Bộ Công Thương - Cục điều tiết điện lực

Chủ nhật, 15/09/2024 | 23:51 GMT +7

  • facebook | 024.221.47474

Hoạt động ERAV

Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân: Đảm bảo tuyệt đối an toàn cho người và công trình trong mọi tình huống thiên tai năm 2023

22/04/2023
Ngày 21/4, tại tỉnh Khánh Hòa, Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị tổng kết công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn ngành Công Thương năm 2022, triển khai nhiệm vụ năm 2023.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân – Phó Trưởng Ban chỉ huy Phòng thủ dân sự, Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Bộ Công Thương phát biểu.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân – Phó Trưởng Ban chỉ huy Phòng thủ dân sự, Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) Bộ Công Thương; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hoà Trần Hòa Nam; Phó Cục trưởng Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp (Bộ Công Thương) Phạm Trọng Thực đồng chủ trì hội nghị.
Chủ động, tích cực trong công tác ứng phó
Theo báo cáo tổng kết công tác PCTT của Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai, năm 2022, Việt Nam có 1.072 trận thiên tai với 21/22 loại hình thiên tai, làm 175 người chết, mất tích; 95 người bị thương... Tổng thiệt hại về kinh tế khoảng 19.500 tỷ đồng (gấp 1,6 lần thiệt hại về người và 3,4 lần thiệt hại về kinh tế so với năm 2021). 
Năm 2022, mặc dù các cơ sở trong ngành chịu ảnh hưởng trực tiếp của 7 cơn bão, nhưng toàn ngành Công Thương đã chủ động, tích cực phối hợp tổ chức công tác ứng phó thiên tai, đảm bảo an toàn cho người và công trình trong suốt mùa mưa lũ. Nhờ đó, không có thiệt hại về người. Thiệt hại do thiên tai gây ra với ngành Công Thương năm 2022 ở các tập đoàn, các tổng công ty khác do bộ quản lý thiệt hại không đáng kể.
Ông Phạm Hồng Long- Trưởng Ban An toàn Tập đoàn Điện lực Việt Nam phát biểu tham luận tại Hội nghị.
Tham luận tại hội nghị, ông Phạm Hồng Long – Trưởng Ban An toàn Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết, những năm qua, EVN luôn chủ động các công tác phòng ngừa và đánh giá các công tác này đặc biệt quan trọng để giảm thiểu rủi ro. Trước mùa mưa bão hàng năm, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN của tập đoàn tổ chức họp triển khai nhiệm vụ năm. Sau đó ban hành Chỉ thị chỉ đạo các đơn vị về công tác PCTT&TKCN, trong đó yêu cầu các đơn vị thực hiện nghiêm túc phương châm “4 tại chỗ”, thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật, của tập đoàn về công tác PCTT&TKCN. 
Trong năm 2022, ngay khi xuất hiện thiên tai, EVN đã ban hành các công điện, văn bản chỉ đạo các đơn vị trong vùng bị ảnh hưởng; lập nhóm Viber/Zalo nhằm chủ động, kịp thời thông tin, chỉ đạo công tác ứng phó, khắc phục hậu quả. Công tác khắc phục thiên tai đã được các đơn vị nghiêm túc thực hiện với mục tiêu đảm bảo an toàn trong công tác khắc phục và khôi phục lại cấp điện cho khách hàng nhanh nhất theo thứ tự ưu tiên.
Đảm bảo mục tiêu kép trong phòng chống thiên tai và phòng chống dịch 
Năm 2023, theo báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường, thiên tai trong năm 2023 tiếp tục có diễn biến phức tạp, khó lường. Dự báo có khoảng 11 - 13 cơn bão/áp thấp nhiệt đới hoạt động trên biển, trong đó có khoảng 5 - 7 cơn tác động đến đất liền nước ta. 
Nhằm thực hiện hiệu quả công tác phòng chống thiên tai và tìm kiến cứu nạn trong năm 2023, Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân yêu cầu các đơn vị trong ngành Công Thương khẩn trương hoàn thành việc kiện toàn Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tại từng đơn vị trong đó phân công trách nhiệm cụ thể cho từng thành viên đối với lĩnh vực, phụ trách quản lý. Xây dựng kế hoạch nhiệm vụ năm 2023 trong đó chú ý đến việc xây dựng kịch bản, phương án ứng phó với các tình huống thiên tai, nhất là thiên tai lớn, đặc biệt là công tác chỉ đạo, điều hành và phương án sơ tán người và tài sản đảm bảo mục tiêu kép an toàn phòng chống thiên tai và phòng chống dịch.
Cùng với đó, các đơn vị cần chuẩn bị đầy đủ vật tư, phương tiện, hậu cần theo phương châm 4 tại chỗ, sẵn sàng ứng phó thiên tai với hiệu quả cao nhất; tổ chức diễn tập các phương án ứng phó đối với các tình huống thiên tai cơ bản để nâng cao khả năng sẵn sàng ứng phó với các tình huống thiên tai; tăng cường công tác kiểm tra, rà soát các công trình, các điểm xung yếu dễ bị tác động bởi thiên tai trước mùa mưa bão để có biện pháp gia cố, ứng phó thiên tai phù hợp.
Thường xuyên tăng cường năng lực cho đội ngũ cán bộ phụ trách công tác phòng chống thiên tai, nâng cao chất lượng huấn luyện, diễn tập ứng phó các tình huống thiên tai; Duy trì nghiêm chế độ trực ban và thực hiện chế độ báo cáo nghiêm túc theo đúng quy định; bảo đảm thông tin, liên lạc thông suốt; tăng cường sự phối hợp giữa các đơn vị, giữa các đơn vị với địa phương để thống nhất chỉ huy, điều hành và phát huy hiệu quả cao nhất về nguồn lực của các đơn vị trong quá trình ứng phó với các tình huống thiên tai, sự cố; nâng cao nhận thức của cán bộ, công nhân viên trong đơn vị và cộng đồng dân cư xung quanh về kiến thức, kỹ năng phòng chống thiên tai.
Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân yêu cầu các đơn vị trực thuộc Bộ, Sở Công Thương các tỉnh, thành phố, các Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Xăng dầu Việt Nam, Dầu khí Việt Nam, Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam, Hoá chất Việt Nam, các chủ hồ chứa thuỷ điện, các cơ sở khai thác - chế biến than – khoáng sản nghiêm túc triển khai các nhiệm vụ được giao tại Chỉ thị số 04/CT-BCT của Bộ trưởng Bộ Công Thương, nhằm đảm bảo tuyệt đối an toàn cho người và công trình, giữ vững hoạt động sản xuất kinh doanh, ổn định thị trường trong mọi tình huống thiên tai xảy ra trong năm 2023.
Theo Trang tin điện tử Ngành điện

Cùng chuyên mục

  • 0
  • 0

giá điện sinh hoạt

Mức sử dụng trong tháng Giá (đồng/kWh)
Bậc 1: Cho kWh từ 0 - 50 1.806
Bậc 2: Cho kWh từ 51 - 100 1.866
Bậc 3: Cho kWh từ 101 - 200 2.167
Bậc 4: Cho kWh từ 201 - 300 2.729
Bậc 5 Cho kWh từ 301 - 400 3.050
Bậc 6: Cho kWh từ 401 trở lên 3.151