Bộ Công Thương - Cục điều tiết điện lực

Thứ ba, 03/12/2024 | 16:10 GMT +7

  • facebook | 024.221.47474

Nghiên cứu đào tạo

PVU đẩy mạnh nghiên cứu công nghệ với đối tác chiến lược tại Hoa Kỳ

03/11/2024
​Vừa qua, tại TP Bà Rịa, Trường Đại học Dầu khí Việt Nam (PVU) đã tổ chức buổi làm việc chuyên đề về nghiên cứu khoa học và đổi mới sáng tạo trong công tác “Thu giữ, sử dụng và lưu trữ Carbon (CCUS - Carbon Capture, Utilization and Storage)”. CCUS là công nghệ quan trọng giúp giảm phát thải khí CO2 bằng cách thu giữ CO2 từ các nguồn phát thải lớn, sau đó được sử dụng trong các ứng dụng công nghiệp hoặc được lưu trữ an toàn dưới lòng đất.


Quang cảnh chung tại buổi làm việc.
Buổi làm việc có sự tham gia của đại diện Học viện Mỏ và Công nghệ New Mexico (NMT) - một trong những đối tác chiến lược của PVU tại Hoa Kỳ; cùng hơn 50 nhà khoa học và cán bộ, kỹ sư đang công tác trong Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam), Đại học Bách Khoa TP HCM...

TS. Phan Minh Quốc Bình phát biểu khai mạc buổi làm việc.
Phát biểu khai mạc buổi làm việc, TS. Phan Minh Quốc Bình, Hiệu trưởng PVU khẳng định, PVU cam kết thúc đẩy nghiên cứu CCUS và cùng các đối tác giải quyết các thách thức trong việc triển khai, hướng đến trở thành trung tâm nghiên cứu hợp tác và thương mại hóa công nghệ, thúc đẩy sự chuyển giao nghiên cứu thành các giải pháp thực tiễn. Bằng cách quy tụ các nhà khoa học và chuyên gia từ các trường đại học, viện nghiên cứu và công ty quốc tế, đặc biệt là từ Đông Nam Á, Hàn Quốc, Hoa Kỳ và Việt Nam. PVU mong muốn đáp ứng nhu cầu của ngành Dầu khí và đóng góp vào sự phát triển năng lượng bền vững.
TS. Phan Minh Quốc Bình nhấn mạnh, buổi làm việc này là một nền tảng cho các chuyên gia của Petrovietnam và các đơn vị thành viên của Tập đoàn chia sẻ nghiên cứu và thảo luận về các vấn đề trong ngành CCUS.

Đại diện Ban Chiến lược Tập đoàn, TS. Nguyễn Anh Đức trình bày bức tranh tổng thể về việc triển khai CCUS tại Việt Nam.
Trong không khí làm việc nghiêm túc, các nhà khoa học và chuyên gia đã mang đến những góc nhìn sâu sắc về công nghệ CCUS. Đại diện Ban Chiến lược Tập đoàn, TS. Nguyễn Anh Đức đã trình bày bức tranh tổng thể về việc triển khai CCUS tại Việt Nam, trong đó nhấn mạnh tầm quan trọng của “Khung pháp lý liên quan đến CCUS tại Việt Nam”. Cũng tại buổi làm việc, TS. Nguyễn Thanh Tùng, Viện phó Viện Dầu khí Việt Nam, Phó Hiệu trưởng PVU đã trình bày bài nghiên cứu “Tổng quan về triển vọng lưu trữ CO2 tại các tầng địa chất trên thềm lục địa Việt Nam”; TS. Bùi Thanh Bình, Trưởng Khoa Dầu khí PVU trình bày về “Ảnh hưởng của CO2 đến tính chất cơ học và sự truyền sóng của đất đá”.
Tại buổi làm việc, các chuyên gia NMT đã chia sẻ kinh nghiệm triển khai công tác tại Hoa Kỳ - quốc gia đi đầu về CCUS, đồng thời phân tích chuyên sâu về chính sách kiểm soát khí thải toàn cầu trong tương lai gần hướng tới Net Zero, được dẫn chứng sinh động qua nguyên tắc “Cây gậy và củ cà rốt” về những thách thức và cơ hội cho ngành Dầu khí.

Các chuyên gia và các đại biểu cùng nhau trao đổi sôi nổi tại buổi làm việc.
Những thảo luận sôi nổi xung quanh những tiến bộ trong công nghệ thu giữ, sử dụng và lưu trữ Carbon (CCUS) nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu hiện nay, đã mở ra một góc nhìn toàn cảnh về định hướng phát triển công nghệ CCUS, đồng thời khẳng định cam kết mạnh mẽ của PVU trong việc thúc đẩy nghiên cứu, phát triển công nghệ và mở rộng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực này.

Các đại biểu, chuyên gia chụp hình lưu niệm.
Theo Petrotime 

Cùng chuyên mục

  • 0
  • 0

giá điện sinh hoạt

Mức sử dụng trong tháng Giá (đồng/kWh)
Bậc 1: Cho kWh từ 0 - 50 1.893
Bậc 2: Cho kWh từ 51 - 100 1.956
Bậc 3: Cho kWh từ 101 - 200 2.271
Bậc 4: Cho kWh từ 201 - 300 2.860
Bậc 5 Cho kWh từ 301 - 400 3.197
Bậc 6: Cho kWh từ 401 trở lên 3.302