Bộ Công Thương - Cục điều tiết điện lực

Thứ hai, 02/12/2024 | 14:18 GMT +7

  • facebook | 024.221.47474

Lưới điện thông minh

Có một trạm biến áp hiện đại trong lòng thành phố

04/11/2024
Đường Nguyễn Tất Thành chạy dọc ven biển phía quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng tấp nập người qua lại, nhưng không phải ai cũng nhận ra sự hiện diện của một trạm biến áp công nghệ cao thuộc loại hiện đại nhất trong lòng thành phố, đó là Trạm biến áp 220kV Hải Châu (Trạm GIS 220kV).

Ông Lê Đình Chiến – Giám đốc Công ty Truyền tải điện 2 kiểm tra tình hình vận hành tại Trạm GIS 220kV Hải Châu.
Trạm GIS 220kV Hải Châu được Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) đầu tư xây dựng và giao cho Công ty Truyền tải điện 2 (PTC2) tiếp nhận vận hành vào ngày 30/9/2024. Trạm GIS 220kV Hải Châu là trạm biến áp thuộc Tổ thao tác lưu động (TTLĐ) Ngũ Hành Sơn (Truyền tải điện Đà Nẵng) được vận hành theo chế độ trạm không người trực. 
Ông Lê Tuấn Anh – Giám đốc Truyền tải điện Đà Nẵng cho biết: Đơn vị được PTC2 giao quản lý 523,531 km, 849 vị trí cột đường dây 220kV – 500kV, 1 trạm biến áp 500kV, 2 Tổ thao tác lưu động (3 trạm biến áp 220kV) với tổng dung lượng 2.902 MVA cung cấp điện cho thành phố Đà Nẵng và các vùng phụ cận. Một trong những Trạm biến áp 220kV mà đơn vị quản lý có Trạm GIS 220kV Hải Châu được áp dụng mô hình thiết kế BIM (Building Information Modeling), có quy mô thiết kế lắp đặt 2 máy biến áp 250MVA. Giai đoạn đầu Trạm được lắp đặt 01 máy biến áp 250MVA được kết nối với 02 mạch đường dây 220kV Hòa Khánh – Hải Châu và Đà Nẵng - Hải Châu, trong đó chiều dài tuyến đoạn đi cáp ngầm gồm 2 mạch dài hơn 7,3 km (đây cũng là tuyến cáp ngầm 220kV đầu tiên tại TP Đà Nẵng); xây dựng tuyến cáp ngầm 22kV có chiều dài 121m cấp điện tự dùng cho TBA 220kV Hải Châu.
Nhân viên vận hành kiểm tra thiết bị Trạm GIS 220kV Hải Châu.
Trạm biến áp 220kV Hải Châu là được áp dụng công nghệ GIS (Gas Insulation Switchgear) bao gồm các thiết bị đóng cắt kiểu kín cách điện bằng khí SF6. Điều này có nghĩa là toàn bộ thiết bị được cách điện bằng khí và đặt trong đường ống cách điện khí SF6, không tiếp xúc với môi trường, nên thiết bị rất an toàn khi vận hành và đặc biệt thời gian bảo dưỡng thiết bị theo khuyến cáo của hãng sản xuất rất ít. Với công nghệ GIS, đây là trạm biến áp hiện đại, đồng bộ nhất không chỉ tại thành phố Đà Nẵng mà cả miền Trung – Tây Nguyên. 
Ông Đỗ Văn Minh – Tổ trưởng Tổ TTLĐ Ngũ Hành Sơn cho biết: Trạm vận hành bằng hệ thống điều khiển tích hợp, tự động hóa trạm biến áp dựa cơ sở trên một hệ thống máy tính bao gồm các thiết bị phần cứng và các phần mềm được cấu hình, xây dựng cơ sở dữ liệu trên nền tảng GSC1000-C của hãng Toshiba. Hệ thống điều khiển tích hợp máy tính để điều khiển, giám sát tự động các thiết bị trong trạm và tích hợp các dữ liệu thu được vào chung một hệ thống để phục cho công tác quản lý vận hành. Dữ liệu thu thập bao gồm thông tin liên lạc, rơ le bảo vệ, điều khiển thiết bị điện, đo lường, báo sự cố, điều khiển tự động hệ thống phân phối, đưa vào một hệ thống lưu trữ dữ liệu, điều khiển và thống nhất trong trạm.
Hệ thống GIS cấp điện áp 110kV của Trạm 220kV Hải Châu.
Ông Minh cho biết thêm: Để vận hành Trạm GIS 220kV Hải Châu, PTC2 đã tổ chức tuyển chọn nhân viên, đào tạo cấp chứng chỉ, nắm bắt công nghệ, học quy trình an toàn điện, phòng chống cháy nổ, học tập kinh nghiệm vận hành tại Trạm GIS 220kV Tao Đàn (TP Hồ Chí Minh)… Trước đây, khi mới chuyển các trạm biến áp từ chế độ vận hành thông thường sang chế độ vận hành không người trực, các nhân viên vận hành phải tham gia nhiều khóa đào tạo, cấp chứng chỉ, thay đổi thói quen làm việc để thích nghi với môi trường làm việc hiện đại.
Qua học tập, đào tạo và tôi luyện thực tế các nhân viên vận hành đều đã tự tin tiếp cận công nghệ mới và hiện đại. Với đặc thù của công việc vận hành các trạm biến áp không người trực rất khắt khe, nhân lực thì ít, không chỉ phải đảm bảo 5 ca 3 kíp trực vận hành 24/24h vào tất cả các ngày trong năm mà còn phải thực hiện nhiều công việc có liên quan khác.
Tổ TTLĐ Ngũ Hành Sơn quản lý 2 trạm biến áp 220kV Ngũ Hành Sơn và Hải Châu, đây là 2 trạm biến áp 220kV nằm trung tâm thành phố, cả 2 trạm đều vận hành theo chế độ không người trực. Trong những năm qua Truyền tải điện Đà Nẵng nói riêng và PTC2 nói chung đã tập trung thực hiện công tác đẩy mạnh chuyển đổi số, công nghệ tự động hóa vào trong tất cả các hoạt động sản xuất, quản lý vận hành lưới điện truyền tải.
Việc áp dụng khoa học công nghệ để phát triển lưới truyền tải điện là điều mà PTC2 và các đơn vị trong ngành Điện đang hướng tới. Trong đó Trạm GIS 220kV Hải Châu là một trạm hiện đại nhất không chỉ ở thành phố Đà Nẵng mà còn cả miền Trung Tây Nguyên. Đây là một trong những thành tựu trong quá trình đẩy mạnh việc ứng dụng khoa học công nghệ của PTC2 để nâng cao hiệu quả công tác quản lý vận hành lưới điện truyền tải.
 Theo Trang tin điện tử Ngành điện 

Cùng chuyên mục

Ðầu tư phát triển lưới điện nông thôn

02/12/2024

Ðể đảm bảo vận hành cung ứng điện và nâng cao chất lượng điện năng phục vụ sản xuất, đời sống người dân khu vực nông thôn, thời gian qua, Ðiện lực huyện Ðầm Dơi đã và đang triển khai các công trình đầu tư xây dựng, nâng cấp, sửa chữa và chống quá tải hệ thống lưới điện. Ðây là yếu tố góp phần đẩy nhanh Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

  • 0
  • 0

giá điện sinh hoạt

Mức sử dụng trong tháng Giá (đồng/kWh)
Bậc 1: Cho kWh từ 0 - 50 1.893
Bậc 2: Cho kWh từ 51 - 100 1.956
Bậc 3: Cho kWh từ 101 - 200 2.271
Bậc 4: Cho kWh từ 201 - 300 2.860
Bậc 5 Cho kWh từ 301 - 400 3.197
Bậc 6: Cho kWh từ 401 trở lên 3.302