu vốn đầu tư tài chính thêm 28% (2020) để khôi phục tình hình tài chính, tuy vậy, những diễn tiến này đã củng cố chiến lược kỷ luật tài chính và làm giảm thiểu đáng kể khả năng ứng phó với biến động giá dầu của các nhà sản xuất dầu đá phiến, điều này dẫn đến biến động thị trường được khuếch đại và giá cả dầu khí neo ở mức cao hơn trong Quý 4/2021 và hơn thế nữa.
Năm 2022, chu kỳ của lĩnh vực công nghiệp dầu khí bước vào quỹ đạo đi lên sau đợt phục hồi hậu đại dịch COVID-19 toàn cầu (2021), với mức chi tiêu vốn đầu tư tài chính tăng 22%, đạt gần 520 tỷ USD. Sự tăng trưởng chi tiêu này được thúc đẩy bởi giá dầu và khí đốt đứng ở cao hơn và biến động hơn, điều này dẫn đến lợi nhuận tăng lên theo dành cho các công ty dầu khí. Mặc dù một phần của sự gia tăng này là bởi do chi phí bị thổi phồng song cũng có sự gia tăng đáng chú ý trong hoạt động đầu tư dầu khí trên toàn cầu, chủ yếu diễn ra ở các khu vực Bắc Mỹ và Trung Đông. Sự tăng trưởng đầu tư tiếp tục diễn ra trong năm 2023 với đầu tư thượng nguồn tăng 11,8%, cán mốc 580 tỷ USD, cao hơn so với mức 540 tỷ USD tiền đại dịch COVID-19 (2019).
Tất cả những khoản lợi nhuận trên đã cho phép các công ty dầu khí tài trợ cho các khoản đầu tư trực tiếp từ dòng tiền hoạt động của họ. Sự thay đổi này đã làm chuyển đổi mang tính nguyên tắc về việc hạn chế vốn đầu tư, rời xa khỏi vấn đề về nguồn vốn đầu tư tài chính vốn là mối quan ngại trong những năm gần đây bởi do dòng tiền yếu, sự phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn đầu tư bên ngoài và sự quan tâm từ các nhà đầu tư ngày càng giảm. Theo báo cáo của S&P Global, các công ty dầu khí tiếp tục sở hữu lượng dự trữ tiền mặt đáng kể ngay cả sau khi ưu tiên đến lợi ích của các cổ đông khi tiến hành mua lại các cổ phiếu và quản lý thanh toán các khoản nợ vay.
Hiện nhiều công ty dầu khícũng còn đang phải đối mặt với áp lực từ các nhà đầu tư trong việc phân bổ dòng tiền của họ dành cho các sáng kiến loại bỏ carbon và đa dạng hóa hoạt động, chẳng hạn như ứng dụng công nghệ CCUS, sản xuất hydrogen và các dự án năng lượng tái tạo, trong khi vẫn phải duy trì mức chi trả cổ tức cao. Nhận thức được tính chất chu kỳ của lĩnh vực dầu khí, kéo theo lợi nhuận không thể định đoán trước trong tương lai bất chấp lợi nhuận của ngày hôm nay, một số công ty dầu khí tỏ ra thận trọng tránh đưa ra những cam kết cao quá mức hoặc các dự án lạc quan có tính kinh tế dựa trên môi trường kinh doanh hiện tại.
Theo dữ liệu từ S&P Global, mặc dù giá cả leo thang song các dự án dầu khí quy mô vừa và nhỏ vẫn được chú trọng nhiều hơn so với việc khởi động các dự án mỏ xanh quy mô lớn mới trong vòng 5 năm tới đây.
Việc tập trung vào các dự án dầu khí có chu kỳ ngắn bắt đầu thay đổi theo chiều hướng đầu tư vào dự án mỏ xanh dài hạn hơn. Sau khi giá dầu sụt giảm năm 2014 đến năm 2022, việc đầu tư vốn tài chính vào lĩnh vực dầu khí ngày càng dựa vào chu kỳ ngắn và sản xuất mỏ nâu, bắt đầu sau đợt sụt giảm giá dầu (2014) và tiếp tục cho đến năm 2022.
So với mức đỉnh đầu tư (2014), cho đến năm 2022 các công ty dầu khí đã tập trung hơn vào các dự án quy mô vừa và nhỏ so với các dự án mới quy mô lớn đối với các dự án mỏ xanh. Sự ưa thích đầu tư này được quy cho yêu cầu về vốn đầu tư tài chính nhỏ hơn, thời gian hoàn vốn ngắn hơn và giảm thiểu rủi ro dài hạn.
Năm 2014, đã có gần 50% chi tiêu vốn đầu tư tài chính được phân bổ cho phát triển dự án mỏ xanh, trong đó bao gồm 20% được dành cho các hoạt động thăm dò. Năm 2022, mặc dù các công ty E&P dầu khí ghi nhận lợi nhuận đạt mức cao kỷ lục song việc phân bổ vốn đầu tư đã có những thay đổi đáng kể: 50% hướng tới các dự án mỏ nâu, trong khi đầu tư vào các dự án mỏ xanh và thăm dò dầu khí giảm lần lượt xuống chỉ còn 40% và 10%. Năm 2023, với sự đảm bảo chắc chắn hơn về nhu cầu tăng trưởng mạnh mẽ đối với khí đốt tự nhiên, mức đầu tư vốn tài chính hàng năm vào lĩnh vực khí đốt tự nhiên đã tăng lên mức 16%, điều này dẫn đến sự tập trung đáng chú ý vào các dự án cung nguồn khí đốt tự nhiên mới, chiếm 48% tổng số vốn đầu tư thượng nguồn, tiến gần mức cao nhất là 50% (2014).
Nhìn chung, các hành động đầu tư vào lĩnh vực dầu khí kể từ năm 2014 đến nay cho thấy, mặc dù tính chất chu kỳ của lĩnh vực vẫn tồn tại song đặc điểm của các chu kỳ này đã trải qua những chuyển dịch cơ cấu một cách thường trực. Do vậy, việc hiểu biết và tính toán những thay đổi này là rất quan trọng để dự báo các khoản đầu tư trong tương lai vào lĩnh vực dầu khí. Điều này đặc biệt quan trọng trong thời đại được chỉ dấu bằng yêu cầu chi tiêu đầu tư ngày càng gia tăng nhằm đáp ứng nhu cầu năng lượng toàn cầu ngày càng tăng cao, giúp đảm bảo an ninh năng lượng và chuyển đổi sang các hoạt động thực tiễn bền vững hơn.
Triển vọng dài hạn
Theo ấn bản thứ 8 của Báo cáo triển vọng khí đốt toàn cầu đến năm 2050 của GECF mới công bố gần đây, sản lượng khí đốt toàn cầu được dự đoán sẽ đạt 5,3 tcm (2050) nhằm đáp ứng nhu cầu cần thiết. Để đạt được mức tăng trưởng đáng kể về nguồn cung khí đốt tự nhiên này dự báo sẽ cần có sự đầu tư bền vững trên tất cả các phân khúc của chuỗi cung ứng khí đốt tự nhiên. Lĩnh vực khí đốt tự nhiên dự báo cũng sẽ cần khoản đầu tư cần thiết trị giá 9 nghìn tỷ USD thực dọc theo chuỗi cung ứng. Tổng vốn đầu tư thượng nguồn toàn cầu cũng được dự báo sẽ lên tới 8,2 nghìn tỷ USD thực. Phần lớn mức đầu tư vào lĩnh vực khí đốt tự nhiên dự báo cũng sẽ được phân bổ cho các tài sản truyền thống, chiếm tới 5,3 nghìn tỷ USD thực trong khi các khoản đầu tư phi truyền thống cũng dự báo sẽ chiếm 2,8 nghìn tỷ USD thực, chiếm 34% tổng mức đầu tư khí đốt thượng nguồn toàn cầu.
Điều quan trọng cần nhấn mạnh là động lực cho khoản đầu tư cần thiết này không chỉ được thúc đẩy bởi các yếu tố phía cầu mà còn cần có một dòng đầu tư nhất quán trong tương lai để phòng chống lại sự cạn kiệt tự nhiên của các mỏ giếng hiện có. Điều này đặc biệt phù hợp bởi vì trong trung hạn, các mỏ giếng hiện tại tiếp tục là nguồn cung chính để đáp ứng nhu cầu dầu khí hiện tại do việc bắt đầu sản xuất từ các khoản đầu tư hiện tại.
Đối với tầm nhìn dài hạn, như đã được chỉ ra tại các dự báo nêu trong Báo cáo triển vọng khí đốt toàn cầu đến năm 2050 của GECF, điều quan trọng cần nhấn mạnh thêm là nguồn cung khí đốt tự nhiên được dự báo sẽ bắt nguồn từ các mỏ giếng có chi phí cao hơn trong suốt giai đoạn dự báo như đã được trình bày một cách trực quan trong biểu đồ minh họa về chi tiêu vốn đầu tư tài chính dự báo cho mỗi MMBtu khí đốt tự nhiên ở các loại dự án khác nhau được phản ánh đường cong cung khí đốt tự nhiên về dài hạn cho các loại tài nguyên khác nhau trong cả hai năm 2030 và năm 2050.
Theo đó, đường cong chi phí nguồn cung khí đốt tự nhiên dự báo được dự kiến sẽ dịch chuyển lên trên trong thời gian dài hơn, đặc biệt là ở phần cuối của đường cong chi phí này, điều này nhấn mạnh đến sự cần thiết phải tăng cường sản xuất khí đốt tự nhiên từ các dự án mỏ xanh truyền thống có chu kỳ dài mới cũng như từ các nguồn tài nguyên truyền thống và độc đáo đã được phát hiện hoặc chưa được phát hiện cho dù chi phí sản xuất tương đối cao hơn. Hệ quả là có thể sẽ có sự gia tăng chi phí sản xuất khí đốt tự nhiên toàn cầu trong tương lai. Hơn thế nữa, sản lượng sản xuất giảm từ các mỏ giếng đang hoạt động hiện tại đòi hỏi phải mở rộng đáng kể sang các nguồn tài nguyên đắt đỏ hơn nhằm đạt được đà tăng trưởng sản lượng cũng như bù đắp cho sự sụt giảm sản lượng khí đốt tự nhiên từ các mỏ giếng hiện có.
Mặc dù việc sản xuất khí đốt tự nhiên hiện nay chủ yếu phụ thuộc nhiều vào các lĩnh vực hoạt động hiện có (mỏ nâu) song tỷ trọng của chúng trong việc đáp ứng nhu cầu khí đốt tự nhiên tổng thể dự báo cũng sẽ giảm xuống mức 57% (2030) và khoảng 20% (2050). Điều này nhấn mạnh sự thay đổi dự báo theo hướng phụ thuộc nhiều hơn về các dự án mới và nguồn tài nguyên chưa được tìm thấy (yet to find-YTF). Do đó, việc đầu tư vào những tài sản mới và các hoạt động thăm dò không chỉ trở nên quan trọng mà còn có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc đảm bảo thị trường khí đốt tự nhiên ổn định và được cung cấp đầy đủ hơn. Điều này cho thấy cần phải đầu tư nhiều hơn nữa không chỉ để bù đắp sự suy giảm tự nhiên ở các mỏ giếng hiện có mà còn để khai thác các tài sản đắt đỏ hơn đã được phát hiện cũng như chưa được phát hiện.
Dưới góc độ khu vực, các khoản đầu tư dự báo vào lĩnh vực khí đốt tự nhiên ở thượng nguồn dự kiến cũng sẽ có những thay đổi đáng kể. Hiện các khu vực Châu Á-Thái Bình Dương và Bắc Mỹ được dự báo sẽ dẫn đầu về đầu tư thượng nguồn, tiếp theo là khu vực Á-Âu, châu Phi, các khu vực Trung Đông, Mỹ Latinh và châu Âu. Nhìn chung, khu vực Á-Âu, Châu Á-Thái Bình Dương và châu Phi dự báo sẽ chiếm 70% tổng số vốn đầu tư tài chính vào các dự án khí đốt tự nhiên thượng nguồn. Tuy nhiên, khu vực Bắc Mỹ và Châu Á-Thái Bình Dương hiện đang sẵn sàng thống trị các khoản đầu tư phi truyền thống, đòi hỏi mức 77% tổng số vốn đầu tư toàn cầu vào tài sản khí đốt tự nhiên phi truyền thống.
Điều quan trọng cần nhấn mạnh là, mặc dù chi phí cận biên của sản xuất khí đốt tự nhiên có xu hướng tăng ở tất cả các khu vực song vẫn tồn tại sự khác biệt đáng kể giữa các khu vực trên toàn cầu. Tất cả những khác biệt này đều chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố như loại hydrocarbon, vị trí và tính chất của các dự án cung khí đốt tự nhiên ở từng khu vực cụ thể. Kết quả là, chi tiêu vốn đầu tư tài chính cần thiết cho mỗi đơn vị sản xuất cận biên khác nhau giữa các khu vực này. Sự khác biệt này có thể ảnh hưởng đến việc phân bổ nguồn vốn đầu tư tài chính, do đó điều này cũng sẽ ảnh hưởng đến giá cả khí đốt tự nhiên.
Kết luận
Tóm lại, lĩnh vực dầu khí hiện đang ở một điểm uốn công với chu kỳ suy thoái kéo dài có dấu hiệu quay đầu quyết định hướng tới một chu kỳ đi lên. Sự thay đổi này được thúc đẩy bởi sự kết hợp giữa nhu cầu năng lượng toàn cầu tăng cao và lợi nhuận trong lĩnh vực dầu khí ngày càng tăng, góp phần thúc đẩy sự gia tăng đáng kể trong đầu tư vào lĩnh vực dầu khí ở hầu hết các khu vực trên thế giới trong cả năm 2022 và năm 2023.
Hướng tới năm 2050, lĩnh vực khí đốt tự nhiên hiện đang phải đối mặt với thách thức kép khi phải đáp ứng yêu cầu tăng vốn đầu tư lên 8,2 nghìn tỷ USD cho các hoạt động thượng nguồn trên toàn cầu nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng gia tăng cũng như bù đắp sự cạn kiệt tự nhiên của các mỏ giếng hiện có, đồng thời, những khoản vốn đầu tư tài chính này phải diễn ra trong môi trường có nhiều rủi ro và không chắc chắn, trong đó bao gồm các chính sách và quy định về môi trường đang phát triển cũng như các dự báo khác nhau về nhu cầu khí đốt tự nhiên về dài hạn. Tất cả những yếu tố này sẽ làm gia tăng chi phí vốn đầu tư cho lĩnh vực dầu khí. Trong bối cảnh này, mặc dù có thể tránh được tình trạng đầu tư dưới mức dự báo song vẫn còn đó những trở ngại đáng kể để đạt được mức đầu tư thỏa đáng. Việc đầu tư không đầy đủ vào lĩnh vực thượng nguồn, nếu nhu cầu không giảm tương ứng, thì sẽ dẫn đến gia tăng biến động thị trường và giá cả tăng cao hơn, điều này sẽ đe dọa an ninh năng lượng.
Hiện chính phủ và các cơ quan quản lý nhiều nước cần phải thực hiện khung chính sách hỗ trợ nhằm khuyến khích đầu tư tích cực vào các dự án khí đốt tự nhiên. Bằng cách tạo ra một môi trường thuận lợi cho đầu tư vốn mạnh mẽ, các nhà hoạch định chính sách có thể bảo vệ lợi ích của cả nhà sản xuất khí đốt tự nhiên và người tiêu dùng. Đối với các nhà sản xuất khí đốt tự nhiên, các biện pháp như ưu đãi tài chính, quy trình cấp phép hợp lý và tài trợ cho đổi mới công nghệ sáng tạo có thể làm giảm thiểu rủi ro và chi phí trả trước, từ đó khuyến khích các hoạt động thăm dò, sản xuất và phát triển cơ sở hạ tầng cần thiết để gia tăng nguồn cung khí đốt tự nhiên.
Hiện một cách tiếp cận cân bằng và bền vững để phân bổ nguồn vốn đầu tư giữa các dự án có chu kỳ ngắn và dài hạn là điều hết sức cần thiết. Chiến lược đa dạng các nguồn vốn đầu tư này sẽ không chỉ cung cấp một bước đệm quan trọng phòng chống lại sự biến động không lường trước của thị trường mà còn đảm bảo nguồn cung khí đốt tự nhiên được ổn định và đáng tin cậy nhằm đáp ứng nhu cầu năng lượng ngày càng gia tăng trên toàn cầu./.