Bộ Công Thương - Cục điều tiết điện lực

Thứ ba, 03/12/2024 | 12:19 GMT +7

  • facebook | 024.221.47474

Lưới điện thông minh

Kết nối lưới - quản lý vận hành và các khía cạnh kỹ thuật trong phát triển các dự án điện gió ngoài khơi

04/06/2023
Là chủ đề hội thảo do Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và Tổ chuyên trách về điện gió ngoài khơi thuộc Nhóm Đối tác năng lượng Việt Nam (VEPG) và Tổ chức Hợp tác Phát triển Đức (GIZ) phối hợp tổ chức chiều 1/6, tại Hà Nội.
Tham dự hội thảo có ông Nguyễn Tài Anh - Phó Tổng giám đốc EVN; ông Phạm Hồng Phương - Phó Tổng giám đốc EVN; đại diện các ban chuyên môn EVN.
Về phía VEPG có ông Sven Ernedal - Tổ trưởng Tổ chuyên trách về điện gió ngoài khơi, Nhóm đối tác năng lượng Việt Nam.
Đại diện các tổ chức quốc tế bao gồm: Đại sứ quán Anh, Australia, Đan Mạch; Ngân hàng Thế giới (WB); diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam; Hội đồng Năng lượng gió toàn cầu...
Năm 2017, Chính phủ Việt Nam và các đối tác phát triển quốc tế đã chính thức thành lập VEPG nhằm tăng cường hợp tác, đối thoại và trao đổi kinh nghiệm, thông tin trong lĩnh vực năng lượng. Trong khuôn khổ của VEPG, có 5 nhóm công tác kỹ thuật được thành lập bao gồm: quy hoạch chiến lược ngành Điện; năng lượng tái tạo; tích hợp lưới điện và cơ sở hạ tầng lưới điện; hiệu quả năng lượng và thị trường năng lượng.
Phát biểu khai mạc hội thảo, Phó Tổng giám đốc EVN Nguyễn Tài Anh cho biết, đứng trước yêu cầu về đảm bảo an ninh năng lượng song song với phát triển kinh tế bền vững, ngành Điện phải đối mặt với nhiều thách thức nhằm đảm bảo cung ứng đủ điện, chất lượng và với chi phí hợp lý. Tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên Hợp quốc năm 2021 (COP-26), Chính phủ Việt Nam đã đưa ra cam kết mạnh mẽ về trung hòa các-bon vào năm 2050.

Phó Tổng giám đốc EVN Nguyễn Tài Anh phát biểu khai mạc hội thảo
Cùng với quá trình điện khí hoá, sự phát triển của các nguồn năng lượng phân tán, việc nghiên cứu, đầu tư xây dựng các dự án điện gió ngoài khơi góp phần đẩy nhanh và định hình quá trình chuyển dịch năng lượng; thúc đẩy Việt Nam hiện thực hóa các mục tiêu trung hoà carbon.
Theo thông lệ quốc tế, để đưa một dự án điện gió ngoài khơi vào vận hành, cần khoảng từ 8 đến 9 năm chuẩn bị và thực hiện công tác đầu tư. Với mục tiêu đến năm 2030 đưa vào vận hành 7 GW điện gió ngoài khơi, Việt Nam cần phải có quá trình chuẩn bị tích cực với các chính sách phù hợp để rút ngắn thời gian thực hiện. Chương trình Hỗ trợ Năng lượng GIZ và VEPG đã mời các chuyên gia chia sẻ kinh nghiệm quốc tế với EVN về lĩnh vực này.

Ông Sven Ernedal – Tổ trưởng Tổ chuyên trách về điện gió ngoài khơi, Nhóm đối tác năng lượng Việt Nam chia sẻ tại hội thảo
Ông Sven Ernedal - Tổ trưởng Tổ chuyên trách về điện gió ngoài khơi, Nhóm đối tác năng lượng Việt Nam chia sẻ: Việt Nam là quốc gia có tiềm năng phát triển điện gió ngoài khơi rất lớn. Tuy nhiên, lĩnh vực này còn mới đối với Việt Nam. Do đó, yêu cầu cấp thiết là cần điều chỉnh khung chính sách và quy định để có thể thực hiện thành công các mục tiêu đã đặt ra.

Các đại biểu thảo luận sôi nổi tại hội thảo
Tại hội thảo, các đại biểu đã cùng trao đổi thảo luận sôi nổi về những nội dung như: quan điểm của EVN về phát triển điện gió ngoài khơi, kinh nghiệm của Đan Mạch về kết nối lưới điện đối với điện gió ngoài khơi, lưới điện ngoài khơi dạng kết hợp và mắt lưới, quy hoạch điện gió ngoài khơi,...
Theo EVN

Cùng chuyên mục

PC Gia Lai: Hiệu quả từ công nghệ sửa chữa nóng hotline

03/12/2024

Việc đưa đội hotline thứ 3 (đội sửa chữa điện nóng) vào hoạt động với mục tiêu giảm gần 1.000 giờ mất điện trong năm 2025 là một trong những hoạt động quan trọng mà Công ty Điện lực (PC) Gia Lai đã triển khai vào những ngày cuối năm 2024.

  • 0
  • 0

giá điện sinh hoạt

Mức sử dụng trong tháng Giá (đồng/kWh)
Bậc 1: Cho kWh từ 0 - 50 1.893
Bậc 2: Cho kWh từ 51 - 100 1.956
Bậc 3: Cho kWh từ 101 - 200 2.271
Bậc 4: Cho kWh từ 201 - 300 2.860
Bậc 5 Cho kWh từ 301 - 400 3.197
Bậc 6: Cho kWh từ 401 trở lên 3.302