Bộ Công Thương - Cục điều tiết điện lực

Thứ ba, 15/10/2024 | 00:07 GMT +7

  • facebook | 024.221.47474

Thông tin báo chí

Sửa Luật Điện lực có chống được độc quyền?

30/08/2024
ĐBQH đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo làm rõ việc sửa đổi luật có chống được độc quyền như hiện nay hay không, Nhà nước độc quyền đến đâu?
Tiếp tục chương trình Hội nghị Đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách, sáng 29/8 các đại biểu cho ý kiến vào dự án Luật Điện lực (sửa đổi).
Góp ý hoàn thiện dự thảo luật, đa số đại biểu thống nhất với sự cần thiết sửa đổi luật, nhằm thể chế hóa đầy đủ các chủ trương, chính sách mới của Đảng, Nhà nước, tạo sự đồng bộ, thống nhất trong hệ thống pháp luật và khắc phục các tồn tại, hạn chế của luật hiện hành.
Góp ý về phạm vi điều chỉnh quy hoạch điện, đại biểu Phạm Văn Hòa (đoàn Đồng Tháp) cho rằng, cần nghiên cứu quy định về thời gian định kỳ đánh giá thực hiện quy hoạch, kế hoạch, đảm bảo hài hòa; quy định rạch ròi thẩm quyền của các cơ quan quản lý nhà nước, trong đó có thẩm quyền chủ trì của Bộ Công Thương để đảm bảo công tác quy hoạch điện lực an toàn, hoàn chỉnh, đạt yêu cầu đề ra.
ĐBQH Phạm Văn Hòa.
Về tiến độ thực hiện nguồn lực tại Điều 15 của dự thảo luật, đại biểu cho rằng, cần giao Chính phủ quy định chi tiết nhằm giải thích rõ tiến độ thực hiện liên quan đến thời điểm phê duyệt dự án đầu tư, thời điểm thu xếp tài chính, thời điểm khởi công xây dựng nguồn điện và công trình điện.
Tương tự, về cơ chế xử lý các dự án nguồn điện chậm tiến độ, đại biểu đề nghị bổ sung quy định giao Chính phủ quy định chi tiết, còn Luật chỉ quy định chung, các nguyên tắc cơ chế cơ bản, cốt lõi.
Các ý kiến đồng tình với quy định của dự thảo luật về phát điện lưới ở miền núi, nông thôn, hải đảo, vùng kinh tế đặc biệt khó khăn, hộ nghèo, hộ cận nghèo, tuy nhiên cần quy định rõ hơn các chính sách hỗ trợ và hỗ trợ đồng đều ở tất cả các vùng.
Đại biểu nhấn mạnh cần thiết quy định trong luật các chính sách phát triển điện tự sản tự tiêu, điện tiêu thụ từ nguồn năng lượng tái tạo, năng lượng mới, điện ngoài khơi.
Tuy vậy, đề nghị cơ quan soạn thảo xem xét, nghiên cứu quy hoạch của các loại hình điện này như thế nào, đảm bảo nhu cầu, yêu cầu thiết yếu.
Các quy định để đảm bảo phát triển thị trường điện theo hướng cạnh tranh, minh bạch, giá điện theo cơ chế thị trường là cần thiết, nhưng đại biểu cho rằng, khi thực hiện giá điện theo cơ chế thị trường, Nhà nước cần có chính sách đảm bảo an sinh xã hội cho những đối tượng yếu thế, đối tượng chính sách…
Đại biểu cũng đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo làm rõ việc sửa đổi luật có chống được độc quyền như hiện nay hay không, Nhà nước độc quyền đến đâu, giao lại cho các ngành kinh tế khác như thế nào?
Thứ trưởng Bộ Công Thương Trương Thanh Hoài giải trình, làm rõ vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.
Thay mặt cơ quan chủ trì soạn thảo, Thứ trưởng Bộ Công Thương Trương Thanh Hoài đã giải trình vấn đề đại biểu Quốc hội nêu liên quan đến thị trường điện cạnh tranh, giá điện; bình đẳng trong tiếp cận điện của người dân ở vùng sâu, vùng xa, hải đảo; tình trạng độc quyền trong điều độ, vận hành, đầu tư các công trình điện; phạm vi an toàn công trình điện gió….
Phát biểu kết luận nội dung thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải nêu rõ, qua thảo luận, các đại biểu nhất trí với sự cần thiết phải sửa đổi Luật Điện lực. Thống nhất cần có chính sách đột phá để phát triển điện lực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, đời sống nhân dân, đảm bảo an ninh năng lượng.
Đại biểu Quốc hội cũng bày tỏ băn khoăn về chất lượng dự án luật, thời gian tiếp thu hoàn thiện hồ sơ dự thảo luật trình Quốc hội để có thể thông qua tại một kỳ họp; các đại biểu Quốc hội đề nghị nghiên cứu kỹ lưỡng và nên thông qua theo quy trình 2 kỳ họp.
Các đại biểu cũng tham gia nhiều ý kiến vào các chính sách, các điều khoản cụ thể, như đề nghị tiếp tục để thế hóa đầy đủ các chủ trương của Đảng; 
Cụ thể hơn các chính sách của Nhà nước về phát triển điện lực; tính đồng bộ, thống nhất trong hệ thống pháp luật; các lĩnh vực Nhà nước độc quyền và chống độc quyền của doanh nghiệp trong lĩnh vực phát triển điện lực;
Phát triển năng lượng tái tạo, năng lượng mới; chuyển dịch năng lượng; lưu ý các hình thức điện năng lượng mặt trời, điện gió, điện tự sản tự tiêu;
Nghiên cứu sâu hơn về thị trường điện cạnh tranh, bảo vệ quyền lợi của khách hàng sử dụng điện; hợp đồng mua bán điện; giá điện và các giá dịch vụ về điện; cơ chế xử lý các dự án điện chậm tiến độ liên quan đến điện gió, nhiệt điện…
Phó Chủ tịch Quốc hội khẳng định, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ phối hợp với Chính phủ chỉ đạo cơ quan chủ trì thẩm tra, cơ quan chủ trì soạn thảo và các cơ quan có liên quan nghiêm túc tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội thảo luận;
Sẽ góp ý hoàn chỉnh dự án luật của các tài liệu theo đúng quy định, trình Quốc hội thảo luận xem xét quyết định.
Theo Báo Người đưa tin.

Cùng chuyên mục

Phụ nữ EVN và phong trào "2 giỏi": Gần 500 giải pháp, sáng kiến làm lợi hàng nghìn tỷ đồng

13/10/2024

Giai đoạn 2019 – 2024, hưởng ứng phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”, nữ CNVCLĐ Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã không ngừng phấn đấu, rèn luyện, tích cực học tập, thi đua lao động sản xuất, xây dựng gia đình no ấm - bình đẳng - hạnh phúc, góp phần nâng cao năng lực và ngày càng khẳng định vai trò vị thế của mình trong xã hội và gia đình.

  • 0
  • 0

giá điện sinh hoạt

Mức sử dụng trong tháng Giá (đồng/kWh)
Bậc 1: Cho kWh từ 0 - 50 1.806
Bậc 2: Cho kWh từ 51 - 100 1.866
Bậc 3: Cho kWh từ 101 - 200 2.167
Bậc 4: Cho kWh từ 201 - 300 2.729
Bậc 5 Cho kWh từ 301 - 400 3.050
Bậc 6: Cho kWh từ 401 trở lên 3.151