Bộ Công Thương - Cục điều tiết điện lực

Thứ năm, 05/12/2024 | 22:38 GMT +7

  • facebook | 024.221.47474

Nghiên cứu đào tạo

Một ngày theo chân thợ điện nơi vùng cao Hòa Bình

14/01/2024
Những ngày cuối năm, khi nhu cầu sử dụng điện tăng cao cũng là lúc những công nhân ngành điện vất vả nhất, luôn trong trạng thái túc trực và sẵn sàng để đảm bảo cung cấp điện an toàn, ổn định trong những dịp cuối năm.
Công việc đòi hỏi sức khỏe tốt sự khéo léo, cẩn thận.
Ngày đầu tháng 1.2024, trong tiết trời se lạnh của mùa đông, tôi đã có mặt và trực tiếp theo chân những đồng nghiệp đang công tác tại Điện lực huyện Đà Bắc để thấu hiểu những khó khăn của họ.
Như thường lệ, công việc hàng ngày của anh Đỗ Văn Thắng thường bắt đầu vào lúc 7h30 sáng. Sáng cùng ngày, đội của anh Thắng sẽ tiến hành rửa sứ và vệ sinh trạm biến áp trên địa bàn huyện để đảm bảo hệ thống lưới điện, giảm tổn thất điện năng. Dưới tiết trời se lạnh, mưa phùn, những công nhân được máy cẩu chuyên dụng đưa tới vị trí để thực hiện nhiệm vụ. Theo anh Đỗ Văn Thắng, đặc thù của Ngành điện là luôn phải túc trực 24/24. Khi được báo có sự cố điện thì dù đang giữa đêm tối cũng phải đi khắc phục, sửa chữa.
Với anh Phạm Xuân Trung (công nhân điện lực huyện Đà Bắc) cũng chia sẻ, thời gian làm việc của các anh không cố định, có thể nói là làm việc bất kể thời gian. Mỗi khi được thông báo khu vực nào xảy ra sự cố về điện thì dù đang ăn dở bữa cơm hay đang ngủ lúc 2-3h sáng đều phải lặn lội đi sửa để kịp thời cấp điện trở lại cho người dân sinh hoạt. Vào những năm 2017-2018, huyện Đà Bắc xảy ra bão lũ khiến hệ thống truyền tải điện tại nhiều khu vực bị hỏng, gây mất điện hàng loạt. Thời điểm đó, tôi và các công nhân được huy động làm việc liên tục ngày đêm, phải chạy đua với thời gian để khắc phục thiệt hại”, anh Trung chia sẻ. 23 năm gắn bó với ngành, những vất vả, vui buồn đều đã trải qua. Có những ngày vừa đi quãng đường dài 50-60km về đến nhà, cả người mệt mỏi, đau nhức, chưa kịp thay quần áo thì hệ thống điện lại xảy ra sự cố. Khi đó, anh cùng các công nhân khác phải tiếp tục đến hiện trường để kịp thời “chiến đấu” nhằm đảm bảo khôi phục điện trong thời gian nhanh nhất. Nhưng khi những con đường, những ngôi nhà được thắp sáng ánh đèn thì mọi mệt mỏi đều tan biến.
Đặc biệt, trong những ngày lễ tết, khi các gia đình đang quây quần bên mâm cơm nhỏ thì những "chiến sĩ áo cam" vẫn luôn trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu, đối mặt mọi tình huống, sự cố có thể xảy ra.
Vệ sinh TBA bằng công nghệ vệ sinh cách điện Hotline.
Trao đổi với tôi, ông Mai Quốc Mười - Giám đốc Điện lực huyện Đà Bắc cho biết, Đà Bắc là địa bàn có địa hình phức tạp, giao thông cách trở nên nếu xảy ra giông, lốc gây sự cố điện thì việc đi lại để xử lý sự cố gặp nhiều khó khăn. Các công nhân sẽ được trang bị đầy đủ đồ bảo hộ để hạn chế tối thiểu rủi ro trong lúc làm việc. "Trong những năm qua, công tác chăm lo, cải thiện điều kiện làm việc cho công nhân được lãnh đạo Công ty đặc biệt quan tâm. Khi các công nhân làm việc trong điều kiện thời tiết nắng nóng trên 36 độ C sẽ có chế độ hỗ trợ, bồi dưỡng sữa, bánh… để đảm bảo sức khỏe khi làm việc", ông Mười nói.
Sau thời gian làm việc miệt mài, ca sáng kết thúc lúc 12h trưa. Lúc này, trời đã đổ mưa, mọi người về cơ quan để nghỉ ngơi và ăn trưa. Rồi sau đó, các anh lại tiếp tục công việc của mình đến 18h tối. Vào buổi sáng hôm sau, những công nhân ngành Điện lại bắt đầu công việc thường ngày, kiểm tra và giải quyết nếu có sự cố điện xảy ra.
Chia tay những đồng nghiệp của tôi những “chiến sĩ áo cam” ngày đêm túc trực, làm việc cả khi nắng nóng và khi đêm tối để khắc phục những sự cố về điện nhằm đảm bảo hệ thống được vận hành an toàn,  ổn định mới thực sự hiểu rằng để những bóng đèn được thắp sáng, máy móc được vận hành là biết bao công sức, mồ hôi của những công nhân ngành điện đang miệt mài dầm mưa, dãi nắng, dành trọn cả tuổi xuân cho ngành.
Theo NPC

Cùng chuyên mục

Nhiệt điện than và quá trình chuyển đổi xanh

04/12/2024

Sản xuất và cung ứng “điện xanh” là chủ trương lớn của Chính phủ tiến tới đưa phát thải ròng về “0” - tức là đưa phát thải khí carbon về “0” (Net zero). Để thực hiện mục tiêu này, kể từ sau cam kết tại COP26 (vào năm 2021), Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách thúc đẩy chuyển đổi xanh, tăng trưởng xanh, giảm phát thải khí nhà kính, trọng tâm là chuyển đổi số, phát triển kinh tế xanh và chuyển đổi năng lượng sạch.

  • 0
  • 0

giá điện sinh hoạt

Mức sử dụng trong tháng Giá (đồng/kWh)
Bậc 1: Cho kWh từ 0 - 50 1.893
Bậc 2: Cho kWh từ 51 - 100 1.956
Bậc 3: Cho kWh từ 101 - 200 2.271
Bậc 4: Cho kWh từ 201 - 300 2.860
Bậc 5 Cho kWh từ 301 - 400 3.197
Bậc 6: Cho kWh từ 401 trở lên 3.302