Bộ Công Thương - Cục điều tiết điện lực

Thứ tư, 24/04/2024 | 20:38 GMT +7

  • facebook | 024.221.47474

Phát triển năng lượng

Ấn Độ sửa đổi dự thảo chính sách năng lượng

09/05/2023
(PetroTimes) - Nhằm tiếp tục cuộc chiến chống lại tình trạng biến đổi khí hậu, Ấn Độ dự tính sẽ ngừng xây dựng những nhà máy nhiệt điện than mới (không tính những nhà máy đang trong quá trình xây dựng) bằng cách loại bỏ một điều khoản lớn khỏi dự thảo cuối cùng của Chính sách Điện lực Quốc gia (NEP).
Nếu Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Nội các thông qua dự thảo này, Trung Quốc sẽ nền kinh tế lớn duy nhất còn phê duyệt những yêu cầu mới về việc bổ sung công suất điện than mới với quy mô đáng kể.
Ấn Độ và Trung Quốc chiếm khoảng 80% tổng số dự án điện than đang hoạt động, vì hầu hết những quốc gia đang phát triển đều đi theo xu hướng giảm dần công suất điện than để đáp ứng được những mục tiêu về khí hậu. Theo một tổ chức nghiên cứu độc lập về khí hậu E3G, tính đến tháng 1/2023, chỉ có 20 quốc gia đã lên kế hoạch xây dựng 2 dự án điện than trở lên.
Một trong ba nguồn tin của chính phủ cho Reuters biết: “Sau nhiều tháng cân nhắc, chúng tôi đã đi đến kết luận: Không cần bổ sung thêm công suất điện than vào sản lượng đã có sẵn”.
Các nguồn từ chối đưa danh tính vì họ không được phép nói chuyện với giới truyền thông. Bộ Năng lượng của Ấn Độ cũng không trả lời những yêu cầu bình luận của Reuters.
Theo họ, dù có thông qua chính sách mới, thì cũng sẽ không ảnh hưởng đến 28,2 GW tổng công suất điện than đang được lắp đặt trong nước.
Trung Quốc và Ấn Độ cũng đã cùng vận động những nước khác tự do lựa chọn lộ trình cắt giảm khí thải của riêng họ.
Ấn Độ - quốc gia có công suất điện than cao nhất chỉ sau Trung Quốc, đã nhiều lần từ chối đặt thời hạn loại bỏ hoàn toàn điện than. Theo họ, Ấn Độ có lượng khí thải bình quân đầu người thấp, còn công suất năng lượng tái tạo thì đang tăng và người dân có nhu cầu sử dụng nguồn nhiên liệu rẻ tiền.
Từ nhiều thập kỷ nay, than đá là nguyên liệu quan trọng nhất để sản xuất ra điện ở Ấn Độ. Thế nhưng, các nhà hoạt động đã kêu gọi cho dừng xây dựng nhà máy điện than mới. Họ cho rằng việc này sẽ giúp giảm tỷ trọng nhiên liệu gây ô nhiễm trong cơ cấu sản lượng điện.
Dự thảo này là nỗ lực đầu tiên của Ấn Độ nhằm sửa đổi chính sách điện được ban hành từ năm 2005. Bản dự thảo cũng đề xuất tiếp tục sử dụng những nhà máy đốt than cũ cho đến khi Ấn Độ có đủ khả năng tài chính để sử dụng công nghệ lưu trữ năng lượng tái tạo.
Theo những nguồn tin, cho đến nay, nhiều nhà máy nhiệt điện than cũ, với tổng công suất lắp đặt là 13 GW, đã được cấp phép kéo dài hoạt động để đáp ứng được nhu cầu điện năng cao.
Thế cờ thay đổi
Trong dự thảo đầu tiên của NEP (năm 2021), Ấn Độ đã đề ra khả năng bổ sung thêm công suất điện than, nhưng đi kèm những tiêu chuẩn công nghệ cao hơn hơn để giảm ô nhiễm.
Vào năm 2022, Cơ quan Điện lực Trung ương của Ấn Độ - có chức năng làm tư vấn cho Bộ Điện lực Ấn Độ, cho biết đất nước này phải bổ sung tới 28 GW điện than mới (không tính những nhà máy đang được xây dựng) để giải quyết được vấn đề nhu cầu điện tăng cao.
Tuy nhiên, theo các nguồn tin, dự thảo cuối cùng sẽ ban hướng dẫn về cách hoạch định chính sách năng lượng của Ấn Độ trong thập kỷ tới mà không đề cập đến việc bổ sung thêm điện than.
Ngược lại, trong một tài liệu tháng 3/2022 về chính sách năng lượng quốc gia, Ủy ban Cải cách và Phát triển của Trung Quốc cho biết “sẽ xây dựng những nhà máy nhiệt điện than tiên tiến với mức độ hợp lý, dựa trên thực trạng nhu cầu phát triển”.
Trung Quốc đang có kế hoạch xây dựng khoảng 100 nhà máy nhiệt điện than mới để hỗ trợ hệ thống năng lượng gió và mặt trời. Các nhà phân tích cho rằng, điều này đi ngược lại ý định trước đó của Bắc Kinh là giảm vai trò của than.
Việc sửa đổi chính sách cũng có thể gây tác động đến giá than dài hạn và những quốc gia khai thác than như Indonesia, Úc và Nam Phi, vì Ấn Độ là nước nhập khẩu than lớn thứ hai trên toàn thế giới, chỉ sau Trung Quốc.
Theo Tạp chí Petrotimes

Cùng chuyên mục

Khởi công công trình 'Nâng cấp và phát triển lưới điện khu vực Điện lực Gò Công Đông, Tân Phú Đông

24/04/2024

Ngày 23-4, Công đoàn cơ sở Công ty Điện lực Tiền Giang tổ chức Lễ khởi công công trình 'Nâng cấp và phát triển lưới điện khu vực Điện lực Gò Công Đông, Tân Phú Đông thuộc Dự án Nâng cấp và phát triển lưới điện trên địa bàn huyện Gò Công Đông và huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền giang'.

  • 0
  • 0

giá điện sinh hoạt

Mức sử dụng trong tháng Giá (đồng/kWh)
Bậc 1: Cho kWh từ 0 - 50 1.806
Bậc 2: Cho kWh từ 51 - 100 1.866
Bậc 3: Cho kWh từ 101 - 200 2.167
Bậc 4: Cho kWh từ 201 - 300 2.729
Bậc 5 Cho kWh từ 301 - 400 3.050
Bậc 6: Cho kWh từ 401 trở lên 3.151