Bộ Công Thương - Cục điều tiết điện lực

Thứ bảy, 09/11/2024 | 19:28 GMT +7

  • facebook | 024.221.47474

Phát triển năng lượng

Ký kết nhiều nội dung hợp tác quan trọng giữa Tập đoàn Điện lực Việt Nam với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam

05/10/2024
Ngày 4/10, tại Hà Nội, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) cùng các đơn vị thành viên tổ chức chương trình làm việc và ký kết Hợp đồng mua bán điện Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 và 4, ký Biên bản ghi nhớ về việc cấp khí LNG từ kho cảng LNG Vũng Áng 1 cho Nhà máy Nhiệt điện LNG Quảng Trạch II.

Các đại biểu dự chương trình làm việc giữa PVN và EVN chiều 4/10/2024
Dự chương trình có đại diện Cục Điều tiết Điện lực, Bộ Công Thương; đại diện các bộ, ngành.
Về phía 2 Tập đoàn có ông Đặng Hoàng An - Chủ tịch HĐTV EVN, ông Lê Mạnh Hùng – Chủ tịch HĐTV PVN, cùng các Thành viên HĐTV, Ban Tổng giám đốc; đại diện các đơn vị thành viên của EVN, PVN.
Phát biểu tại buổi lễ, Phó Tổng giám đốc PVN Phan Tử Giang cho biết, trong thời gian qua, hai Tập đoàn đã có sự hợp tác chặt chẽ trên nhiều lĩnh vực. Về cấp khí cho phát điện, năm 2023, tổng sản lượng khí PVN cung cấp cho các nhà máy điện đạt 5,07 tỷ Sm3. Trong 9 tháng đầu năm 2024, lượng khí cung cấp cho sản xuất điện đạt 3,55 tỷ Sm3, dự kiến cả năm đạt 4,17 tỷ Sm3. Trên tinh thần phối hợp, hợp tác với EVN, phía PVN đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc đảm bảo cấp khí cho phát điện, không để xảy ra gián đoạn. Đây là những kết quả rất đáng khích lệ, thể hiện sự hợp tác sâu rộng giữa 2 Tập đoàn nói chung và các đơn vị trực thuộc nói riêng.
Tổng giám đốc PV Power Lê Như Linh và Giám đốc  EVNEPTC Lê Khắc Hưng ký kết Hợp đồng mua bán điện của Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 và 4
Tại chương trình đã diễn ra Lễ ký kết Hợp đồng mua bán điện (PPA) của Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 và 4 giữa Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV Power) và Công ty Mua bán điện (EVNEPTC). Hợp đồng PPA ký kết giữa hai đơn vị không chỉ đánh dấu cột mốc và điều kiện quan trọng để Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 và 4 đi vào hoạt động thương mại, mà còn tạo tiền đề, định hướng cho việc đàm phán PPA các dự án điện sử dụng khí LNG khác trong Quy hoạch điện VIII.
Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 và 4 (tại huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai) là dự án trọng điểm quốc gia, do PV Power là chủ đầu tư, với tổng mức đầu tư 1,4 tỷ USD, công suất 1.624MW. Đây là dự án nhà máy điện sử dụng nhiên liệu khí LNG đầu tiên tại Việt Nam, công nghệ (turbine khí) hiện đại do GE (Hoa Kỳ) cung cấp với công suất và hiệu suất cao nhất hiện nay.
Dự kiến khi chính thức phát điện thương mại, dự án sẽ bổ sung hơn 9 tỷ kWh điện thương phẩm/năm cho hệ thống điện, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Tổng giám đốc PV GAS  Phạm Văn Phong và Phó Tổng giám đốc EVN Ngô Sơn Hải ký Biên bản ghi nhớ về việc cấp khí LNG từ kho cảng LNG Vũng Áng 1 cho Nhà máy Nhiệt điện LNG Quảng Trạch II
Các đại biểu cũng chứng kiến Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ về việc cấp khí LNG từ kho cảng LNG Vũng Áng 1 cho Nhà máy Nhiệt điện LNG Quảng Trạch II giữa Tổng công ty Khí Việt Nam (PVN GAS) và EVN. Biên bản ghi nhớ được ký kết nhằm phát huy tối đa khả năng và tận dụng thế mạnh của mỗi Bên để hợp tác cấp khí LNG từ dự án kho LNG Vũng Áng cho dự án Nhà máy Nhiệt điện (NMNĐ) LNG Quảng Trạch II phù hợp với tiến độ và kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII.
Dự án NMNĐ LNG Quảng Trạch II do EVN làm chủ đầu tư nằm trong Quy hoạch điện VIII đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, được chuyển đổi nhiên liệu từ than sang LNG, nâng tổng công suất từ 1.200MW lên 1.500MW, sử dụng công nghệ tuabin khí chu trình hỗn hợp, tổng mức đầu tư khoảng 52.490 tỷ đồng.
Qua các nội dung ký kết, EVN và PVN cùng các đơn vị thành viên tiếp tục đẩy mạnh hợp tác, chung sức đảm bảo an ninh năng lượng, phục vụ phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
Theo EVN  

Cùng chuyên mục

Lời giải cho bài toán điện gió ngoài khơi

09/11/2024

Việt Nam, với tiềm năng năng lượng gió ngoài khơi dồi dào, đang đứng trước cơ hội lớn để trở thành một điểm sáng về năng lượng tái tạo tại Đông Nam Á. Theo Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2021-2030 (Quy hoạch điện VIII), được phê duyệt vào tháng 5/2023, Việt Nam đặt mục tiêu đạt 6.000 MW công suất điện gió ngoài khơi vào năm 2030. Tuy nhiên, hơn một năm trôi qua, chưa có dự án nào được chính thức phê duyệt hoặc giao đầu tư. Câu hỏi đặt ra là: Làm thế nào để đưa các dự án này từ bản vẽ ra thực tế?

  • 0
  • 0

giá điện sinh hoạt

Mức sử dụng trong tháng Giá (đồng/kWh)
Bậc 1: Cho kWh từ 0 - 50 1.893
Bậc 2: Cho kWh từ 51 - 100 1.956
Bậc 3: Cho kWh từ 101 - 200 2.271
Bậc 4: Cho kWh từ 201 - 300 2.860
Bậc 5 Cho kWh từ 301 - 400 3.197
Bậc 6: Cho kWh từ 401 trở lên 3.302