Bộ Công Thương - Cục điều tiết điện lực

Thứ bảy, 05/10/2024 | 23:29 GMT +7

  • facebook | 024.221.47474

Phát triển năng lượng

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Nhiều khó khăn trong chuyển đổi số ngành điện

29/07/2024
Trao đổi với Tạp chí Đầu tư Tài chính, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho biết ngành điện đã gặp nhiều khó khăn trong quá trình chuyển đổi số.
- Ông có thể cho biết, trong quá trình chuyển đổi số, ngành điện đã có những bước tiến như thế nào?
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Ngành điện là đơn vị tiên phong triển khai thực hiện chương trình chuyển đổi số, quá trình này đang diễn ra mạnh mẽ và tạo được những hiệu quả cao, có tác động tích cực, sức lan tỏa rất lớn.
Thứ nhất là đã từng bước hiện đại hóa ngành điện. Ngành điện đã tập trung chuyển đổi số trong 5 lĩnh vực: quản trị nội bộ, đầu tư xây dựng; sản xuất; kinh doanh & dịch vụ khách hàng; nâng cao năng lực hạ tầng viễn thông và công nghệ thông tin. Đến nay, kết quả thực hiện các nhiệm vụ chuyển đổi số ở 5 lĩnh vực trên đã cơ bản hoàn thành ở mức cao.
Trong hơn 10 năm triển khai Quyết định số 1670/QĐ-TTg ngày 8/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển lưới điện thông minh tại Việt Nam, Bộ Công Thương đã chỉ đạo ngành điện tăng cường nguồn lực để phát triển lưới điện thông minh tại Việt Nam, đồng thời xây dựng lộ trình ứng dụng khoa học công nghệ trong các hoạt động của EVN và các tổng công ty, gắn với tận dụng thành tựu nghiên cứu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và đã đạt được những thành tích.
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên
Thứ hai là tăng cường quản lý chương trình tiết kiệm điện và năng lượng khác. Bên cạnh đó, tất cả các thủ tục hành chính cấp trung ương liên quan đến lĩnh vực điện do Bộ Công Thương quản lý đều đã được áp dụng phương thức điện tử, triển khai dịch vụ công trực tuyến toàn trình. Hiện nay, các doanh nghiệp đã nộp hồ sơ điện tử 100% đối với các thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực điện.
- Nhưng quá trình ấy chắc hẳn là sẽ có nhiều khó khăn?
Trong thời gian qua, việc triển khai chương trình chuyển đổi số ngành điện đã đạt được một số kết quả tích cực. Tuy nhiên vẫn còn tồn tại một số khó khăn, thách thức trong quá trình hiện đại hóa ngành điện.
Việc triển khai đầu tư phát triển lưới điện thông minh là vấn đề then chốt của quá trình hiện đại hóa ngành điện. Cùng với sự phát triển rất nhanh của khoa học công nghệ, nhu cầu đầu tư để hiện đại hóa lưới điện, đầu tư các hệ thống, trang thiết bị hiện đại, phát triển lưới điện thông minh là rất lớn. Tuy nhiên EVN và các đơn vị điện lực còn gặp nhiều khó khăn trong cân bằng tài chính và phương án huy động nguồn lực để đầu tư.
Các đơn vị liên quan còn chưa nhận thức đầy đủ lợi ích của các chương trình phát triển lưới điện thông minh, việc nghiên cứu, triển khai các chương trình truyền thông, phổ biến biến kiến thức về lưới điện thông minh còn hạn chế.
Các công nghệ lưới điện thông minh là các công nghệ mới, hiện đại do đó việc triển khai đầu tư cần có yêu cầu về kỹ thuật và công nghệ nhất định và trong quản lý vận hành cần chứng minh hiệu quả, sự an toàn. Tuy nhiên, việc xây dựng và ban hành những tiêu chuẩn, quy chuẩn và hành lang pháp lý để triển khai, đảm bảo sự đồng bộ của chương trình này cần nhiều thời gian thực hiện để hoàn thiện.
Với tính chất đặc biệt là ngành điện có tính hệ thống cao mang tính truyền thống, từng công đoạn được điều hành hoạt động với quy trình nghiệp vụ chuyên sâu rất chặt chẽ. Vì vậy, việc lựa chọn giải pháp tối ưu để đổi mới cho một quy trình truyền thống theo hướng số hóa, đổi mới giao diện, hợp tác giữa các khâu, các bộ phận, từng công đoạn cũng là một trở ngại không nhỏ trong quá trình chuyển đổi số.
Thay đổi nhận thức của người lao động: thay đổi hành vi, thói quen, tâm lý phải làm thêm việc là thách thức lớn nhất đối với các doanh nghiệp có lực lượng làm việc trực tiếp tại hiện trường. Trong khi đó, ngành điện có nhiều cấp quản lý, nhiều trình độ kỹ thuật khác nhau tương ứng với các vị trí việc làm khác nhau (nhất là công tác kiểm tra, vận hành bảo dưỡng), lực lượng kỹ thuật nhiều tầng lớp, nhiều cấp độ. Vì vậy, một trong các thách thức của chuyển đổi số là yêu cầu đào tạo, làm quen và nhận thức, kỹ năng về chuyển đổi số.
Khó khăn khác là về cân đối nguồn lực. Nhu cầu về nguồn lực khi thực hiện chuyển đổi số toàn diện các lĩnh vực hoạt động của ngành điện là rất lớn. Việc huy động nguồn lực của EVN để thực hiện các dự án đầu tư đang rất khó khăn, trong khi phải tập trung nguồn lực để đảm bảo khối lượng lớn cho đầu tư xây dựng, vận hành an toàn của toàn bộ hệ thống điện quốc gia. Vì vậy để tháo gỡ khó khăn này, Bộ Công Thương đã có chỉ đạo EVN cần phải xây dựng lộ trình, sắp xếp thứ tự ưu tiên bố trí nguồn lực phù hợp từng giai đoạn cho các lĩnh vực, các nội dung cấp độ chuyển đổi số và tổ chức thí điểm và đánh giá hiệu quả từng bước trước khi nhân rộng.
Khó khăn nữa là đồng bộ chính sách, quy định. Chuyển đổi số trong doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhà nước đôi khi phải chờ sự điều chỉnh đồng bộ giữa các chính sách, quy định và hành lang pháp lý để hỗ trợ doanh nghiệp đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số. Thời gian qua, EVN triển khai một số sáng kiến chuyển đổi số theo hướng thí điểm sau khi có ý kiến của các bộ/ngành.
Về vấn đề đảm bảo an toàn, an ninh mạng, khi chuyển đổi số được triển khai rộng khắp, hệ thống công nghệ thông tin và cơ sở dữ liệu ngày càng lớn, lượng người truy cập, người sử dụng càng nhiều, thì nguy cơ mất an toàn thông tin rất lớn, thậm chí sẽ ảnh hưởng đến cả an ninh năng lượng. Trong khi đó, cán bộ làm trong lĩnh vực này rất mỏng và thu nhập chưa đủ hấp dẫn thu hút lực lượng cán bộ có trình độ cao.
- Thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ có những giải pháp như thế nào để tiếp tục đẩy mạnh quá trình chuyển đổi số?
Thứ nhất là đẩy mạnh tuyên truyền phổ biến, quán triệt kế hoạch chuyển đổi số trong lĩnh vực năng lượng của ngành Công Thương. Thứ hai là tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý về chuyển đổi số và hiện đại hóa hệ thống điện; hoàn thiện cơ chế, chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế số ngành điện. Thứ ba là xây dựng, phát triển nền tảng, ứng dụng và dịch vụ số, đảm bảo an toàn, an ninh mạng; phát triển kinh tế số và xã hội số trong ngành điện theo định hướng thiết lập môi trường phù hợp cho đổi mới sáng tạo, tăng cường sự chỉ đạo chiến lược và khai thác linh hoạt nguồn lực tài chính cho hoạt động hỗ trợ chuyển đổi số.
Thứ tư là tăng cường công tác đào tạo, đào tạo lại cho cán bộ chuyên trách, người lao động thuộc ngành điện trong công tác chuyển đổi số; tổ chức triển khai đào tạo chuyên ngành về sản xuất thông minh, chuyển đổi số ngành điện tại các cơ sở đào tạo đại học, sau đại học thuộc Bộ Công Thương quản lý. Thứ năm là tiếp tục xây dựng, hoàn thiện lộ trình, sắp xếp thứ tự ưu tiên bố trí nguồn lực phù hợp từng giai đoạn cho các lĩnh vực, các nội dung cấp độ chuyển đổi số và tổ chức thí điểm để đánh giá hiệu quả từng bước trước khi nhân rộng.
Cuối cùng là cụ thể hóa các nội dung giai đoạn 3 của Chương trình phát triển lưới điện thông minh tại Việt Nam đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1670/QĐ-TTg cũng như cập nhật sự phát triển của khoa học công nghệ trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4; đồng thời triển khai xây dựng, hoàn thiện Đề án phát triển lưới điện thông minh tại Việt Nam giai đoạn 2023-2030, tầm nhìn đến 2045.
Theo Tạp chí Đầu tư tài chính 

Cùng chuyên mục

Ký kết nhiều nội dung hợp tác quan trọng giữa Tập đoàn Điện lực Việt Nam với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam

05/10/2024

Ngày 4/10, tại Hà Nội, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) cùng các đơn vị thành viên tổ chức chương trình làm việc và ký kết Hợp đồng mua bán điện Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 và 4, ký Biên bản ghi nhớ về việc cấp khí LNG từ kho cảng LNG Vũng Áng 1 cho Nhà máy Nhiệt điện LNG Quảng Trạch II.

  • 0
  • 0

giá điện sinh hoạt

Mức sử dụng trong tháng Giá (đồng/kWh)
Bậc 1: Cho kWh từ 0 - 50 1.806
Bậc 2: Cho kWh từ 51 - 100 1.866
Bậc 3: Cho kWh từ 101 - 200 2.167
Bậc 4: Cho kWh từ 201 - 300 2.729
Bậc 5 Cho kWh từ 301 - 400 3.050
Bậc 6: Cho kWh từ 401 trở lên 3.151