Bộ Công Thương - Cục điều tiết điện lực

Thứ ba, 10/12/2024 | 22:00 GMT +7

  • facebook | 024.221.47474

Phát triển năng lượng

Sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả: Giải pháp đảm bảo cung ứng điện mùa nắng nóng

20/05/2023
Sáng 20/5, Tạp chí Công Thương tổ chức Toạ đàm Sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả: Giải pháp đảm bảo cung ứng điện mùa nắng nóng.
Đa dạng giải pháp tiết kiệm điện
Năm 2023, dự báo cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu khiến phần lớn các khu vực trên thế giới phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt nguồn cung trong khi giá dầu và khí đốt tăng mạnh. Cuộc khủng hoảng này vẫn còn nhiều điều khó lường và được dự đoán sẽ chưa thể kết thúc trong năm nay.
Điều này đặt ra áp lực lớn đối với nguồn cung năng lượng tại Việt Nam vốn đã thiếu hụt do kinh tế phục hồi nhanh chóng sau đại dịch. Bài toán đảm bảo cung ứng điện ổn định, an toàn cho toàn quốc phải đối diện với nhiều thách thức.
Trong khi đó, những ngày gần đây liên tục ghi nhận thông tin về thời tiết nắng nóng trên cả nước, kéo theo đó là nhu cầu sử dụng điện của các hộ sinh hoạt, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh đều tăng cao.
Từ đầu năm, Chính phủ, Bộ Công Thương đã có những chỉ đạo sát sao đối với ngành điện nhằm tập trung triển khai các giải pháp để đảm bảo cung ứng điện, đặc biệt là kêu gọi người dân, doanh nghiệp tăng cường sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả.

Toạ đàm sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả: Giải pháp đảm bảo cung ứng điện mùa nắng nóng
Ông Trịnh Quốc Vũ - Phó Vụ trưởng Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững - Bộ Công Thương cho biết, trước tình hình diễn biến thị trường năng lượng thế giới rất phức tạp và giá năng lượng thường xuyên lên mức rất cao, cộng với thời tiết đang diễn biến cực đoan trong một năm có hiện tượng El Nino diễn ra mạnh như năm 2023 thì bên cạnh việc các cấp, các ngành nỗ lực đảm bảo cung ứng đủ các nguồn năng lượng sơ cấp, đủ nguồn điện cho phát triển kinh tế và cho đời sống xã hội thì các giải pháp sử dụng điện, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả sẽ đóng một vai trò rất quan trọng để giúp đảm bảo đủ điện và đủ năng lượng cho nền kinh tế.
Ngay từ đầu mùa khô năm 2023 này Bộ Công Thương đã có những chỉ đạo và chương trình hành động rất mạnh mẽ để thúc đẩy chương trình tiết kiệm điện ở các địa phương phối hợp với các bộ, ngành, các chính quyền địa phương và với các khách hàng sử dụng điện, nhất là khách hàng sử dụng điện lớn để quán triệt, tăng cường công tác tiết kiệm điện trên toàn quốc.
Đơn cử, ngay từ đầu năm 2023, Bộ Công Thương đã triển khai các hoạt động thúc đẩy tiết kiệm điện như chiến dịch Giờ Trái đất để nâng cao ý thức tiết kiệm điện, tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường cho người dân, doanh nghiệp trên toàn quốc.
Bộ Công Thương đã triển khai nhiều hoạt động hưởng ứng Chiến dịch Giờ Trái đất
Bộ Công Thương cũng có những đoàn công tác đoàn kiểm tra về tiết kiệm điện, tiết kiệm năng lượng, làm việc với các sở, ban, ngành, địa phương, với các doanh nghiệp, nhất là những doanh nghiệp trọng điểm tiêu thụ nhiều năng lượng để kiểm tra công tác chấp hành các quy định pháp luật về sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả và chấp hành Chỉ thị 20 của Thủ tướng về tăng cường tiết kiệm điện cho giai đoạn 2020 – 2025.
“Bên cạnh đó, tổ chức rất nhiều các hội nghị khách hàng lớn của ngành điện, các hội nghị, toạ đàm về tiết kiệm điện với mục tiêu đẩy mạnh các giải pháp, các sáng kiến và nâng cao nhận thức của mọi người dân, mọi doanh nghiệp và cộng đồng về việc tiết kiệm điện, đảm bảo nguồn cung ứng điện cho năm 2023, đặc biệt trong mùa nắng nóng”, ông Trịnh Quốc Vũ thông tin.
Tiếp tục thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
Về phía các địa phương, ông Nguyễn Đình Thắng, Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội chia sẻ, Thủ đô là một địa bàn rất lớn, đông người sử dụng điện và có các cơ quan quan trọng của đất nước. Do đó, ngay từ đầu nhiệm kỳ, Sở Công Thương Hà Nội đã tham mưu cho Thành ủy ban hành đầy đủ các kế hoạch và từng giải pháp, nhiệm vụ cụ thể giao cho các cơ quan ban, ngành của thành phố để triển khai cụ thể rất rõ theo từng giai đoạn và từng năm.
Điển hình như năm 2023, trên cơ sở dự báo khó khăn về điện, ngay từ đầu năm, Sở Công Thương đã có các kế hoạch và các nội dung triển khai rất chi tiết. Ví dụ như giao cho thanh niên, các sở, ban, ngành, quận, huyện và EVN Hà Nội triển khai Chương trình Giờ Trái đất. Sang tháng tư, tổ chức Chương trình Cao điểm hè đối với tất cả các đơn vị phân phối điện và các doanh nghiệp sử dụng năng lượng trọng điểm. Trong đó có tuyên dương, khuyến khích, động viên để các đơn vị kí cam kết trong quá trình cao điểm hè này sẽ chung tay với ngành điện và chính quyền thành phố để giảm bớt sử dụng điện vào giờ cao điểm.
Nội dung thứ thứ ba là xây dựng các sổ tay, hướng dẫn đến nhiều cơ quan, đơn vị xây dựng các chương trình tập huấn trực tiếp tại 30 quận, huyện về các mô hình, giải pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả…
“Trong năm 2023, chúng tôi đặt mục tiêu tiết kiệm từ 1,7 - 2,2% tổng năng lượng tiêu thụ trên địa bàn thành phố; thứ hai, 65% doanh nghiệp phụ tải trọng điểm có cam kết sử dụng tiết giảm điện theo biểu đồ mà ngành điện đã xây dựng lên. Thứ ba, 75% các doanh nghiệp, các khu công nghiệp, các cụm công nghiệp chuyển đổi dần các công nghệ lạc hậu, sử dụng nhiều năng lượng sang các công nghệ mới đem lại sản phẩm tốt hơn và dùng năng lượng ít hơn trong tất cả các ngành liên quan đến công nghiệp” – ông Thắng chia sẻ.
Thời gian tới, ông Trịnh Quốc Vũ cho hay, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục xây dựng và ban hành các cơ chế để thúc đẩy, khuyến khích sử dụng năng lượng, sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả.
Bên cạnh đó, thanh tra, kiểm tra các cơ sở sử dụng năng lượng, đặc biệt là cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm và các cơ quan quản lý nhà nước Trung ương và địa phương để quán triệt về tinh thần tiết kiệm điện, các chỉ thị, chỉ đạo của Chính phủ, của Đảng và Nhà nước về tăng cường tiết kiệm điện, giảm cái lãng phí, giảm phát thải khí nhà kính.
Một hoạt động nữa là phối hợp với các địa phương tăng cường truyền thông về tiết kiệm điện.
“Với các chương trình như vậy chúng tôi muốn truyền tải các thông điệp về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Đồng thời, chia sẻ, thông tin về các công nghệ tiên tiến nhất tới toàn thể xã hội, người tiêu dùng, cả trong lĩnh vực công nghiệp, thương mại cũng như sử dụng năng lượng dân dụng để ó thúc đẩy việc chuyển dịch thị trường tiêu thụ các phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng từ các thiết bị có hiệu suất thấp lên thiết bị có hiệu suất cao hơn” – ông Trịnh Quốc Vũ thông tin.
Theo Báo Công Thương

Cùng chuyên mục

  • 0
  • 0

giá điện sinh hoạt

Mức sử dụng trong tháng Giá (đồng/kWh)
Bậc 1: Cho kWh từ 0 - 50 1.893
Bậc 2: Cho kWh từ 51 - 100 1.956
Bậc 3: Cho kWh từ 101 - 200 2.271
Bậc 4: Cho kWh từ 201 - 300 2.860
Bậc 5 Cho kWh từ 301 - 400 3.197
Bậc 6: Cho kWh từ 401 trở lên 3.302