Bộ Công Thương - Cục điều tiết điện lực

Thứ năm, 28/03/2024 | 19:29 GMT +7

  • facebook | 024.221.47474

Hợp Tác Quốc Tế

Trường Đại học Điện lực đẩy mạnh hoạt động khoa học và công nghệ

17/05/2023
Ngoài nhiệm vụ trọng tâm là đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao cung cấp cho Ngành và phục vụ nhu cầu kinh tế xã hội thì Trường Đại học Điện lực còn là một Trung tâm nghiên cứu khoa học - công nghệ hàng đầu của ngành điện lực.
Với định hướng trở thành trường đại học xuất sắc về nghiên cứu, đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, Trường Đại học Điện lực luôn đẩy mạnh việc thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ nhằm cho ra đời các sản phẩm đáp ứng nhu cầu của khách hàng và thực tiễn đặt ra.

TS. Nguyễn Lê Cường - Phó Hiệu trưởng Nhà trường (đứng giữa) tham quan mô hình "Máy bay không người lái phun lửa đốt rác trên đường dây cao thế" tại “EPU’S Campus Techshow 2022”.
Trong đó, các lĩnh vực nghiên cứu thuộc thế mạnh của Trường bao gồm: hệ thống kỹ thuật trong các nhà máy điện (thủy điện, nhiệt điện, điện gió, điện mặt trời, điện sinh khối, điện rác thải), trạm điện và đường dây truyền tải điện; các bộ phận và hệ thống nhiệt - lạnh (lò hơi, lò quay, máy lạnh, tuabin nhiệt, bơm nhiệt, mạng nhiệt); các hệ thống đo lường, điều khiển, bảo vệ, giám sát và truyền tin trên diện rộng; các vấn đề liên quan đến cơ khí, chế tạo và xây dựng điện…
Nhiều năm qua trường đã nghiên cứu hàng trăm đề tài các cấp như: cấp Trường, cấp EVN, cấp Bộ Công Thương, cấp Sở Khoa học và Công nghệ, cấp Nhà nước. Các kết quả nghiên cứu đã tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị phát triển khoa học và ứng dụng trong thực tế cao. Đại diện cho các sản phẩm nghiên cứu đó là thương phẩm công tơ điện tử, dàn nước nóng năng lượng mặt trời, lưới điện thông minh, máy tạo dòng 4000A, hợp bộ thí nghiệm Vôn-Ampe, máy bắn bóng bàn,…
Với chủ trương gắn kết giữa đào tạo và nghiên cứu khoa học với thực tiễn, Nhà trường có nhiều công trình nghiên cứu khoa học được công bố trên các tạp chí, hội nghị khoa học uy tín trong và ngoài nước, nhiều sản phẩm KH&CN của trường đã được ứng dụng trong thực tiễn.
Điển hình, trong năm học 2021 - 2022, viên chức và người lao động Nhà trường đã thực hiện 28 đề tài nghiên cứu khoa học các cấp, trong đó có 01 đề tài cấp Nhà nước, 01 đề tài Nghị định thư và 4 đề tài cấp bộ/tỉnh, thành phố. Kết quả của các hoạt động khoa học công nghệ đã cho công bố 130 bài báo trên tạp chí ISI, SCOPUS và 205 bài báo đăng trên tạp chí chuyên ngành trong nước, tổ chức thành công Hội thảo quốc tế về chuyển dịch năng lượng quy tụ đóng góp và tham dự của 78 cơ quan, tổ chức, đơn vị với gần 300 đại biểu và các nhà khoa học.

Mô hình "Thiết bị giám sát phát hiện máy bay không người lái bảo vệ công trình điện" tại triển lãm “EPU’S Campus Techshow 2022".
Bên cạnh đó, Nhà trường cũng đẩy mạnh mở rộng hợp tác với nhiều viện nghiên cứu khoa học, trường đại học và tổ chức quốc tế như: Viện Grenoble, Đại học Khoa học và Công nghệ (Pháp), Đại học Deakin, Đại học Curtin, Học viện Chisholm (Úc), Đại học Bách khoa Prague (Séc), Đại học Palermo (Ý), Đại học Fukui, Đại học Nagaoka (Nhật Bản), Đại học Điện lực Thượng Hải (Trung Quốc), Đại học Bách khoa Quế Lâm, Đại học Khoa học Kỹ thuật Điện tử Thành Đô (Trung Quốc), UNITEN (Malaysia), Đại học Năng lượng Quốc gia Kazan (Nga), Hiệp hội Kiểm toán Công chứng Anh (Vương quốc Anh)…
Trường Đại học Điện lực hiện có 19 ngành đào tạo đại học đại trà, 7 ngành đào tạo tiến sĩ, 10 ngành đào tạo thạc sĩ với quy mô hơn 15.000 người học.
Hiện nay, Nhà trường quy tụ được đông đảo đội ngũ giảng viên có chuyên môn sâu với 4 Giáo sư, 26 Phó Giáo sư, 125 Tiến sĩ và 246 Thạc sĩ. 100% giảng viên của trường đạt trình độ chuẩn theo quy định, được bố trí giảng dạy đúng chuyên môn đào tạo.
Đặc biệt, Nhà trường tăng cường đầu tư xây dựng 131 phòng học lý thuyết với diện tích 17.602 m2 trong đó được trang bị đầy đủ các thiết bị như máy chiếu, âm thanh và 01 thư viện điện tử với trên 13.000 đầu sách và rất nhiều đầu sách sách điện tử đã đáp ứng nhu cầu giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học của viên chức và người lao động, học viên, sinh viên...toàn trường.
Sắp tới Trường Đại học Điện lực tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế EEE.AM 2023. Hội thảo quốc tế Châu Á về Môi trường và Kỹ thuật Điện năm 2023 (2023 IEEE Asia Meeting on Environment and Electrical Engineering - 2023 EEE.AM) là một phần của chuỗi Hội thảo Quốc tế về Môi trường và Kỹ thuật Điện (IEEE.EEEIC) thường niên và được tổ chức lần đầu tiên ở Châu Á. Đây là diễn đàn thảo luận về nhiều chủ đề liên quan đến vận hành hệ thống năng lượng, ứng dụng công nghệ 4.0 vào các lĩnh vực lưới điện thông minh, tích hợp năng lượng tái tạo vào lưới điện, thành phố thông minh, các chính sách, tiêu chuẩn và thị trường điện, nêu bật các giá trị từ sự hợp tác xuyên lục địa trong việc cho phép đa dạng hóa năng lượng tái tạo, phát triển bền vững và các vấn đề môi trường. Kỷ yếu Hội thảo được đăng tải trên IEEE Explore – hệ thống thư viện điện tử có uy tín cao, được tham khảo trích dẫn nhiều trong các nghiên cứu thuộc lĩnh vực Điện, Điện tử.
Hội thảo khoa học quốc tế EEE.AM 2023 diễn từ ngày 13-15/11/2023 tại Hà Nội.
Thông tin chi tiết Hội thảo tại:
https://ieee_eeeam.epu.edu.vn/
https://www.eeeam.net/EEE-AM/
https://epu.edu.vn
Theo Trang TTĐT Trường Đại học Điện lực

Cùng chuyên mục

  • 0
  • 0

giá điện sinh hoạt

Mức sử dụng trong tháng Giá (đồng/kWh)
Bậc 1: Cho kWh từ 0 - 50 1.806
Bậc 2: Cho kWh từ 51 - 100 1.866
Bậc 3: Cho kWh từ 101 - 200 2.167
Bậc 4: Cho kWh từ 201 - 300 2.729
Bậc 5 Cho kWh từ 301 - 400 3.050
Bậc 6: Cho kWh từ 401 trở lên 3.151