Bộ Công Thương - Cục điều tiết điện lực

Thứ bảy, 14/09/2024 | 23:16 GMT +7

  • facebook | 024.221.47474

Hợp Tác Quốc Tế

Vài nét về lĩnh vực năng lượng Liên bang Nga

12/08/2024
Nga là một trong những cường quốc hàng đầu về năng lượng trên thế giới. Chính phủ Nga đặc biệt quan tâm đến chiến lược và chính sách phát triển năng lượng.
Nga là một trong những cường quốc hàng đầu về năng lượng trên thế giới. Chính phủ Nga đặc biệt quan tâm đến chiến lược và chính sách phát triển năng lượng.
Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia thường xuyên được Chính phủ rà soát và cập nhật. Nội dung chính của chiến lược này là tăng cường hiệu quả sử dụng năng lượng, giảm thiểu tác động môi trường, hướng tới sự phát triển bền vững, phát triển năng lượng đi đôi với công nghệ khoa học kỹ thuật, nâng cao khả năng cạnh tranh cho nền năng lượng, từ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân, cũng như củng cố vị thế quốc gia trên thị trường năng lượng quốc tế.
Mục tiêu của ngành năng lượng Nga nhất quán từ trước đến nay. Trải qua một số lần bổ sung sửa đổi, các mục tiêu trong Chiến lược Phát triển Năng lượng của Nga vẫn nhằm duy trì an ninh năng lượng quốc gia, gia tăng nguồn thu ngân sách thông quan hoạt động xuất khẩu, cũng như đảm bảo tuân thủ các tiêu chí về môi trường. Vấn đề giảm chi phí trong hoạt động khai thác, cung ứng năng lượng cũng là nội dung được nước này quan tâm chú trọng.
Nga có tiềm năng lớn về các nguồn năng lượng tự nhiên, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước và phục vụ xuất khẩu. Ước tính xuất khẩu dầu và khí đốt chiếm tỷ trọng xấp xỉ 60%  tổng xuất khẩu hàng hóa nói chung của Nga, đóng góp khoảng 30% tổng GDP của cả nước.
Công suất khai thác dầu khí của Nga rất lớn, bình quân đạt hơn 10 triệu thùng dầu mỗi ngày, tương đương xấp xỉ 3,6 tỷ thùng mỗi năm, năm cao có thể đạt sản lượng 4,5 tỷ thùng.
Về trữ lượng các nguồn năng lượng, ước tính Nga có trữ lượng khí đốt tương đương 54% trữ lượng toàn cầu, than 46%, uranium 14% và dầu mỏ xấp xỉ 13%. Sản xuất và xuất khẩu dầu mỏ của Nga tăng trưởng nhanh kể từ năm 2000. 
Từ năm 2016, Nga trở thành quốc gia sản xuất và cung ứng dầu thô với sản lượng cao hàng đầu thế giới.  Mặc dù không phải là thành viên của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ OPEC, Nga duy trì mối liên hệ chặt chẽ với Tổ chức này, cũng như với một số nước sản xuất và xuất khẩu dầu mỏ tại khu vực Trung Đông.
Xuất khẩu dầu mỏ và khí đốt có đóng góp quan trọng cho nền kinh tế Nga. Các thỏa thuận về năng lượng đem lại cho quốc gia này nhiều lợi ích, góp phần thúc đẩy quan hệ hợp tác với các quốc gia đối tác. Trong đó, Trung Quốc là đối tác nhập khẩu tới 20% sản lượng dầu mỏ xuất khẩu của Nga. Trước năm 2022, Nga cung cấp lượng khí đốt lớn cho châu Âu, tương đương xấp xỉ 1/4 sản lượng tiêu thụ của khu vực này.    
Để có được cơ sở hạ tầng năng lượng như ngày nay, ngành năng lượng Nga đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển, trong đó có thời kỳ Liên minh Xô-Viết với những khoản đầu tư lớn vào các dự án hạ tầng và công cuộc điện khí hóa trên những vùng lãnh thổ rộng lớn, trong đó có hệ thống các đường ống dẫn dầu và khí đốt xuyên lục địa. Cơ sở hạ tầng năng lượng tiếp tục được củng cố mạnh mẽ kể từ những năm 2000 cho đến nay, cùng với quá trình xây dựng, bổ sung, ban hành và triển khai Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia.
Nga cũng là quốc gia xuất khẩu than lớn thứ ba toàn cầu. Năm 2023, ước tính trữ lượng than của Nga tương đương khoảng 15% tổng trữ lượng than toàn thế giới. Sản lượng than nước này chiếm tỷ trọng khoảng 7% tổng sản lượng khai thác và 18% tổng lượng than xuất khẩu toàn cầu.
Lĩnh vực điện lực Nga phát triển rất mạnh với hệ thống điện quy mô lớn, thị trường điện bán lẻ tự do, trong khi hoạt động truyền tải và phân phối được duy trì dưới sự quản lý của nhà nước.
Năm 2023, tổng công suất toàn hệ thống điện nước này đạt 247,6 GW, tăng xấp xỉ 01 GW so với năm 2022, trong đó nhiệt điện chiếm tỷ trọng 66,05%, điện khí 20,24%, điện hạt nhân 11,93%, điện gió 0,93%, điện mặt trời 0,85% v.v…
Cơ quan Quản lý giá năng lượng Liên bang là đơn vị có chức năng điều tiết, quản lý giá khí đốt và giá điện bán buôn.          
Về cơ bản, sản xuất năng lượng nói chung và điện năng nói riêng của Nga không chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước, đảm bảo an ninh năng lượng, mà còn đóng góp nhiều cho ngân sách nhà nước thông qua hoạt động xuất khẩu, góp phần quan trọng vào sự tăng trưởng của nền kinh tế quốc dân. 

Việt Phương
(Nguồn: https://en.wikipedia.org
https://www.bing.com
http://www.energystrategy.ru
https://www.statista.com)

Cùng chuyên mục

  • 0
  • 0

giá điện sinh hoạt

Mức sử dụng trong tháng Giá (đồng/kWh)
Bậc 1: Cho kWh từ 0 - 50 1.806
Bậc 2: Cho kWh từ 51 - 100 1.866
Bậc 3: Cho kWh từ 101 - 200 2.167
Bậc 4: Cho kWh từ 201 - 300 2.729
Bậc 5 Cho kWh từ 301 - 400 3.050
Bậc 6: Cho kWh từ 401 trở lên 3.151