Bộ Công Thương - Cục điều tiết điện lực

Thứ bảy, 09/11/2024 | 20:57 GMT +7

  • facebook | 024.221.47474

Phát triển năng lượng

Ngành điện lực góp phần quan trọng giúp tỉnh Thanh Hóa đón 'đại bàng về làm tổ'

24/09/2024
Hạ tầng điện là yếu tố tiên quyết và quan trọng đã góp phần giúp tỉnh Thanh Hóa thực hiện có hiệu quả việc thu hút đầu tư nguồn vốn trong và ngoài nước.
Hạ tầng điện đi trước đón hàng chục "đại bàng về làm tổ"
Theo báo cáo của UBND tỉnh Thanh Hóa, chỉ tính đến 6 tháng đầu năm 2024, GRDP của Thanh Hóa tăng trưởng 11,5%, đứng đầu khu vực Bắc Trung Bộ và đứng thứ 3 cả nước. Thu hút đầu tư trong nước (DDI) và ngoài nước (FDI) vào Thanh Hóa có sự tăng trưởng mạnh mẽ. Nếu như năm 2022, toàn tỉnh thu hút được 55 dự án DDI với tổng vốn đăng ký đầu tư khoảng 4.990 tỷ đồng và 9 dự án FDI với tổng vốn đăng ký đầu tư khoảng 80 triệu USD, thì đến năm 2023, toàn tỉnh thu hút được 71 dự án DDI với tổng vốn đăng ký đầu tư khoảng 16.356 tỷ đồng và 18 dự án FDI với tổng vốn đăng ký đầu tư khoảng 228,4 triệu USD.
Công ty Điện lực Thanh Hóa đã chủ động làm việc, tiếp cận khách hàng lớn, khách hàng công nghiệp để đánh giá chính xác nhu cầu công suất thực tế, giúp đơn vị chủ động trong công tác cấp điện trên địa bàn. Ảnh: Hùng Mạnh.
Đáng chú ý, bước sang năm 2024, tính đến thời điểm hiện tại, tỉnh Thanh Hóa đã thu hút được 73 dự án DDI, với tổng vốn đăng ký đầu tư khoảng 12.383,5 tỷ đồng và 17 dự án FDI có tổng vốn đăng ký đầu tư khoảng 368 triệu USD. Riêng lĩnh vực thu hút vốn FDI, lũy kế đến nay, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có 173 dự án FDI còn hiệu lực, với tổng vốn đăng ký đầu tư khoảng 14,96 tỷ USD, đứng thứ 8 của cả nước.
Sự sôi động trong hoạt động thu hút đầu tư, khôi phục sản xuất sau đại dịch Covid-19 khiến nhu cầu về cung ứng điện cũng tăng đáng kể. Điển hình như năm 2022, điện năng thương phẩm toàn tỉnh đạt 6,76 tỷ kWh, tăng 3,4% so với cùng kỳ thì năm 2023, sản lượng điện tiếp tục đạt tới con số hơn 7 tỷ kWh, tăng 5,1%. Năm 2024, sản lượng điện thương phẩm ước đạt tới con số 8 tỷ kWh, tăng 12,68% so với năm 2023.
Dự án nâng công suất MBA T1 TBA 110kV Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa đảm bảo khả năng cấp tải trên địa bàn khu công nghiệp Bỉm Sơn. Ảnh: Hùng Mạnh
Những con số trên đã chứng minh rõ nét cho nhu cầu tiêu thụ điện năng trên địa bàn tỉnh thực tế đang tăng trưởng liên tục và dự báo sẽ còn tăng cao trong những năm sắp tới, khi một số dự án lớn hoàn thành công tác đầu tư và đi vào vận hành.
Quyết liệt bàn giải pháp đầu tư về hạ tầng điện
Trước nhu cầu tiêu thụ điện năng tăng cao trên địa bàn, tỉnh Thanh Hóa đã tập trung chỉ đạo các cấp, ngành địa phương cần phải tăng cường phối hợp với Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tổng công ty Điện lực miền Bắc và Công ty Điện lực Thanh Hóa để cùng bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn, đảm bảo mục tiêu đáp ứng kịp thời cho các doanh nghiệp.
Ông Mai Xuân Liêm – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa - trao đổi với phóng viên. Ảnh: Hùng Mạnh.
Chia sẻ về những quyết tâm của tỉnh Thanh Hóa trong chiến lược đầu tư cho hạ tầng điện, ông Mai Xuân Liêm - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa - cho biết: Chúng tôi cũng gặp phải không ít khó khăn, thách thức gây ra sức ép cho địa phương, trong đó tập trung chủ yếu vào 2 thách thức chính đó là: Phía các nhà đầu tư đòi hỏi hạ tầng đồng bộ và có chất lượng cao, trong khi quy hoạch của chúng ta có thời điểm còn chưa kịp đáp ứng. Mặt khác, yếu tố thời gian rất gấp rút của các doanh nghiệp để sớm có sản phẩm đưa ra thị trường và cần có điện phục vụ sản xuất, trong khi việc hoàn thiện các thủ tục cấp phép, giải phóng mặt bằng và đầu tư xây dựng về điện còn gặp những vướng mắc, khó khăn nhất định.
Trước tình hình đó, về phía tỉnh, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch và các đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh phụ trách lĩnh vực đã nhiều lần trực tiếp làm việc với các sở, ngành và các đồng chí trong Hội đồng thành viên, Ban Tổng Giám đốc Tổng Công ty Điện lực miền Bắc và Lãnh đạo Công ty Điện lực Thanh Hóa để bàn phương án đáp ứng nhu cầu về điện. Tỉnh cũng chỉ đạo rất quyết liệt việc giải quyết các thủ tục liên quan đến đầu tư xây dựng như cấp phép, tháo gỡ khó khăn về định hướng hướng tuyến, giải phóng mặt bằng..., chỉ đạo các cơ quan báo, đài địa phương tích cực tuyên truyền để cho nhân dân hiểu được lợi ích khi các dự án về điện khi được đầu tư và đưa vào vận hành, qua đó giúp cho quá trình thi công cấp điện được diễn ra thuận lợi hơn. Mong muốn của địa phương cũng chính là mục tiêu của ngành điện đó là “điện phải đi trước một bước”, vừa đảm bảo tính chủ động, vừa phát huy tính hiệu quả trong công tác đầu tư. Điện thương phẩm liên tục tăng trưởng trong khi phải đối mặt không ít khó khăn, thách thức nhưng Công ty Điện lực Thanh Hóa là đơn vị trực thuộc Tổng công ty Điện lực miền Bắc hiện đang làm rất tốt vai trò, nhiệm vụ đảm bảo đáp ứng nguồn điện phục vụ cho nhu cầu sản xuất và dân sinh trên địa bàn tỉnh.
Cùng với tỉnh Thanh Hóa, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tổng công ty Điện lực miền Bắc đã rất quan tâm đến công tác đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng lưới điện, chủ động phối hợp và nhiệt tình hỗ trợ trong việc sắp xếp nguồn vốn, tập trung cao độ đẩy nhanh tiến độ các dự án cấp điện nói chung và cho hoạt động sản xuất, thu hút đầu tư trên địa bàn của tỉnh.
Với phương châm năng động, sáng tạo, phát triển vững mạnh, Công ty Điện lực Thanh Hóa đã thực hiện các chỉ đạo và định hướng phát triển của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tổng công ty Điện lực miền Bắc, từng bước hiện đại hóa lưới điện để nâng cao độ tin cậy cung cấp điện; xây dựng môi trường kinh doanh chuyên nghiệp để nâng cao chất lượng trong công tác kinh doanh và dịch vụ khách hàng; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số,... để nâng cao hiệu quả trong sản xuất, kinh doanh. Tăng cường đầu tư nâng cấp và mở rộng lưới điện để đảm bảo cấp điện, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Đối với việc đáp ứng nhu cầu cho thu hút đầu tư của địa phương, những năm vừa qua, Công ty Điện lực Thanh Hóa đã thường xuyên chủ động làm việc, tiếp cận khách hàng lớn, khách hàng công nghiệp để đánh giá chính xác nhu cầu công suất thực tế, từ đó giúp cho đơn vị sẽ chủ động trong công tác cấp điện trên địa bàn, có trách nhiệm trong việc bám sát, tăng cường phối hợp với các đơn vị nhà thầu, thi công gấp rút đẩy nhanh tiến độ dự án như: Trạm 110kV Hoằng Hóa 2 dự kiến hoàn thành đóng điện vào tháng 10/2024 đảm bảo cung cấp điện cho các cụm công nghiệp trên địa bàn Hoằng Hóa, chuẩn bị cho việc nâng công suất T1 lên 63MVA cho trạm 110kV Bỉm Sơn đảm bảo khả năng cấp tải trên địa bàn khu công nghiệp Bỉm Sơn.
Ngoài ra, các trạm 110kV Thường Xuân, Yên Định 3, Thiệu Hóa cũng đang nỗ lực gấp rút hoàn thiện các bước để có thể đóng điện đưa vào vận hành trong năm 2025, điều này sẽ giảm tải cho các trạm 110kV Yên Định, Thọ Xuân, Đông Sơn giúp nâng cao năng lực vận hành và đảm bảo cấp điện cho khu vực Thiệu Hóa, Yên Định, Thọ Xuân, Thường Xuân. Dự kiến, trong năm 2026 - 2027, ngành điện sẽ đầu tư và đưa vào vận hành TBA 110kV Tĩnh Gia 3. Điều này sẽ góp phần quan trọng nâng cao năng lực cung cấp điện phục vụ mục tiêu thu hút hiệu quả đầu tư, phát triển kinh tế của tỉnh.
Khách hàng là trung tâm của sự phát triển bền vững
Song hành với nhiệm vụ kỹ thuật, vận hành, đầu tư hạ tầng lưới điện, với phương châm "khách hàng là trung tâm của sự phát triển bền vững", thời gian qua, Công ty Điện lực Thanh Hóa cũng không ngừng đổi mới, hiện đại hóa lưới điện, số hóa hệ thống dịch vụ để đáp ứng tốt hơn nhu cầu sử dụng điện của khách hàng.
Hàng năm, Công ty Điện lực Thanh Hóa rất quan tâm đến công tác tri ân khách hàng. Đặc biệt trong đầu tháng 7/2024, Công ty đã tổ chức thăm và tặng giấy khen cho các khách hàng có thành tích xuất sắc trong công tác quản lý nhu cầu điện (DSM) năm 2024 thông qua các khách hàng này đã ký kết và thực hiện tốt về tiết kiệm điện, điều chỉnh phụ tải điện tự nguyện (DR) phi thương mại và dịch chuyển phụ tải điện... Việc làm này đã tiếp tục góp phần thể hiện trách nhiệm, tinh thần gắn kết với cộng đồng, xây dựng mối quan hệ bền chặt giữa khách hàng và ngành điện.
Ngoài ra, quá trình thi công dự án đường dây 500kV mạch 3, một dự án đặc biệt ý nghĩa và có tầm quan trọng to lớn giúp nâng cao năng lực truyền tải, góp phần đảm bảo cung ứng điện cho miền Bắc nhất là vào cao điểm nắng nóng của mùa hè, Công ty Điện lực Thanh Hóa đã làm rất tốt nhiệm vụ tham gia Đội xung kích cũng như quan tâm, tạo điều kiện tốt nhất giúp cho các đơn vị đến từ Tổng công ty Điện lực miền Trung và miền Nam hỗ trợ dự án đi qua địa bàn Thanh Hóa hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
Với những nỗ lực trong việc cung ứng điện phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, góp phần đảm bảo quốc phòng - an ninh và nâng cao đời sống nhân dân trong tỉnh, ngành điện nói chung và Tổng công ty Điện lực miền Bắc, Công ty Điện lực Thanh Hóa nói riêng đã, đang và sẽ tiếp tục có những đóng góp quan trọng trong việc thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ, mục tiêu đề ra tại Nghị quyết số 58-NQ/TW ngày 05/8/2020 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Theo Báo Công Thương  

Cùng chuyên mục

Lời giải cho bài toán điện gió ngoài khơi

09/11/2024

Việt Nam, với tiềm năng năng lượng gió ngoài khơi dồi dào, đang đứng trước cơ hội lớn để trở thành một điểm sáng về năng lượng tái tạo tại Đông Nam Á. Theo Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2021-2030 (Quy hoạch điện VIII), được phê duyệt vào tháng 5/2023, Việt Nam đặt mục tiêu đạt 6.000 MW công suất điện gió ngoài khơi vào năm 2030. Tuy nhiên, hơn một năm trôi qua, chưa có dự án nào được chính thức phê duyệt hoặc giao đầu tư. Câu hỏi đặt ra là: Làm thế nào để đưa các dự án này từ bản vẽ ra thực tế?

  • 0
  • 0

giá điện sinh hoạt

Mức sử dụng trong tháng Giá (đồng/kWh)
Bậc 1: Cho kWh từ 0 - 50 1.893
Bậc 2: Cho kWh từ 51 - 100 1.956
Bậc 3: Cho kWh từ 101 - 200 2.271
Bậc 4: Cho kWh từ 201 - 300 2.860
Bậc 5 Cho kWh từ 301 - 400 3.197
Bậc 6: Cho kWh từ 401 trở lên 3.302