Bộ Công Thương - Cục điều tiết điện lực

Thứ sáu, 04/10/2024 | 12:43 GMT +7

  • facebook | 024.221.47474

Hoạt động ERAV

Cục ĐTĐL và AER chia sẻ kinh nghiệm về phát triển thị trường điện cạnh tranh trong bối cảnh tỷ trọng nguồn NLTT tăng cao

04/06/2023
Trong khuôn khổ hợp tác với Chính phủ Úc, từ ngày 29 đến 31 tháng 5 năm 2023, Cục Điều tiết điện lực (ĐTĐL) đã phối hợp với Đại sứ quán Úc, Cơ quan Điều tiết Năng lượng Úc (AER) và Chương trình Đối tác cơ sở hạ tầng (P4I) tổ chức Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm với chủ đề “Phát triển thị trường điện cạnh tranh và tác động của các nguồn năng lượng tái tạo (NLTT) vào vận hành hệ thống điện, thị trường điện” tại Việt Nam.
Hội thảo lần này là sự kiện được mong đợi của cả hai bên nhằm thúc đẩy và triển khai các hoạt động hợp tác giữa hai cơ quan điều tiết của hai quốc gia căn cứ theo Biên bản ghi nhớ đã ký kết năm 2017 sau một thời gian các hoạt động hợp tác bị gián đoạn do ảnh hưởng của Dịch bệnh Covid-19. Hội thảo có sự tham gia của gần 30 đại biểu đến từ đại diện hai cơ quan điều tiết của hai quốc gia, Đại sứ quán Úc, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia, Tổng công ty Điện lực miền Trung và Nhóm tư vấn của Chương trình Đối tác Cơ sở hạ tầng (P4I).

Ông Phạm Quang Huy – Phó Cục trưởng Cục ĐTĐL phát biểu khai mạc và cảm ơn sự hỗ trợ, hợp tác từ Chính phủ Úc đối với Cuc ĐTĐL 
Phát biểu khai mạc tại Hội thảo, Ông Phạm Quang Huy – Phó Cục trưởng Cục ĐTĐL cảm ơn sự quan tâm và những hỗ trợ tích cực và hiệu quả từ Chính phủ Úc đối với Cuc ĐTĐL trong thời gian qua nhằm góp phần xây dựng và phát triển thị trường điện lực Việt Nam theo đúng lộ trình và đặc thù điều kiện ở Việt Nam. Bên cạnh đó, với việc Thủ tướng Chính phủ chính thức ban hành Quyết định số 500/QĐ-TTg ngày 15 tháng 5 năm 2023 phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050 (QHĐ 8) trong đó tăng trưởng nhu cầu điện sẽ tiếp tục tăng cao ở mức từ 8-9% trong giai đoạn đến năm 2030, Ông Phạm Quang Huy nhấn mạnh định hướng cơ cấu nguồn điện có sự chuyển dịch mạnh mẽ từ sử dụng nhiên liệu hóa thạch sang sử dụng các nguồn điện NLTT, xanh và bền vững (khoảng 50-60% tổng năng lượng sẽ được cung cấp từ các nguồn NLTT bền vững vào năm 2050), điều đó đặt ra những yêu cầu cấp thiết cho ngành điện là phải nâng cao, tối ưu hóa hiệu quả vận hành hệ thống điện Quốc gia để hấp thụ quy mô lớn các nguồn NLTT, đáp ứng yêu cầu cung cấp điện an toàn tin cậy, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia và phát triển bền vững.

Ông Ben Davis - Thư ký thứ nhất về Kinh tế, Đại sứ Quán Úc tại Việt Nam chia sẻ góc nhìn về việc học hỏi và chia sẻ kinh nghiệm giữa hai quốc gia sẽ đóng góp vào quá trình thúc đẩy sự phát triển bền vững và ổn định của ngành điện Việt Nam
Tại chương trình Hội thảo, Ông Ben Davis - Thư ký thứ nhất về Kinh tế, Đại sứ Quán Úc tại Việt Nam chúc mừng Cục ĐTĐL về những kết quả rất tích cực, mang lại lợi ích cho ngành điện, ngành năng lượng Việt Nam và các bên liên quan, đồng thời Ông đánh giá cao mối quan hệ hợp tác giữa Cục ĐTĐL với các đối tác của Úc trong những năm vừa qua. Ngoài ra, chia sẻ về góc nhìn của mình về kinh nghiệm của hai quốc gia, Ông Ben Davis cho biết cả Việt Nam và Úc đều có những bài học quan trọng trong phát triển thị trường điện và NLTT, do đó việc học hỏi và chia sẻ kinh nghiệm giữa hai quốc gia sẽ đóng góp vào quá trình thúc đẩy sự phát triển bền vững và ổn định của ngành điện, ngành NLTT, góp phần thực hiện cam kết của Việt Nam tại Hội nghị Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu lần thứ 26 (COP26) về đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.

Ông Mark Feather – Giám đốc về Chính sách chiến lược và Hệ thống năng lượng, AER điểm lại một số kết quả đã đạt được trong hợp tác giữa Cục ĐTĐL và AER
Về phía đại diện Cơ quan Điều tiết năng lượng Úc (AER), Ông Mark Feather – Giám đốc về Chính sách chiến lược và Hệ thống năng lượng đã điểm lại một số kết quả đã đạt được trong hợp tác giữa Cục ĐTĐL và AER căn cứ theo Biên bản ghi nhớ đã ký kết từ năm 2017. Theo đó, Ông Mark Feather nhấn mạnh hợp tác giữa hai cơ quan điều tiết mang lại lợi ích lớn trong việc nghiên cứu hoàn thiện các quy định, chính sách cũng như cơ chế giám sát, quản lý nhà nước phù hợp với tình hình mỗi quốc gia, đồng thời mong muốn thông qua các chương trình trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm có thể hỗ trợ Việt Nam hiểu hơn về vai trò của cơ quan điều tiết trong quá trình hình thành, phát triển, giám sát vận hành thị trường điện/hệ thống điện trong bối cảnh NLTT tăng cao, qua đó tăng cường khả năng sử dụng NLTT và thúc đẩy chuyển đổi sang một hệ thống điện sạch và bền vững hơn. 
AER là cơ quan điều tiết điện và khí đốt của Úc với hơn 300 nhân lực, đảm nhận chức năng, nhiệm vụ chính là kiểm tra, giám sát và xử lý các vi phạm trong quá trình tham gia và hoạt động trên thị trường năng lượng của tất cả các đơn vị, bao gồm cả khách hàng. Với kinh nghiệm thực tiễn đa dạng và lâu năm, các chuyên gia của AER đã chia sẻ nhiều bài học và cách tiếp cận mới của cơ quan điều tiết năng lượng trong việc đảm bảo thị trường điện cạnh tranh vận hành một cách công bằng, minh bạch, đảm bảo các mục tiêu về thu hút đầu tư, an ninh năng lượng trong bối cảnh nhiều yêu cầu, điều kiện mới xuất hiện như năng lượng tái tạo, cam kết chuyển dịch năng lượng. 
   
Một số hình ảnh về các khách mời tham gia trình bày tại Hội thảo
Trong ba ngày Hội thảo, các diễn giả của hai cơ quan điều tiết, đơn vị vận hành hệ thống điện/thị trường điện đã có những bài trình bày chia sẻ, thảo luận về hiện trạng, lộ trình phát triển thị trường điện của mỗi quốc gia; vai trò của cơ quan điều tiết trong quá trình hình thành và phát triển thị trường điện; kinh nghiệm và cơ chế chính sách liên quan của Úc trong việc phát triển/vận hành thị trường điện cạnh tranh cũng như những kinh nghiệm trong việc thúc đẩy phát triển NLTT ngày càng lớn; kinh nghiệm của Úc trong việc điều tiết khâu truyền tải và phân phối; những khó khăn, thách thức trong quá trình phát triển NLTT tại Việt Nam; khung giá điện cho NLTT; tổng quan hợp đồng mua bán điện; cơ chế thí điểm DPPA tại Việt Nam... Đan xen với đó là những trao đổi sôi nổi và cụ thể của đại diện các đơn vị phía Việt Nam về những nội dung như phương pháp thiết kế thị trường bán buôn điện tại Úc đã tạo điều kiện thuận lợi cho tích hợp NLTT, bao gồm năng lượng gió và năng lượng mặt trời nối lưới; vai trò của cơ quan điều tiết trong việc giám sát, điều chỉnh hoạt động thị trường, xây dựng cơ chế khuyến khích sự cạnh tranh và đảm bảo hiệu quả hoạt động của thị trường bán buôn điện, bảo vệ lợi ích người tiêu dùng; cơ chế thưởng phạt trong phân phối điện tại Úc để đảm bảo bảo vệ lợi ích của người dùng điện và duy trì sự ổn định của hệ thống phân phối; lợi ích trong đầu tư lưới điện truyền tải với việc tích hợp các nguồn điện mới tại Úc; cơ chế chia sẻ lợi ích/rủi ro đối với các nhà đầu tư lưới điện truyền tải… Một số cách tiếp cận và kế hoạch mới đã được Chính phủ Úc định hướng để thực hiện như các giải pháp để tăng cường phát triển NLTT và chuyển dịch năng lượng tại Úc bao gồm: Nguồn điện phân tán (DER) & Khách hàng phân tán (CER), Vùng Năng lượng tái tạo (REZ); Mô hình và khung đầu tư hiệu quả lưới điện,…

Đại diện hai bên tích cực tham gia trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm tại Hội thảo

Các diễn giả của AER, P4I tham gia phiên thảo luận tại Hội thảo
Ngoài ra, trong khuôn khổ chương trình, đoàn đại biểu tham dự hội thảo cũng đã thăm quan và làm việc tại Nhà máy điện mặt trời Phong Điền (35MW), là nhà máy điện mặt trời đầu tiên đi vào vận hành tại Việt Nam để lắng nghe, tìm hiểu về hiểu mô hình hoạt động (Tổng quan Nhà máy điện: mô hình tổ chức, quá trình phát triển; công nghệ phát điện: pin/inverter/điều chỉnh công suất/O&M…); công tác phối hợp vận hành (công tác dự báo công suất phát, lập lịch huy động và điều độ thời gian thực, công tác phối hợp trong vận hành giữa Nhà máy điện và EVNNLDC) và những khó khăn, kinh nghiệm trong việc đầu tư, xây dựng và vận hành trong hệ thống điện kể từ khi đi vào vận hành chính thức. Các chuyên gia Úc cũng nhận thức được một số khác biệt trong quá trình phát triển NLTT tại Việt Nam và các khó khăn, thách thức mà Việt Nam đã, đang và sẽ có thể đối mặt. 

Đoàn công tác làm việc và tham quan tại Nhà máy điện mặt trời Phong Điền
Hội thảo kết thúc tốt đẹp với các trải nghiệm giá trị cho cả hai bên, đối với phía Việt Nam là những kiến thức về kinh nghiệm và cơ chế chính sách liên quan của Úc trong việc phát triển, giám sát vận hành thị trường điện cạnh tranh, về phía Úc cũng đã lắng nghe những khó khăn, thách thức trong quá trình phát triển NLTT tại Việt Nam… qua đó rút ra được nhiều bài học có ý nghĩa trong việc hỗ trợ xây dựng và ban hành các chính sách hợp lý, phù hợp nhằm phát triển thị trường điện cạnh tranh trong bối cảnh tỷ trọng nguồn NLTT tăng cao tại Việt Nam. Trên cơ sở kết quả Hội thảo lần này, hai bên cũng đã thống nhất xác định ra một số nội dung ưu tiên để tổ chức các sự kiện hợp tác hiệu quả hơn nữa trong thời gian tới. 

Hội thảo kết thúc tốt đẹp với những kiến thức giá trị cho cả Việt Nam và Úc
Cục Điều tiết điện lực

Cùng chuyên mục

“Luật Điện lực (sửa đổi) cần được ban hành càng sớm càng tốt”

02/10/2024

​Tại Hội thảo Tham vấn ý kiến đại biểu Quốc hội và chuyên gia về Dự án Luật Điện lực (sửa đổi) do Báo Đại biểu nhân dân phối hợp với Bộ Công Thương tổ chức vừa qua tại TP Cần Thơ, các đại biểu, chuyên gia đã đưa ra nhiều đóng góp cụ thể, xác đáng cho Dự thảo Luật ở nhiều khía cạnh; đồng thời cho rằng, Luật Điện lực (sửa đổi) cần được ban hành càng sớm càng tốt, để đáp ứng tính cấp bách trong sự phát triển của ngành điện, cũng như các yêu cầu năng lượng cho phát triển kinh tế - xã hội.

  • 0
  • 0

giá điện sinh hoạt

Mức sử dụng trong tháng Giá (đồng/kWh)
Bậc 1: Cho kWh từ 0 - 50 1.806
Bậc 2: Cho kWh từ 51 - 100 1.866
Bậc 3: Cho kWh từ 101 - 200 2.167
Bậc 4: Cho kWh từ 201 - 300 2.729
Bậc 5 Cho kWh từ 301 - 400 3.050
Bậc 6: Cho kWh từ 401 trở lên 3.151