Bộ Công Thương - Cục điều tiết điện lực

Chủ nhật, 28/04/2024 | 13:42 GMT +7

  • facebook | 024.221.47474

Phát triển năng lượng

Trách nhiệm cao nhất đối với các chương trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành năng lượng

07/12/2023
Chiều 6/12, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã chủ trì hội nghị trực tuyến phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo Nhà nước các chương trình, công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành năng lượng. Đồng chí Mai Xuân Liêm, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và các sở, ngành liên quan dự hội nghị tại điểm cầu Thanh Hóa.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Mai Xuân Liêm cùng đại diện các sở, ngành dự hội nghị tại điểm cầu Thanh Hóa.
Tại hội nghị đã thông qua quy chế, kế hoạch làm việc năm 2024 của Ban Chỉ đạo và danh mục các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành năng lượng.
Theo căn cứ tiêu chí và đề xuất danh mục các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành năng lượng từ các bộ, ngành, đơn vị, địa phương, cả nước hiện đang triển khai 9 dự án nguồn điện, 26 dự án lưới điện và 6 chuỗi dự án, dự án dầu khí trọng điểm.
Tại Thanh Hóa, theo dự thảo danh mục các chương trình, công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành năng lượng do Bộ Công Thương đề nghị, trên địa bàn tỉnh có 3 dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành năng lượng, gồm: Dự án đường dây 500 kV Nhà máy nhiệt điện Nam Định 1 - Thanh Hóa; Dự án đường dây 500 kV Quỳnh Lưu -Thanh Hóa; Dự án đường dây 220 kV Nậm Sum - Nông Cống.
Đại diện các sở, ngành dự hội nghị.
Xác định tính chất quan trọng của 3 dự án trọng điểm quốc gia trên có tính chất đặc biệt quan trọng nhằm đảm bảo cung ứng điện cho các tỉnh miền Bắc, tỉnh Thanh Hóa luôn quan tâm, tạo mọi điều kiện giải quyết các vướng mắc, khó khăn liên quan để sớm triển khai công tác đầu tư.
Điển hình như Dự án đường dây 500 kV Nhà máy nhiệt điện Nam Định 1 - Thanh Hóa có tổng chiều dài 74,4 km; trong đó đoạn qua tỉnh Thanh Hóa có chiều dài 57,4 km đi qua địa bàn các huyện Nga Sơn, Hà Trung, Hậu Lộc, Hoằng Hóa, Thiệu Hóa, Yên Định. Để việc triển khai dự án được thuận lợi, UBND tỉnh Thanh Hóa đã chủ trì họp và có nhiều văn bản chỉ đạo các sở, ban, ngành, UBND các huyện có liên quan phối hợp với chủ đầu tư tháo gỡ các vướng mắc khó khăn trong thực hiện các thủ tục liên quan đến dự án.
Đặc biệt, kể từ sau khi dự án được chấp thuận chủ trương đầu tư ngày 24/10/2023, UBND tỉnh đã chủ trì 3 hội nghị với Tổng Công ty Truyền tải điện Quốc gia, Ban Quản lý dự án các công trình điện miền Bắc để chỉ đạo triển khai các công việc liên quan đến GPMB.
Hiện nay, UBND các huyện: Nga Sơn, Hà Trung, Hậu Lộc, Hoằng Hóa, Thiệu Hóa, Yên Định đã hoàn thành việc thành lập Hội đồng bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thực hiện dự án; đã trình duyệt hồ sơ cập nhật, bổ sung dự án vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; cơ bản hoàn thành công tác trích đo địa chính, rà soát số lượng nhà, đất ở của các hộ dân bị ảnh hưởng bởi tuyến đường dây để dự kiến sơ bộ phương án tái định cư cho các hộ dân theo quy định.
Đại diện các sở, ngành dự hội nghị.
Cùng với đó, Dự án đường dây 500 kV Quỳnh Lưu - Thanh Hóa đoạn đi qua tỉnh Thanh Hóa có chiều dài tuyến khoảng 74,6 km, đi qua địa bàn các huyện: Nông Cống, Như Thanh, Thiệu Hóa, Triệu Sơn, Đông Sơn và thị xã Nghi Sơn. Ngay từ trước khi có chủ trương đầu tư, UBND tỉnh Thanh Hóa đã chủ động phối hợp với Tổng Công ty Truyền tải điện Quốc gia để thực hiện các bước chuẩn bị dự án; trong đó đã yêu cầu các địa phương rà soát sơ bộ số lượng nhà ở của các hộ dân bị ảnh hưởng bởi tuyến đường dây; trên cơ sở đó, xây dựng sơ bộ phương án tái định cư cho các hộ dân theo quy định.
Đại diện các sở, ngành dự hội nghị.
Dự án đường dây 220 kV Nậm Sum - Nông Cống có chiều dài 52 km, đi qua địa bàn các huyện: Nông Cống, Như Thanh, Như Xuân. Hiện dự án đã bàn giao mặt bằng được 115/125 vị trí. Còn lại 10 vị trí, trong đó có 9 vị trí vướng diện tích rừng tự nhiên đang chờ Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chuyển đổi mục đích sử dụng và 1 vị trí đang tuyên truyền vận động Nhân dân bàn giao mặt bằng.
Ngoài ra, tỉnh Thanh Hóa tiếp tục đề xuất 2 dự án 500 kV quan trọng sẽ được đấu nối với các tuyến đường dây 500 kV Quỳnh Lưu - Thanh Hóa và 500 kV Nam Định I - Thanh Hóa là Trạm biến áp 500 kV Thanh Hóa với diện tích khoảng 13 ha trên địa bàn huyện Thiệu Hóa và đường dây 500 kV Thanh Hóa - rẽ Nho Quan - Hà Tĩnh với chiều dài 5 km trên địa bàn huyện Thiệu Hóa vào danh mục các chương trình, công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành năng lượng.
Phát biểu kết luận hội nghị, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nêu rõ: Việc triển khai các dự án, công trình trọng điểm ngành năng lượng có vai trò, ý nghĩa rất quan trọng đối với việc cung ứng, điều tiết nguồn điện những năm sắp tới. Phó Thủ tướng đề nghị các bộ, ngành, địa phương căn cứ trên quy chế hoạt động và phân công nhiệm vụ cụ thể để chủ động các phần việc với trách nhiệm cao.
Cùng với việc phát huy trách nhiệm trong việc thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp thuộc trách nhiệm và thẩm quyền của cơ quan mình, Phó Thủ tướng đề nghị các bộ, ngành Trung ương cần kiểm tra, giám sát, hướng dẫn các chủ đầu tư giải quyết kịp thời các vướng mắc phát sinh; kiến nghị bổ sung cơ chế, chính sách cũng như nghiên cứu, đề xuất với Thủ tướng phương hướng giải quyết những vấn đề quan trọng liên ngành để thúc đẩy tiến độ các chương trình, dự án.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Mai Xuân Liêm phát biểu chỉ đạo sau hội nghị trực tuyến.
Phát biểu chỉ đạo tại điểm cầu Thanh Hóa sau hội nghị trực tuyến, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Mai Xuân Liêm nhấn mạnh tính chất quan trọng của 3 dự án trọng điểm quốc gia ngành năng lượng đang triển khai trên địa bàn tỉnh.
Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh đánh giá cao nỗ lực của các ngành, các địa phương trong quá trình triển khai dự án, sự ủng hộ của Nhân dân các vùng có dự án đi qua đã sớm bàn giao mặt bằng để chủ đầu tư và nhà thầu tổ chức thi công. Đồng thời yêu cầu chính quyền các địa phương quan tâm, giải quyết đầy đủ chính sách, chế độ cho người dân chịu ảnh hưởng bởi các dự án đi qua; nhất là trong phương án giải quyết tái định cư cần công bằng, công khai, minh bạch.
Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh cũng lưu ý việc bố trí phương án xen cư để hạn chế chờ mặt bằng tái định cư cũng như tạo điều kiện cho Nhân dân sớm ổn định cuộc sống.
Theo Báo Thanh Hoá 

Cùng chuyên mục

Xây dựng Ninh Thuận thành trung tâm năng lượng tái tạo

28/04/2024

Ninh Thuận được đánh giá là một trong những tỉnh có tiềm năng và cơ hội rất lớn từ năng lượng tái tạo như năng lượng gió, năng lượng mặt trời không phát thải carbon để sản xuất hydrogen xanh lá, đây được xem là giải pháp công nghệ bền vững nhưng cần thời gian dài và nguồn vốn lớn để phát triển thị trường.

  • 0
  • 0

giá điện sinh hoạt

Mức sử dụng trong tháng Giá (đồng/kWh)
Bậc 1: Cho kWh từ 0 - 50 1.806
Bậc 2: Cho kWh từ 51 - 100 1.866
Bậc 3: Cho kWh từ 101 - 200 2.167
Bậc 4: Cho kWh từ 201 - 300 2.729
Bậc 5 Cho kWh từ 301 - 400 3.050
Bậc 6: Cho kWh từ 401 trở lên 3.151