Bộ Công Thương - Cục điều tiết điện lực

Thứ bảy, 18/05/2024 | 22:31 GMT +7

  • facebook | 024.221.47474

Phát triển năng lượng

PGS Nguyễn Việt Dũng: Lắp điện đặt áp mái thì màu xanh, khi sản xuất, tiêu hủy sẽ là màu xám

05/05/2024
Các chuyên gia cho rằng, cần có cái nhìn tổng thể về vòng đời của điện áp mái, vì khi lắp thì là màu xanh, nhưng khi sản xuất và tiêu hủy sẽ là màu xám.
Phát biểu ý kiến tại Hội thảo tham vấn kỹ thuật về Dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định cơ chế, chính sách điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu diễn ra chiều 4/5/2024, PGS Nguyễn Việt Dũng - Phó Hiệu trưởng Trường Cơ khí Đại học Bách Khoa chia sẻ:
Trước hết, hoàn toàn nhất trí và ủng hộ chủ trương phát triển điện mặt trời mái nhà để huy động nguồn lực xã hội, giảm áp lực trong việc phát triển các nguồn điện để phục vụ sự phát triển của nền kinh tế.
Thứ hai, đứng về mặt kỹ thuật, hoàn toàn ủng hộ không có việc mua bán và thương mại trong việc phát triển điện mặt trời áp mái. Việc đấu nối chỉ diễn ra trong điều kiện điện mặt trời áp mái không đủ để dùng trong những giờ không có nắng, những hôm thời tiết không ủng hộ.
PGS Nguyễn Việt Dũng - Phó Hiệu trưởng Trường cơ khí Đại học Bách Khoa
Tuy nhiên, theo PGS Nguyễn Việt Dũng, Nhật Bản mất 40 năm để phát triển năng lượng tái tạo và đến nay tổng công suất của năng lượng tái tạo của Nhật trong lưới điện quốc gia dao động trong khoảng 30 - 40%. Tại Việt Nam, chỉ trong vòng 6 năm, tổng công suất của các nguồn điện năng lượng tái tạo đã đạt 28,5%. "Một áp lực khủng khiếp lên lưới điện quốc gia và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) không thể nào điều độ được” - PGS Nguyễn Việt Dũng chia sẻ và thông tin thêm, tháng 9/2022 chúng tôi có một chuyến công tác vào Nhiệt điện Phú Mỹ và nhận được thông tin chỉ trong 7 tháng đầu năm 2022 số lần lên xuống đóng cắt máy của nhiệt điện khí bằng 20 năm trước.
Dẫn chứng điều này để thấy rằng, Việt Nam sẽ cần bao nhiêu thời gian để hệ thống điện trong nước hoạt động ổn định, chưa kể chi phí để bảo trì, bảo dưỡng ra sao. “Toàn bộ hệ thống nhiệt điện bây giờ luôn luôn phải chạy ép để nhường lưới điện cho năng lượng tái tạo mà năng lượng mặt trời là năng lượng phi tuyến, chỉ cần một đám mây đi qua là lập tức tải tụt xuống ngay” - PGS Nguyễn Việt Dũng thông tin và nhấn mạnh một lần nữa, chúng ta không thể đưa đấu nối ở các dự án ngoài quy hoạch, bởi sẽ làm cho hệ thống lưới điện không ổn và cực kỳ nguy hiểm cho an toàn lưới điện quốc gia.
Trong tất cả các dự án nhiệt điện, khi chạy ép hiệu suất rất thấp đi kèm phát thải khí nhà kính và các phát thải khác tăng hẳn lên, từ đó kéo theo chi phí tăng, môi trường bị ô nhiễm nhiều lên... Chính vì vậy, đứng trên quan điểm kỹ thuật, PGS Nguyễn Việt Dũng hết sức ủng hộ quan điểm không có việc mua bán và thương mại ở trong việc phát triển điện mặt trời áp mái.
Hội thảo tham vấn kỹ thuật về Dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định cơ chế, chính sách điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu do Bộ Công Thương tổ chức thu hút sự tham gia góp ý của nhiều chuyên gia kinh tế hàng đầu trong nước
Cũng theo PGS Nguyễn Việt Dũng, điện mặt trời áp mái sẽ gây nhiễu cho phụ tải trung áp, vì lượng điện không ổn định sẽ gây nhiễu cho phụ tải; cùng đó gây mất cân bằng cung cầu bởi vì điện mặt trời chỉ có vào buổi trưa mà giờ cao điểm của chúng ta không phải là thời điểm trưa.
Do vậy, muốn phát triển điện mặt trời thì phải phát triển nhiều nguồn điện khác cùng lúc. Và việc huy động nguồn lực xã hội cùng với Nhà nước để giảm áp lực nguồn điện là cần thiết, góp phần giảm phát thải khí nhà kính, hướng đến thực hiện mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào 2050. Vì những lý do vừa nêu, trong 5 năm tới, PGS Nguyễn Việt Dũng ủng hộ chủ trương không có việc mua bán và thương mại ở trong việc phát triển điện mặt trời áp mái.
Bên cạnh vấn đề mua bán, thương mại hóa điện mặt trời mái nhà, thì cũng cần bàn đến câu chuyện an toàn điện khi các công trình điện áp mái được lắp đặt. Đó là về an toàn điện, an toàn về cháy nổ, an toàn về môi trường... Chúng ta phải đánh giá tác động ảnh hưởng vì có một thực tế đã xảy ra, sau khi lắp đặt điện mái nhà, chỉ sau một cơn mưa đá thì 30% số tấm pin phải bỏ đi, vậy việc tiêu hủy sẽ diễn ra như thế nào, ai tiêu hủy…
“Lúc phát triển điện mặt trời thì là màu xanh, nhưng khi sản xuất, tiêu hủy sẽ là màu xám. Chúng ta phải có cái nhìn tổng thể, tính vòng đời chứ không thể chỉ tính trong một giai đoạn” - PGS Nguyễn Việt Dũng lưu ý.
Tại Hội thảo, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cũng như đại diện Ban soạn thảo, Tổ Biên tập cho biết, sẽ ghi nhận, tổng hợp tất cả các ý kiến của đại biểu để báo cáo, xem xét bổ sung vào dự thảo lần tới.
Theo Báo Công Thương 

Cùng chuyên mục

  • 0
  • 0

giá điện sinh hoạt

Mức sử dụng trong tháng Giá (đồng/kWh)
Bậc 1: Cho kWh từ 0 - 50 1.806
Bậc 2: Cho kWh từ 51 - 100 1.866
Bậc 3: Cho kWh từ 101 - 200 2.167
Bậc 4: Cho kWh từ 201 - 300 2.729
Bậc 5 Cho kWh từ 301 - 400 3.050
Bậc 6: Cho kWh từ 401 trở lên 3.151