Bộ Công Thương - Cục điều tiết điện lực

Thứ bảy, 07/12/2024 | 00:18 GMT +7

  • facebook | 024.221.47474

Phát triển năng lượng

Phát triển công trình cân bằng năng lượng nhằm giảm phát thải khí nhà kính

12/08/2023
Phát triển công trình cân bằng năng lượng là một trong những giải pháp giảm thiểu phát thải khí nhà kính. Nhiều nước đã tìm đến các giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển công trình cân bằng năng lượng trong đó có Việt Nam.
Thực hiện cam kết của Chính phủ Việt Nam tại Hội nghị COP 26 và triển khai nội dung của Quyết định số 385/QĐ-BXD ngày 12/5/2022 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc phê duyệt “Kế hoạch hành động của ngành Xây dựng ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2022 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 thực hiện cam kết của Việt Nam tại Hội nghị lần thứ 26 các Bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26)”, ngày 9/8/2023, tại Hà Nội, Bộ Xây dựng phối hợp với Trung tâm Bảo tồn năng lượng Nhật Bản thuộc Bộ Kinh tế, thương mại và công nghiệp Nhật Bản và Trung tâm Môi trường đô thị và công nghiệp tổ chức hội thảo “Chia sẻ kinh nghiệm phát triển và thực tế triển khai công trình cân bằng năng lượng (ZEB) tại Nhật Bản và khuyến nghị cho Việt Nam” theo hình thức trực tuyến và trực tiếp.

Tại hội thảo, ông Nguyễn Công Thịnh - Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ và môi trường (Bộ Xây dựng) cho biết cần thiết phát triển công trình sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả, hướng tới giảm phát thải khí nhà kính.
Được biết, đây là một trong những hoạt động được tổ chức trong khuôn khổ Tuần lễ Công trình Xanh Việt Nam năm 2023 với mục tiêu tuyên truyền, quảng bá, phổ biến, chia sẻ các thông tin, kinh nghiệm, bài học về triển khai các công cụ chính sách, các quy định kỹ thuật đặc biệt là các cơ chế ưu đãi, hỗ trợ và phối hợp giữa các bên liên quan trong việc thúc đẩy phát triển công trình xanh tại Việt Nam. "Tuần lễ Công trình xanh Việt Nam 2023" dự kiến diễn ra phiên hội thảo chính trong các ngày 28-29/9/2023 tại TP.HCM, gồm 1 phiên hội thảo toàn thể và 04 phiên hội thảo chuyên đề, có hoạt động tham quan thực địa công trình xanh tại Hà Nội, hoạt động triển lãm các giải pháp về công nghệ xanh, thiết bị xanh, vật liệu xanh, và một số hoạt động khác ở các địa phương…
Tại hội thảo, ông Nguyễn Công Thịnh - Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ và môi trường (Bộ Xây dựng) cho biết cần thiết phát triển công trình sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả, hướng tới giảm phát thải khí nhà kính. Ông Thịnh cũng nhấn mạnh hội thảo này là cơ hội để chia sẻ kinh nghiệm của Nhật Bản về chính sách, thực tiễn triển khai, tiêu chuẩn và các công nghệ trong lĩnh vực tiết kiệm năng lượng, công trình cân bằng năng lượng, công trình trung hòa carbon, từ đó đưa ra những khuyến nghị phù hợp với thực tế ở Việt Nam. Việc học tập, đúc rút những kinh nghiệm từ Nhật Bản để thực hiện các công trình cân bằng năng lượng, trung hòa carbon ở Việt Nam sẽ góp phần hiện thực hóa cam kết của Chính phủ Việt Nam tại COP26.
Từ đầu cầu Nhật Bản, ông Hideyuki Umeda - Giám đốc Chính sách quốc tế về trung hòa carbon, Cục Tài nguyên và Năng lượng thuộc Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp của Nhật Bản (METI) cho biết, Việt Nam đang rất cố gắng để đạt được các mục tiêu đã cam kết tại Hội nghị COP26 nhằm đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững. Để làm được chuyện này, Việt Nam cần phải nỗ lực hơn nữa trong sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả. “Với những kinh nghiệm được tích lũy trong nhiều năm, Nhật Bản sẵn sàng chia sẻ và hỗ trợ cả về kiến thức lẫn khoa học công nghệ cho các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam”, ông Hideyuki Umeda khẳng định.
Tại hội thảo, TS.KTS. Phạm Thị Hải Hà - Trưởng bộ môn Kiến trúc môi trường, trường Đại học Xây dựng Hà Nội đã giới thiệu về thực trạng khung pháp lý về hiệu quả năng lượng trong ngành xây dựng như Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả năm 2010; Luật Xây dựng năm 2014, sửa đổi năm 2020 và một số quy chuẩn kỹ thuật. TS.KTS. Phạm Thị Hải Hà cũng cho biết những khó khăn, trở ngại trong triển khai công trình cân bằng năng lượng ở Việt Nam về thị trường, về cơ sở dữ liệu, định mức xây dựng và kỹ thuật.
Nhận định, việc triển khai ZEB tại Việt Nam, TS.KTS. Phạm Thị Hải Hà cũng phân tích có những thuận lợi cơ bản - đó là quyết tâm, cam kết của Việt Nam tại COP 26 với những nội dung về đạt mức phát thải dòng bằng 0 vào năm 2050, giảm phát thải khí mê tan, ứng khó và thích ứng với biến đổi khí hậu… Đến nay, Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách, quy định ở các cấp độ khác nhau, hệ thống tiêu chuẩn - quy chuẩn trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, phát triển công trình xanh, công trình sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả. Cùng với đó là chính sách ưu đãi phát triển như tín dụng xanh nhằm thúc đẩy triển khai công trình ZEB tại Việt Nam.
Theo Vietnamnet 

Cùng chuyên mục

Cơ hội phát triển điện khí (LNG) trong phát triển điện lực

06/12/2024

Thị trường LNG thế giới có quy mô hơn 409 triệu tấn/năm, trong đó hiện tại tổng tiêu thụ khí thiên nhiên của Việt Nam (đang sử dụng khí nội địa) tương đương khoảng 7 triệu tấn LNG/năm. Những năm lại đây, sản lượng khai thác khí nội địa đang sụt giảm khoảng 10%/năm do các mỏ khí đã được khai thác trong nhiều năm. Theo các chuyên gia trong ngành, để thúc đẩy phát triển thị trường khí LNG trong thời gian tới, cần giải quyết một số vấn đề liên quan đến cơ sở hạ tầng và cơ chế chính sách.

  • 0
  • 0

giá điện sinh hoạt

Mức sử dụng trong tháng Giá (đồng/kWh)
Bậc 1: Cho kWh từ 0 - 50 1.893
Bậc 2: Cho kWh từ 51 - 100 1.956
Bậc 3: Cho kWh từ 101 - 200 2.271
Bậc 4: Cho kWh từ 201 - 300 2.860
Bậc 5 Cho kWh từ 301 - 400 3.197
Bậc 6: Cho kWh từ 401 trở lên 3.302