Bộ Công Thương - Cục điều tiết điện lực

Thứ sáu, 06/12/2024 | 00:16 GMT +7

  • facebook | 024.221.47474

Phát triển năng lượng

Nhịp đập năng lượng ngày 15/7/2023

16/07/2023
Thủ tướng yêu cầu sớm trình Cơ chế thí điểm mua bán điện trực tiếp; Tiêu thụ điện liên tiếp lập đỉnh mới trong nắng nóng; Rủi ro nguồn cung dầu đang gia tăng… là những tin tức nổi bật về năng lượng trong nước và quốc tế ngày 15/7/2023.

Ảnh minh họa: Nguyễn Trường Sơn
Thủ tướng yêu cầu sớm trình Cơ chế thí điểm mua bán điện trực tiếp
Chiều 14/7, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp lần thứ 4 của Ban Chỉ đạo quốc gia triển khai thực hiện cam kết của Việt Nam tại Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia công ước của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu (Ban Chỉ đạo COP26).
Tại hội nghị, Ban Chỉ đạo COP26 tập trung thảo luận về huy động nguồn lực thực hiện tăng trưởng xanh của Việt Nam, kế hoạch thực hiện cam kết chuyển đổi điện than sang năng lượng sạch, quy hoạch tổng thể năng lượng quốc gia và việc triển khai Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia…
Thủ tướng đã giao Bộ Công Thương sớm hoàn thiện, trình ban hành Cơ chế thí điểm mua, bán điện trực tiếp (DPPA) giữa đơn vị phát điện từ năng lượng tái tạo và khách hàng sử dụng điện lớn để đẩy nhanh các dự án chuyển đổi năng lượng công bằng thực hiện cam kết của Việt Nam tại Hội nghị COP26; Ban hành quy định khuyến khích phát triển các dự án điện mặt trời phân tán/áp mái; hoàn thiện Chiến lược sản xuất hydrogen tại Việt Nam; đề xuất, xây dựng chương riêng về năng lượng tái tạo trong sửa đổi Luật Điện lực.
115 triệu kWh điện được phát từ các dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết, đến ngày 14/7/2023, đã có 72/85 dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp với tổng công suất 3.931,86 MW gửi hồ sơ để đàm phán giá điện, hợp đồng mua bán điện, tăng thêm 2 doanh nghiệp so với thống kê đến ngày 11/7.
Trong đó, có 60 dự án điện gió, điện mặt trời chuyển tiếp với tổng công suất 3.331,41 MW đã đề nghị giá tạm bằng 50% giá trần của khung giá. EVN và chủ đầu tư các dự án điện chuyển tiếp đã hoàn thành đàm phán giá và ký tắt hợp đồng mua bán điện (PPA) với 58/60 dự án; trong đó Bộ Công Thương đã phê duyệt giá tạm cho 58 dự án với tổng công suất 3.181,41 MW.
Số lượng dự án chuyển tiếp đã hoàn thành thủ tục COD, chính thức được phát điện thương mại lên lưới vẫn giữ nguyên là 14 dự án/phần dự án điện gió, điện mặt trời với tổng công suất 686,12 MW. Sản lượng điện phát lũy kế của các dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp tính từ thời điểm COD đạt khoảng 115 triệu kWh; trong đó, sản lượng điện phát trung bình ngày khoảng 3,2 triệu kWh, chiếm khoảng 0,4% tổng sản lượng nguồn điện được huy động.
Tiêu thụ điện liên tiếp lập đỉnh mới trong nắng nóng
Theo Cục Điều tiết điện lực, nắng nóng kéo dài trong tuần qua khiến sản lượng điện tiêu thụ và công suất cực đại liên tục lập các kỷ lục mới. Về phụ tải toàn quốc, tuần từ ngày 7 đến 13/7, sản lượng trung bình ngày đạt 920,7 triệu kWh, cao hơn so với tuần trước khoảng 39,9 triệu kWh. Công suất cực đại trong tuần đạt 45.474 MW, cao nhất từ đầu năm đến nay, cao hơn 1.723 MW so với tuần trước.
Tổng sản lượng điện sản xuất toàn hệ thống điện quốc gia, bao gồm cả điện nhập khẩu đạt 6,129 tỷ kWh, tăng 3,59% so với tuần trước, trung bình ngày đạt 875,6 triệu kWh. Tổng sản lượng điện sản xuất toàn hệ thống quốc gia lũy kế đến hết ngày 13-7 đạt 147,024 tỷ kWh, cao hơn 1,35% so với cùng kỳ năm 2022, đạt 51,68% so với kế hoạch năm (284,5 tỷ kWh).
Sản lượng điện phát của thủy điện trong tuần đạt 1.682,6 triệu kWh. Nhiệt điện than đạt 2.990,7 triệu kWh. Về năng lượng tái tạo, tổng sản lượng điện gió đạt 84,4 triệu kWh, chiếm 1,4% tổng sản lượng; điện mặt trời, mặt đất đạt 339,8 triệu kWh, chiếm 5,5%; điện mặt trời mái nhà đạt 284,2 triệu kWh, chiếm 4,6%.
Rủi ro nguồn cung dầu đang gia tăng
Giá dầu thô ngày 14/7 tiếp tục tăng do nguồn cung dự kiến sẽ thắt chặt thị trường, Ngân hàng ANZ cho biết trong một báo cáo.
Các cuộc biểu tình tại mỏ dầu El Feel của Libya đang ảnh hưởng đến sản lượng, trong khi El Shahara, mỏ dầu lớn thứ hai của nước này, dự kiến sẽ sớm ngừng sản xuất, Bloomberg đưa tin. Điều đó có thể khiến thị trường thiếu hụt hơn 250.000 thùng mỗi ngày.
Điều này xảy ra vào thời điểm việc cắt giảm sản lượng từ Ả Rập Xê-út và Nga bắt đầu có hiệu lực và tất cả những yếu tố trên đã khiến thị trường phản ứng, ngân hàng cho biết. Hậu quả là giá dầu Brent là 81,27 đô la một thùng và West Texas Middle là 76,77 đô la một thùng vào đầu ngày ngày 14/7.
Gazprom tiếp tục cung cấp khí đốt bất chấp tranh chấp với Naftogaz của Ukraine
Gã khổng lồ khí đốt Gazprom (Nga) đã duy trì dòng khí đốt đến châu Âu qua trạm khí đốt Sokhranovka (tỉnh Lugansk, Ukraine) bất chấp tranh chấp quá cảnh đang diễn ra với Naftogaz (Ukraine). Theo dữ liệu từ Gazprom, lưu lượng khí đốt quá cảnh của Ukraine vẫn ổn định ở mức trên 40 triệu m3 mỗi ngày.
Giám đốc điều hành Gazprom Alexey Miller trước đó đã đe dọa áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với Naftogaz khi công ty này tiếp tục theo đuổi vụ kiện về việc Gazprom không thanh toán phí vận chuyển.
Theo Naftogaz, "các khoản tiền đã không được Gazprom thanh toán, không đúng hạn cũng như không đầy đủ" cho quá trình vận chuyển khí đốt. Năm ngoái, Ukraine đã đình chỉ dòng khí đốt qua Sokhranovka, nơi cung cấp gần 1/3 nhiên liệu từ Nga đến châu Âu thông qua Ukraine.
Theo Petrotimes

Cùng chuyên mục

  • 0
  • 0

giá điện sinh hoạt

Mức sử dụng trong tháng Giá (đồng/kWh)
Bậc 1: Cho kWh từ 0 - 50 1.893
Bậc 2: Cho kWh từ 51 - 100 1.956
Bậc 3: Cho kWh từ 101 - 200 2.271
Bậc 4: Cho kWh từ 201 - 300 2.860
Bậc 5 Cho kWh từ 301 - 400 3.197
Bậc 6: Cho kWh từ 401 trở lên 3.302