Từ ngày 11/10/2024, giá bán lẻ điện bình quân là 2.103,1159 đồng/kWh (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng). Mức điều chỉnh này tương đương mức tăng 4,8% so với giá điện bán lẻ bình quân hiện hành.
TS Hà Đăng Sơn, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng và tăng trưởng xanh nhận định, với mức giá điện hiện nay thì không thể thu hút vốn từ các nhà đầu tư tư nhân, gây khó khăn cho triển khai quy hoạch phát triển điện trung, dài hạn.
Thực trạng và những bất cập về giá thành điện đã được các nhà quản lý, chuyên gia kinh tế, năng lượng đề cập khách quan, toàn diện tại Tọa đàm "Giá thành điện – Thực trạng và giải pháp".
Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Phan Đức Hiếu cho rằng, phải tách bạch giá điện giữa các nhóm chính sách, đảm bảo hài hòa lợi ích cho các bên.
Giá điện ở Ý cao nhất trong số các nền kinh tế lớn của châu Âu, do phụ thuộc lớn vào nhiên liệu hóa thạch để sản xuất điện, mặc dù sản lượng năng lượng tái tạo đã tăng trưởng.
Theo PGS.TS Ngô Trí Long, Bộ Công Thương phê duyệt mức giá trần 2.590,85 đồng/kWh cho điện khí LNG là một bước khởi đầu quan trọng. Tuy nhiên, nhà đầu tư cần xem xét các yếu tố trong việc thực hiện các hợp đồng mua bán điện. Nếu những yếu tố này không được bảo đảm, mức giá trần dù hợp lý cũng không đủ để thu hút nhà đầu tư.
Chính phủ Nhật Bản đã chi thêm 989 tỷ Yên tương đương 8,6 tỷ USD để kiềm chế sự tăng giá của hàng loạt các mặt hành thiết yếu như điện, nước. Quỹ dự phòng trị giá 1.000 tỷ Yên của Nhật Bản trong năm tài chính 2024 chủ yếu sử dụng cho việc chống tăng giá đã được chi và phân bổ
Ủng hộ giá điện theo thị trường để đảm bảo đủ điện cho nền kinh tế là một trong những ý kiến nổi bật trong phiên họp sáng 29/8 của Hội nghị các đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách cho ý kiến về Luật Điện lực (sửa đổi).
Tại Tọa đàm "Đột phá nào để thu hút đầu tư vào ngành điện" do Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức ngày 20/8, chuyên gia về giá Nguyễn Tiến Thỏa, nguyên Cục trưởng Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) đã chia sẻ 4 bất cập rất lớn của giá điện.