Bộ Công Thương - Cục điều tiết điện lực

Thứ tư, 09/10/2024 | 22:52 GMT +7

  • facebook | 024.221.47474

Phát triển năng lượng

Thách thức trong phát triển năng lượng tái tạo tại Khu vực Mỹ Latinh

29/02/2024
Ngày càng có nhiều quốc gia Mỹ Latinh nhận thấy tầm quan trọng phát triển các nguồn năng lượng tái tạo đối với quá trình chuyển đổi năng lượng hiệu quả và phát triển bền vững của đất nước mình.
Trong những năm gần đây, công suất và sản lượng điện từ năng lượng tái tạo tăng lên cho thấy sự quan tâm của Chính phủ các nước Mỹ Latinh trong việc chuyển đổi cơ cấu năng lượng theo hướng xanh, sạch.  
Là khu vực có nhiều tiềm năng phát triển năng lượng tái tạo, nhất là năng lượng mặt trời, điện gió và thủy điện, các nước Mỹ La tinh đã đạt tỷ trọng năng lượng tái tạo bình quân khu vực trong năm 2022 và 2023 lần lượt 15,5% và 11,7%. (Theo Tổ chức Global Energy Monitor).
Theo ước tính của Tổ chức Quản lý Năng lượng khu vực (OLADE), tiềm năng phát triển điện gió và điện mặt trời tại các quốc gia Mỹ Latinh khá lớn, có thể tăng trưởng tới 460% đến năm 2030 (Chưa tính tiềm năng thủy điện). Hiện nay, tổng công suất điện từ năng lượng tái tạo bình quân của khu vực Mỹ Latinh đạt xấp xỉ 69 GW và dự kiến có thể đạt 390 GW vào năm 2030. Cũng theo KPMG, Brazil hiện là quốc gia dẫn đầu khu vực về phát triển các nhà máy điện mặt trời và điện gió, ước tính công suất tăng thêm có thể đạt 217 GW vào năm 2030. Các nước khác như Chile, Colombia, Mexico, Peru và Achentina có thể tăng thêm công suất xấp xỉ 95 GW.
Tuy vậy, theo tính toán của các chuyên gia, những đầu tư và chính sách triển khai như hiện nay vẫn chưa đủ để hoàn thành các mục tiêu đề ra theo Thỏa thuận Paris về chống biến đổi khí hậu. Thỏa thuận này nhằm mục đích đẩy nhanh quá trình chuyển đổi năng lượng, giảm thiểu tác động nóng lên toàn cầu. Nhiều cơ quan năng lượng các nước trong khu vực cho rằng việc phát triển năng lượng tái tạo cần phải đạt công suất và sản lượng gấp 3 lần, tương đương khoảng 1200 GW năng lượng tái tạo/năm, mới đảm bảo đạt các mục tiêu đề ra. Để thực hiện mục tiêu này, các nước cần xác định rõ những rào cản đối với sự phát triển năng lượng tái tạo ở quốc gia mình. 
Qua khảo sát, 80% chuyên gia khu vực cho rằng khó khăn lớn nhất đối với phát triển năng lượng tái tạo tại Mỹ Latinh đến từ các chính sách triển khai dự án năng lượng, bao gồm các vấn đề như: chính sách liên quan đến các chuỗi cung ứng năng lượng, cơ chế vận hành thị trường năng lượng, khó tiếp cận nguồn vốn, vấn đề cấp phép dự án năng lượng tái tạo, chuyển đổi năng lượng công bằng, những tác động tiêu cực của dự án năng lượng đối với môi trường và sự đa dạng sinh học, thiếu đầu tư mạng lưới truyền tải điện…
Bên cạnh thiếu chính sách và chế tài đủ mạnh, các chuyên gia khu vực còn cho rằng cần phải nghiên cứu xóa bỏ bao cấp, trợ giá của Chính phủ các nước đối với hoạt động thăm dò, khai thác nhiên liệu hóa thạch và cơ cấu lại thị trường năng lượng theo hướng ủng hộ, tạo điều kiện cho phát triển năng lượng tái tạo, giảm phát thải các-bon, trong đó cần cải thiện khuôn khổ pháp lý, cơ chế tính giá năng lượng... Về khía cạnh nguồn vốn, các dự án năng lượng tái tạo khu vực gặp nhiều khó khăn trong tiếp cận vốn, lãi suất vốn vay cao tiềm ẩn rủi ro tài chính cho các dự án, nhất là đối với phát triển các dự án thủy điện, đòi hỏi nguồn vốn và quy mô công trình dự án lớn. 
Những thách thức kể trên tác động không nhỏ tới viễn cảnh của lĩnh vực năng lượng tái tạo tại khu vực Mỹ Latinh trong thời gian tới và vì thế có thể ảnh hưởng trực tiếp đến các mục tiêu nhằm chuyển dịch cơ cấu năng lượng tại khu vực này. Thăm dò chỉ ra rằng 36% các chuyên gia khu vực được hỏi cho biết họ nghi ngờ khả năng nguồn năng lượng tái tạo có thể thay thế năng lượng hóa thạch vào năm 2050.  
Có thể thấy rằng, những thách thức nêu trên ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển lĩnh vực năng lượng Mỹ Latinh nói chung và năng lượng tái tạo nói riêng, đòi hỏi Chính phủ các nước cần sớm có các chính sách và biện pháp tháo gỡ nhằm chuyển dịch cơ cấu năng lượng bền vững, khai thác hiệu quả những tiềm năng mà nguồn năng lượng tái tạo đem lại, vì sự phát triển xanh, hài hòa giữa lợi ích kinh tế và mục tiêu bảo vệ môi trường. 
Nguồn:
- Hãng tin KPMG chuyên cung ứng các dịch vụ nghiên cứu thông tin kinh tế xã hội chuyên sâu.
- Tổ chức Global Energy Monitor.
- Tổ chức Năng lượng MLT (OLADE).

Cùng chuyên mục

Đâu là triết lý dẫn đến thành công của TKV?

09/10/2024

Quan điểm của TKV, 'mọi cái đều có thể mất đi nhưng văn hóa ở lại'. Chúng ta phải xây dựng văn hóa doanh nghiệp, văn hóa TKV phát triển. TKV đã nâng tầm văn hóa thông qua việc xây dựng hình ảnh Người thợ mỏ - Người chiến sĩ có đầy đủ giá trị 'đạo đức, trí tuệ và bản lĩnh'.

  • 0
  • 0

giá điện sinh hoạt

Mức sử dụng trong tháng Giá (đồng/kWh)
Bậc 1: Cho kWh từ 0 - 50 1.806
Bậc 2: Cho kWh từ 51 - 100 1.866
Bậc 3: Cho kWh từ 101 - 200 2.167
Bậc 4: Cho kWh từ 201 - 300 2.729
Bậc 5 Cho kWh từ 301 - 400 3.050
Bậc 6: Cho kWh từ 401 trở lên 3.151