Bộ Công Thương - Cục điều tiết điện lực

Thứ sáu, 19/04/2024 | 14:04 GMT +7

  • facebook | 024.221.47474

Thông tin báo chí

Nhịp đập thị trường năng lượng ngày 4/5/2023

05/05/2023
(PetroTimes) - Giá điện bán lẻ tăng 3% từ hôm nay 4/5; Dự trữ dầu thô thương mại của Mỹ giảm nhẹ; Pháp, Nhật Bản ký thỏa thuận hợp tác năng lượng hạt nhân… là những tin tức nổi bật về thị trường năng lượng trong nước và quốc tế ngày 4/5/2023.

EVN điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân tăng lên mức 1.920,3732 đồng/kWh từ ngày 4/5/2023. Ảnh: TCCT
Giá điện bán lẻ tăng 3% từ hôm nay 4/5
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã có Quyết định số 377/QĐ-EVN ngày 27/4/2023 về việc điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân lên mức 1.920,3732 đồng/kWh (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng) từ hôm nay (4/5/2023). Như vậy sau 4 năm kìm giữ, giá điện bán lẻ bình quân đã được điều chỉnh tăng tương đương mức tăng 3% so với giá điện bán lẻ bình quân hiện hành.
Với giá bán lẻ điện bình quân duy trì ở mức 1.864,44 đồng một kWh từ tháng 3/2019 đến nay, EVN lỗ gần 168 đồng mỗi kWh điện bán ra. Cả năm ngoái, tập đoàn này lỗ hơn 36.294 tỷ đồng từ sản xuất kinh doanh điện, nếu trừ thu nhập tài chính khác, số lỗ giảm còn 26.236 tỷ đồng. Đây là cơ sở để Bộ Công Thương và EVN đã tính toán, đề xuất điều chỉnh giá bán lẻ điện.
Trước đó, ngày 3/2, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhận định giá điện của Việt Nam không thể giống nước phát triển, giá quá cao thì người dân, doanh nghiệp và nền kinh tế không chịu được. Thủ tướng đề nghị tính giá điện theo tinh thần lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người dân, đồng thời tránh điều hành "giật cục".
Dự trữ dầu thô thương mại của Mỹ giảm nhẹ
Cơ quan Thông tin năng lượng Mỹ (EIA) ngày 3/5 đã công bố báo cáo hằng tuần cho thấy lượng dầu thô nhập khẩu của nước này tăng, trong khi xuất khẩu giảm nhẹ trong tuần kết thúc ngày 28/4. Cụ thể, trung bình mỗi ngày, Mỹ nhập khẩu 6,396 triệu thùng dầu thô, tăng 21.000 thùng/ngày so với tuần trước đó, trong khi lượng dầu xuất khẩu giảm trung bình 82.000 thùng/ngày, xuống còn 4,737 triệu thùng/ngày.
Cùng thời gian này, sản lượng dầu của Mỹ đạt trung bình 12,3 triệu thùng/ngày, tăng khoảng 100.000 thùng/ngày so với tuần trước đó và 400.000 thùng/ngày so với cùng kỳ năm ngoái; dự trữ dầu thô thương mại của Mỹ, không bao gồm lượng dự trữ dầu mỏ chiến lược, đã giảm 1,3 triệu thùng so với tuần trước đó, xuống còn 459,6 triệu thùng - thấp hơn khoảng 2% so với mức trung bình 5 năm vào thời điểm này trong năm.
Tính chung trong 4 tuần qua, trung bình mỗi ngày, Mỹ nhập khẩu khoảng 6,315 triệu thùng dầu thô, tăng 4,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó, lượng dầu thô xuất khẩu đạt trung bình mỗi ngày là 4,214 triệu thùng, tăng 22,6% so với cùng kỳ năm 2022.
Nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc tăng 1,5 lần trong tháng 3
Nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc từ Nga trong tháng 3/2023 đã tăng 1,5 lần so với cùng kỳ năm trước lên khoảng 9,6 triệu tấn, số liệu gần đây của Chính phủ Trung Quốc cho thấy.
Về khối lượng, nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc từ Nga đạt mức cao nhất kể từ tháng 2/2022, với việc Nga vượt Saudi Arabia để trở thành nhà cung cấp dầu thô lớn nhất cho quốc gia châu Á này. Tuy nhiên, về mặt giá trị, nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc từ Nga chỉ tăng 3% lên 5,09 tỷ USD. Ngược lại, trong tháng 3, Bắc Kinh đã nhập khẩu khoảng 8,9 triệu tấn dầu thô từ Saudi Arabia với giá trị 5,36 tỷ USD cho thấy quốc gia châu Á này đã mua dầu của Nga với giá rẻ hơn.
Trong khi đó, cũng trong tháng 3/2023, Trung Quốc nhập khẩu khí đốt qua đường ống của Nga tăng 2,3 lần so với cùng kỳ năm trước lên 580 triệu USD. Nhập khẩu khí tự nhiên hóa lỏng của Trung Quốc từ Nga đã tăng 1,9 lần so với cùng kỳ năm trước lên khoảng 600.000 tấn, trị giá khoảng 400 triệu USD.
Pháp, Nhật Bản ký thỏa thuận hợp tác năng lượng hạt nhân
Pháp và Nhật Bản mới đây đã ký một thỏa thuận hợp tác hạt nhân tại Paris, cam kết tăng cường và thúc đẩy quan hệ trong nghiên cứu và phát triển năng lượng hạt nhân thế hệ tiếp theo như lò phản ứng nhanh làm mát bằng natri.
Thỏa thuận nhằm kéo dài tuổi thọ an toàn của các lò phản ứng hạt nhân, phát triển năng lực hạt nhân dân sự ở 2 quốc gia và thúc đẩy tái chế nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng để giảm thiểu nhu cầu về uranium.
Tờ Sankei của Nhật Bản ngày 3/5 đã đưa tin rằng Thủ tướng Fumio Kishida sẽ dành khoảng 46 tỷ yên trong 3 năm, bắt đầu từ tháng 4/2024 để giúp phát triển các lò phản ứng nhanh làm mát bằng natri.
Ả Rập Xê-út phải bán 80,90 USD/thùng dầu mới có thể cân bằng ngân sách
Ả Rập Xê-út cần giá dầu thô ở mức 80,9 USD/thùng để cân bằng ngân sách trong năm nay, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) ngày 3/5 cho biết trong dự báo kinh tế mới nhất cho Trung Đông và Trung Á.
Giá hòa vốn của nhà xuất khẩu dầu thô lớn nhất thế giới cho năm 2023 ước tính thấp hơn mức 83,60 USD và 85,80 USD/thùng tương ứng của năm 2021 và 2022, nhưng cao hơn mức trung bình hòa vốn 80,40 USD trong hai thập niên tính đến năm 2019. Theo IMF, tăng trưởng kinh tế của Ả Rập Xê-út sẽ giảm đáng kể từ 8,7% năm ngoái xuống 3,1% trong năm nay và năm tới.
Tăng trưởng GDP thực tế của các nhà xuất khẩu dầu ở khu vực Trung Đông và Bắc Phi (MENA) dự kiến sẽ chậm lại từ 5,7% năm 2022 xuống 3,1% vào năm 2023 (và sẽ duy trì tốc độ đó vào năm 2024), IMF cho hay. Trong khi đó, nhiều nhà xuất khẩu dầu thô đã chuyển sang các đầu tư các dự án năng lượng xanh như phi hydro, điện gió, điện mặt trời...
​Theo Petrotimes.

Cùng chuyên mục

Hơn 4.600 khách hàng phía Bắc đã thỏa thuận điều chỉnh phụ tải điện

19/04/2024

Quý I-2024, Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) đã vận hành an toàn, ổn định lưới điện, chủ động bảo đảm cung ứng điện an toàn và chất lượng phục vụ các hoạt động chính trị, xã hội, các lễ hội của các địa phương và nhân dân trên địa bàn 27 tỉnh, thành phố miền Bắc.

  • 0
  • 0

giá điện sinh hoạt

Mức sử dụng trong tháng Giá (đồng/kWh)
Bậc 1: Cho kWh từ 0 - 50 1.806
Bậc 2: Cho kWh từ 51 - 100 1.866
Bậc 3: Cho kWh từ 101 - 200 2.167
Bậc 4: Cho kWh từ 201 - 300 2.729
Bậc 5 Cho kWh từ 301 - 400 3.050
Bậc 6: Cho kWh từ 401 trở lên 3.151