Bộ Công Thương - Cục điều tiết điện lực

Thứ bảy, 27/04/2024 | 14:18 GMT +7

  • facebook | 024.221.47474

Thông tin báo chí

Dự báo nhu cầu tiêu thụ điện năng toàn cầu trong thời gian tới

25/03/2024
Năm 2023, nhu cầu tiêu thụ điện năng toàn cầu tăng khiêm tốn, chỉ ở mức 2,2% so với cùng kỳ năm 2022, thấp hơn mức 2,4% của năm 2022 so với năm 2021. Tuy vậy, nhu cầu dùng điện của thế giới được dự báo sẽ tăng trong giai đoạn từ nay đến năm 2026.
Năm 2023, nhu cầu tiêu thụ điện năng toàn cầu tăng khiêm tốn, chỉ ở mức 2,2% so với cùng kỳ năm 2022, thấp hơn mức 2,4% của năm 2022 so với năm 2021. Tuy vậy, nhu cầu dùng điện của thế giới được dự báo sẽ tăng trong giai đoạn từ nay đến năm 2026.
Nguyên nhân lý giải nhu cầu tiêu thụ điện thấp hơn trong năm qua là bởi mức tiêu thụ của nhiều nước phát triển đi xuống trong bối cảnh lạm phát cao và tác động của các yếu tố kinh tế vĩ mô ở một số quốc gia làm sản lượng công nghiệp và các ngành sản xuất có sử dụng điện bị tác động.
Với sự nỗ lực của chính phủ các nước, dự báo các ngành công nghiệp sản xuất, chế tạo sẽ bước vào chu kỳ phát triển mới trong 3 năm tới đây, dẫn đến nhu cầu dùng điện tăng lên.
Theo ước tính, từ nay đến năm 2026 tiêu thụ điện toàn thế giới có thể tăng bình quân 3,4%/năm. Với viễn cảnh kinh tế toàn cầu đang có chiều hướng cải thiện, nhu cầu tiêu thụ điện năng sẽ tăng ở hầu hết các quốc gia, nhất là những nước đang phát triển và các nền kinh tế mới nổi.
Trong đó, Trung Quốc dự kiến sẽ tăng nhu cầu tiêu thụ điện đáng kể do Chính phủ nước này có chủ trương và kế hoạch điện khí hóa mạnh mẽ các vùng dân cư và lĩnh vực giao thông vận tải.
Trong kịch bản giảm phát thải CO2 về 0 đến năm 2050 do Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) đưa ra, theo lộ trình để có thể giới hạn mức nóng lên toàn cầu chỉ 1,5 độ C thì vào năm 2030 tỷ trọng điện năng trong tổng cơ cấu tiêu thụ năng lượng cuối cùng phải ở mức 30%. Năm 2023, con số này là 20%.
Tiêu thụ điện năng từ các trung tâm xử lý dữ liệu, trí tuệ nhân tạo và lĩnh vực tiền số mã hóa có thể tăng lên gấp đôi vào năm 2026. Năm 2022, nhu cầu điện năng của các trung tâm dữ liệu trên toàn cầu vào khoảng 460 TWh. Năm 2026, con số này có thể đạt 1000 TWh, tương đương xấp xỉ sản lượng điện tiêu thụ của Nhật Bản.
Các chuyên gia cho rằng nhu cầu năng lượng toàn cầu tăng chủ yếu là do các nền kinh tế đang phát triển và mới nổi.  Trong đó, Trung Quốc dự kiến là nước sử dụng nhiều điện năng nhất. Năm 2023, sản lượng điện quốc gia này tiêu thụ tăng 6,4% nhằm đảm bảo điện năng cho các lĩnh vực sản xuất công nghiệp và dịch vụ.
Với kế hoạch phát triển kinh tế giảm dần sự phụ thuộc vào lĩnh vực công nghiệp nặng, dự báo tiêu thụ điện của Trung Quốc năm 2024 sẽ giảm bớt, chỉ tăng trưởng 5,1%, năm 2025 là 4,9% và 4,7% vào năm 2026. Dù có giảm, tổng mức tăng tiêu dùng điện của Trung Quốc từ nay đến năm 2026 với sản lượng khoảng 400 TWh vẫn cao hơn 50% nhu cầu điện mỗi năm của toàn Liên minh Châu Âu cộng lại. Bình quân tiêu thụ điện theo đầu người tại Trung Quốc đã vượt qua EU vào cuối năm 2022 và vẫn còn tiếp tục tăng.
Sản xuất mo-dul điện mặt trời và xe điện tăng nhanh, cùng với lĩnh vực xử lý các nguyên vật liệu phục vụ sản xuất cũng là nguyên nhân tiêu thụ điện tại Trung Quốc tăng trong những năm tới đây.
Ấn Độ có tỷ lệ tiêu thụ điện tăng nhanh nhất trong những nền kinh tế lớn. Năm 2023, sản lượng tiêu thụ điện của Ấn Độ tăng 7% và dự báo sẽ tăng bình quân 6%/năm từ nay tới năm 2026 do các hoạt động kinh tế diễn ra mạnh mẽ và số lượng điều hòa nhiệt độ được người dân lắp đặt cho mùa nóng. Trong 3 năm tới, sản lượng tiêu thụ tăng thêm của Ấn Độ sẽ tương đương mức tiêu thụ hàng năm hiện nay của Vương Quốc Anh. Để bù đắp sản lượng tăng, có khoảng 50% đến từ các nguồn năng lượng tái tạo và 30% từ điện than.
Nhu cầu điện tại các quốc gia Đông Nam Á được dự báo tăng bình quân ở mức 5%/năm từ nay đến năm 2026, trong đó ở các nước có nền kinh tế năng động hơn, tiêu thụ điện năng tăng nhiều hơn.
Trong khi mức tiêu thụ điện bình quân đầu người tại Ấn Độ và các quốc gia Đông Nam Á tăng nhanh, thì châu Phi lại có xu hướng ngược lại. Trong những năm gần đây, nhu cầu điện tại nhiều nước châu Phi giảm, chỉ bằng ½ Ấn Độ và thấp hơn 70% so với bình quân các nước Đông Nam Á. Theo dự báo của Cơ quan Năng lượng Quốc tế, trong giai đoạn 2024-2026, nhu cầu điện bình quân hàng năm của châu Phi sẽ tăng khoảng 4%, gấp đôi mức tăng trưởng của giai đoạn 2017-2023. Trong đó, 2/3 nhu cầu tăng thêm sẽ được bù đắp bằng điện năng lượng tái tạo và phần còn lại là điện khí.
Năm 2023, nhu cầu điện năng của Hoa Kỳ giảm 1,6%, sau khi tăng 2,6% vào năm 2022. Tuy vậy, dự báo tiêu thụ điện của Hoa Kỳ sẽ tăng trở lại trong giai đoạn 2024-2026. Nguyên nhân giảm nhu cầu trong năm 2023 là do mùa đông năm qua ít khắc nghiệt hơn và các lĩnh vực sản xuất sử dụng năng lượng điện có xu hướng chững lại.  Năm 2024, dự kiến Hoa Kỳ sẽ tăng tiêu thụ 2.5% so với cùng kỳ năm 2023 và trong giai đoạn 2024-2026 mức tiêu thụ bình quân cũng sẽ tăng 1%/năm do quá trình điện khí hóa và mở rộng các trung tâm xử lý dữ liệu...
Năm 2023 đánh dấu năm thứ hai liên tiếp nhu cầu điện năng của EU giảm, mặc dù giá nhiên liệu đã bình ổn trở lại. Mức giảm 3,1% năm 2022 và 3,2% năm 2023 cho thấy mức tiêu thụ của EU hai năm vừa qua chỉ tương đương cách đây hai thập niên. Năm 2022, EU giảm nhu cầu điện là do các lĩnh vực sản xuất công nghiệp giảm hoạt động và giá năng lượng cho dù đi xuống, nhưng vẫn cao hơn thời điểm trước Đại dịch Covid 19. Năm 2023, nhu cầu giảm cũng vì nguyên nhân tương tự, nhưng thêm vào đó còn bởi kinh tế khó khăn, người dân châu Âu nâng cao tinh thần tiết kiệm năng lượng, trong đó có hóa đơn điện hàng tháng. Hơn nữa, châu Âu có những lĩnh vực sản xuất nhạy cảm, dễ bị tổn thương khi có biến động về giá năng lượng, trong đó có lĩnh vực sản xuất kim khí, hóa chất cơ bản có đặc thù tiêu tốn năng lượng…
Năm vừa qua, nhu cầu điện trong các lĩnh vực công nghiệp sản xuất của EU giảm 6%, xấp xỉ mức giảm của năm 2022. Trong giai đoạn 2024-2026, tiêu thụ điện của Châu Âu ước tính tăng bình quân 2,3%/năm, trong đó lĩnh vực sản xuất xe điện, cung ứng nhiệt năng, các trung tâm xử lý dữ liệu dự kiến vẫn sẽ là các lĩnh vực chính làm tăng nhu cầu tiêu thụ điện năng tại Châu lục này.
Việt Phương tổng hợp
(Nguồn:https://www.iea.org/
https://www.bing.com/Electricity Information)

Cùng chuyên mục

Nâng cao nhận thức về hệ thống quản lý năng lượng cho các doanh nghiệp công nghiệp phía Nam

27/04/2024

Ngày 26/4/2024, tại Đồng Nai, Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững - Bộ Công Thương phối hợp với Tổ chức Phát triển công nghiệp Liên hợp quốc (UNIDO) tổ chức “Hội thảo nâng cao nhận thức về hệ thống quản lý năng lượng và tối ưu hóa hệ thống”.

  • 0
  • 0

giá điện sinh hoạt

Mức sử dụng trong tháng Giá (đồng/kWh)
Bậc 1: Cho kWh từ 0 - 50 1.806
Bậc 2: Cho kWh từ 51 - 100 1.866
Bậc 3: Cho kWh từ 101 - 200 2.167
Bậc 4: Cho kWh từ 201 - 300 2.729
Bậc 5 Cho kWh từ 301 - 400 3.050
Bậc 6: Cho kWh từ 401 trở lên 3.151