Do đó, bộ phận đào tạo CPMB cần nghiên cứu đề xuất, tham mưu cho Lãnh đạo, định hướng cho CBCNV để kế hoạch đào tạo của đơn vị luôn bám sát được với nhu cầu thực tiễn, phù hợp với đề án nâng cao năng lực của Ban QLDA hiện hữu, với chiến lược phát triển của EVNNPT/CPMB và các nhiệm vụ cốt lõi của công tác đào tạo trong kỷ nguyên Chuyển đổi số. Có như thế, công tác đào tạo mới thực sự mang lại những giá trị thiết thực cho mỗi CBCNV và cả đơn vị.
Kết quả đạt được năm 2024
Bám sát nhu cầu học tập, phù hợp với vị trí chức danh, đề án nâng cao năng lực Ban QLDA, chiến lược phát triển của EVNNPT/CPMB. Trong thời gian gần đây, nội dung của các khóa đào tạo ngày càng đi sâu vào nhu cầu học tập của CBCNV tại đơn vị cụ thể là chú trọng vào việc khuyến khích nhân viên tự học những kỹ năng mà họ quan tâm với mục đích phục vụ công việc chuyên môn. Từ đó đã đem đến sự ham học hỏi của từng CBCNV tại CPMB. Bên cạnh đó là chất lượng đề cương giảng dạy, thời gian, địa điểm học tập được bộ phận đào tạo phối hợp với các phòng chức năng kiểm soát kỹ, thương thảo, làm việc với chi phí tiết kiệm và hiệu quả đã đem lại nhiều cơ hội học tập và phát triển cho mỗi CBCNV.
Đẩy mạnh đào tạo nội bộ tại các phòng chức năng CPMB
Vai trò của bộ phận đào tạo được nâng cao, hằng năm bộ phận đào tạo của CPMB thường xuyên rà soát, bám sát các yêu cầu các vị trí chức danh được phê duyệt của EVNNPT và các đề án nâng cao năng lực Ban QLDA cùng với một số đề án khác như Kế hoạch chuyển đổi số, đề án phát triển CNTT trong EVN/EVNNPT để định hướng các khóa đào tạo phù hợp với từng đối tượng. Kế đến là việc xác định các các chứng chỉ chuyên môn nghiệp vụ, chứng chỉ hành nghề phù hợp với yêu cầu quy định của pháp luật để gia hạn, bổ sung kịp thời. Hiện nay, hầu hết các chức danh cán bộ quản lý và chuyên gia tư vấn chính lĩnh vực tư vấn giám sát chuyên ngành điện lực tại CPMB với gần 22 Cán bộ có chứng chỉ chuyên môn phù hợp. CPMB cam kết cam kết thực hiện duy trì hoạt động điện lực theo đúng quy định của pháp luật.
Các kiến thức về pháp luật như Luật Điện lực; Luật Doanh nghiệp; Bộ Luật dân sự; Luật Đầu tư; Luật Đầu tư công; Luật Đấu thầu; Luật Xây dựng; Luật Kế toán; Luật Lao động; Luật an ninh mạng; Các Bộ luật khác có liên quan đến chuyên môn nghiệp vụ. Các văn bản pháp luật, các qui trình, qui phạm, tiêu chuẩn của Nhà nước và qui định liên quan của EVN; Các phương hướng, chiến lược phát triển của EVNNPT; Các điều lệ hoạt động, qui chế quy trình, quy định, quản lý nội bộ phân cấp quản lý, cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ và các mảng hoạt động của EVN/EVNNPT, Ban A và các đơn vị trực thuộc đều phải được CBCNV nằm lòng để phục vụ công việc. Đây là những kiến thức cần cập nhập thường xuyên và liên tục để đáp ứng tình hình mới hiện nay.
Việc tuân thủ các quy trình được ban hành trong hệ thống QLCL ISO 9001: 2015 cũng như triển khai hồ sơ rủi ro cấp quy trình, hồ sơ rủi ro trọng yêu cũng được Lãnh đạo Ban quan tâm. Việc kiện toàn danh sách cán bộ được đào tạo của các Phòng tham gia trong tổ công tác để tham gia đầy đủ các khóa đào tạo đáp ứng ngày càng cao yêu cầu của tổ chức.
Song song với các kiến thức về pháp luật nêu trên, CBCNV với các vai trò nhiệm vụ cũng cần các kỹ năng mềm cần có như kỹ năng tư duy chiến lược; kỹ năng tham mưu xây dựng quy định; kỹ năng tư vấn, hướng dẫn; kỹ năng theo dõi, giám sát, đánh giá và báo cáo; kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm; kỹ năng giải quyết vấn đề; kỹ năng định hướng mục tiêu và kết quả; kỹ năng tổ chức thực hiện công việc; kỹ năng lãnh đạo và phát triển đội ngũ. Đối với các kỹ năng mềm này, CPMB cũng phối hợp với các Trung tâm đào tạo và tham khảo Ban EVNNPT để đề xuất và lựa chọn các khóa đào tạo phù hợp với tiêu chí tiết kiệm và chất lượng.
Chương trình đào tạo cán bộ quản lý cấp 2,3,4, các khóa đào tạo văn bằng 2 là các chương trình đào tạo được EVN/EVNNPT và cả CPMB quan tâm hằng năm. Đây là các khóa đào tạo theo chương trình khung đã được EVN ban hành, nhằm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đảm bảo sự chuyển tiếp, liên tục, vững vàng ổn định giữa các thế hệ cán bộ, đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ được giao, góp phần đưa EVN phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững.
Mặc dầu năm 2024, CPMB tập trung mọi nguồn lực để hoàn thành dự án ĐZ 500kV Quảng Trạch – Quỳnh Lưu; Quỳnh Lưu – Thanh Hóa, TBA 500kV Thanh Hóa theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, cũng như hoàn thành nhiệm vụ kế hoạch năm 2024. Nhưng CPMB cũng đã cơ bản hoàn thành các khóa đào tạo theo kế hoạch giao, theo đó đã tổ chức cho 03 cán bộ học văn bằng 2 tại các trường đại học tại Thành phố Đà Nẵng, tổ chức 06 khóa đào tạo ngắn hạn, 02 lớp ôn thi chứng chỉ hành nghề, 05 đồng chí huấn luyện quân sự, giáo dục chính trị lực lượng Tự vệ năm 2024 theo chỉ tiêu giao của BCH Quân sự Quận. Bên cạnh đó triển khai đáp ứng chỉ tiêu về các bài giảng E learning và Micro Learning được EVNNPT giao.
Hướng tới kỷ nguyên chuyển đổi số trong công tác đào tạo
Trong những năm gần đây, công nghệ thông tin được ứng dụng rộng rãi trong việc đào tạo, góp phần tiết giảm chi phí và bước đầu thay đổi văn hóa học tập của người lao động. Điển hình, với phần mềm Hệ thống học tập trực tuyến e learning được đưa vào hoạt động, bước đầu mang lại kết quả tự học cho CBCNV được tăng lên, tạo thói quen tự học mọi lúc, mọi nơi, công tác đào tạo không bị gián đoạn trong bất kì tình huống nào. Kiến thức chung được lưu trữ và khai thác chia sẽ phổ biến trong toàn EVN/EVNNPT mang lại tác động tích cực trong việc tự học tự đào tạo cho các đơn vị.
Cùng với đó, nhiều khóa đào tạo hội thảo trực tuyến với các đơn vị trong và ngoài nước giúp CBCNV EVN/EVNNPT tiếp cận được với công nghệ, trình độ quản lý tiên tiến trên thế giới đã làm đa dạng hóa các hình thức đào tạo hiện có. Để hướng đến kỷ nguyên Chuyển đổi số trong công tác đào tạo, cần thiết phải chú trọng các mặt sau đây:
- Chuẩn hoá năng lực nguồn nhân lực, tập trung xây dựng đội ngũ nhân lực chất lượng cao; Điều chỉnh các chương trình đào tạo nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu đào tạo của CBCNV. Xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá trách nhiệm của các đơn vị trong việc sàng lọc, lựa chọn học viên, ứng viên chuyên gia các chương trình đào tạo phù hợp.
- Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ mới trong đào tạo, xây dựng môi trường học tập hiện đại, để hỗ trợ thúc đẩy văn hóa học hỏi chủ động, nâng cao hiệu quả sử dụng chi phí đào tạo; Với mục tiêu số hóa, công tác đào tạo sẽ tập trung hoàn thiện các phần mềm HRMS, E-learning, SmartEVN đồng thời tăng cường số lượng và chất lượng bài giảng đơn giản hóa, dễ học, dễ nhớ tiết kiệm thời gian học tập làm việc thông qua các bài giảng MicroLearning.
- Xây dựng tài sản tri thức, tri thức của tổ chức, chuyển hóa hệ thống tài sản tri thức, biến tri thức, kinh nghiệm cá nhân thành tài sản của tổ chức, đào tạo thường xuyên và đào tạo lại, từng bước phổ biến kiến thức chuyên gia thành kiến thức phổ thông góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Tập trung xây dựng kho tài liệu các bài giảng đã được chuẩn hóa, ngân hàng câu hỏi, tài liệu tham khảo… và chia sẻ chung trong toàn EVN; sử dụng đội ngũ chuyên gia xây dựng các chương trình đào tạo, tài liệu giảng dạy chuyên sâu, đồng thời xây dựng cơ chế khuyến khích người lao động chia sẻ kiến thức chuyên môn trong từng lĩnh vực. Tiến tới có thể dùng AI để tạo thành tri thức của tổ chức phục vụ cho công tác chuyên môn CBCNV.
Để công tác học tập ngày càng được bài bản và chuyên nghiệp như vậy rất cần sự ủng hộ của Lãnh đạo các cấp. Tuy nhiên, mỗi CBCNV cần xác định vai trò nhiệm vụ của mình trong tổ chức để từ đó có kế hoạch phát triển bản thân, chia sẽ tri thức cá nhân trong tổ chức của mình. Việc này sẽ thúc đẩy văn hóa học tập EVN đến từng CBCNV, giúp mỗi CBCNV thấm nhuần văn hóa EVN. Đó là, một EVN Tiên phong, Sáng tạo, mỗi cá nhân xuất sắc sẽ góp phần hình thành được tập thể vững mạnh và tiên phong sáng tạo.
Việc hoàn thành kế hoạch đào tạo được xây dựng xây dựng hằng năm bám sát nhu cầu thực tiễn, phù hợp với đề án nâng cao năng lực, chiến lược phát triển của EVNNPT/CPMB và các nhiệm vụ cốt lõi của công tác đào tạo trong kỷ nguyên Chuyển đổi số sẽ góp phần cùng nhau đưa EVN/EVNNPT trở thành một doanh nghiệp số có văn hoá tiêu biểu.