Bộ Công Thương - Cục điều tiết điện lực

Thứ hai, 20/05/2024 | 02:54 GMT +7

  • facebook | 024.221.47474

Giám sát cung cấp điện

EVN cần chú trọng nhiệm vụ cấp điện mùa khô 2024

08/05/2024
Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại Doanh nghiệp vừa có văn bản yêu cầu Tập đoàn Điện lực Việt Nam cần tăng cường hơn nữa nhiệm vụ cấp điện mùa khô 2024.
Theo văn bản gửi Hội đồng thành viên Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại Doanh nghiệp - Nguyễn Hoàng Anh yêu cầu Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc EVN với trách nhiệm của người đứng đầu cần quán triệt, thực hiện nghiêm các ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 38/CĐ-TTg ngày 15/4/2024 và ý kiến chỉ đạo của Thường trực Chính phủ tại Thông báo số 183/TB-VPCP ngày 25/4/2024 của Văn phòng Chính phủ về tình hình đảm bảo cung ứng đủ điện trong thời gian cao điểm năm 2024, 2025 và các năm tiếp theo, bảo đảm không để thiếu điện trong bất kỳ trường hợp nào.
Đồng thời, yêu cầu EVN xây dựng các kịch bản chi tiết trong tình huống thời tiết nắng nóng cực đoan (liên tục từ 3 ngày trở lên) hoặc tình huống xảy ra sự cố các nguồn điện quan trọng có nguy cơ gây thiếu hụt cục bộ công suất đỉnh ở một số thời điểm nhất định, dẫn đến nguy cơ phải sa thải phụ tải điện, cụ thể: Cần xây dựng các kịch bản phối hợp giữa EVN và các đơn vị thành viên, tạo sự đồng thuận với khách hàng sử dụng điện, rút kinh nghiệm sâu sắc bài học cung ứng điện năm 2023.
Thực hiện tất cả các giải pháp phù hợp, khả thi để bảo đảm cung ứng đủ điện trong mọi tình huống, trong đó, tiếp tục rà soát, dự báo nhu cầu phụ tải điện sát thực tế, đánh giá tình hình có thể phát sinh thiếu điện, để có thể áp dụng các biện pháp phù hợp.
Chỉ đạo các nhà máy điện thuộc phạm vi quản lý của Tập đoàn làm tốt công tác chuẩn bị sản xuất, bảo đảm có thể huy động tối đa công suất phát điện trong những tháng cao điểm mùa khô năm 2024, tuyệt đối không được để xảy ra tình trạng thiếu nhiên liệu (than, khí, dầu) đối với các nhà máy nhiệt điện và thiếu hụt nước các hồ thủy điện theo quy trình được cấp có thẩm quyền phê duyệt; khẩn trương rà soát vật tư, thiết bị dự phòng, mua sắm đầy đủ để đảm bảo thay thế khi có sự cố (nếu có), rút ngắn thời gian sửa chữa; thường xuyên theo dõi, kiểm tra và đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến công suất, hiệu suất của tổ máy, các yếu tố ảnh hưởng đến độ tin cậy của hệ thống, thiết bị để có biện pháp xử lý kịp thời, bảo đảm có thể huy động tối đa công suất phát điện trong các tháng cao điểm mùa khô năm 2024; xây dựng các phương án, giải pháp liên quan đến việc cung cấp nước làm mát, đảm bảo duy trì hiệu suất của các tổ máy, nâng cao công suất khả dụng tổ máy; khẩn trương khắc phục sự cố tổ máy S2 Duyên Hải 3, hoàn thành việc nâng cấp các bộ lọc bụi để đảm bảo đáp ứng tiêu chuẩn môi trường các tổ máy thuộc dây chuyền 1 - Nhà máy nhiệt điện Phả Lại.
Đối với giải pháp điều chỉnh phụ tải điện (DR), dịch chuyển phụ tải điện cần có kịch bản kế hoạch chi tiết để làm việc với các khách hàng lớn để nhận được sự đồng thuận, ủng hộ của khách hàng.
Thu thập số liệu cụ thể, chi tiết về khả năng của các máy phát diesel mượn của khách hàng và có hướng dẫn để các Tổng công ty phân phối thực hiện thống nhất trong toàn Tập đoàn.

Về công tác đầu tư xây dựng, EVN tập trung nguồn lực để triển khai nhanh, quyết liệt các dự án nguồn và lưới điện được giao làm chủ đầu tư bảo đảm tiến độ, chất lượng, hiệu quả và bảo vệ môi trường, đặc biệt, tập trung cao độ, triển khai nhanh nhất các dự án đường dây 500kV mạch 3 từ Quảng Trạch đến Phố Nối, đảm bảo tiến độ đóng điện toàn tuyến trước ngày 30/6/2024; phấn đấu hoàn thành các dự án truyền tải phục vụ nhập khẩu điện từ Lào trong tháng 5 năm 2024 như Trạm cắt Đắk Oóc, đường dây 200 kV Nậm Sum - Nông Cống...
Chủ động tích cực, kịp thời hơn nữa việc mua bán điện, nhất là năng lượng tái tạo theo quy luật thị trường và tinh thần lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ, không để lãng phí nguồn lực xã hội.
Nghiên cứu, đề xuất với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền để điều chỉnh khung thời gian của hình thức ba giá (giờ cao điểm, giờ thấp điểm, giờ bình thường) phù hợp với thực tế biểu đồ phụ tải của các tháng mùa khô và các tháng còn lại trong năm; điều chỉnh giá bán điện tương ứng để điều chỉnh hành vi sử dụng điện của các khách hàng, đặc biệt tại các giờ cao, thấp điểm.
Theo Báo Công Thương  

Cùng chuyên mục

Dự báo trong tháng 5 và tháng 6 lượng điện tiêu thụ tại TP. Hồ Chí Minh sẽ đạt mức kỷ lục

19/05/2024

Theo thống kê của Tổng công ty Điện lực TP Hồ Chí Minh (EVNHCMC), tính đến hết quý I năm 2024, toàn thành phố có hơn 2,76 triệu hộ gia đình đăng ký sử dụng điện (tăng hơn 10.000 hộ so với cuối năm 2023. Sản lượng điện thương phẩm tháng 3/2024 đạt 2,623 tỷ kWh (tăng 13,47% so với cùng kỳ năm 2023).

  • 0
  • 0

giá điện sinh hoạt

Mức sử dụng trong tháng Giá (đồng/kWh)
Bậc 1: Cho kWh từ 0 - 50 1.806
Bậc 2: Cho kWh từ 51 - 100 1.866
Bậc 3: Cho kWh từ 101 - 200 2.167
Bậc 4: Cho kWh từ 201 - 300 2.729
Bậc 5 Cho kWh từ 301 - 400 3.050
Bậc 6: Cho kWh từ 401 trở lên 3.151