Bộ Công Thương - Cục điều tiết điện lực

Chủ nhật, 15/09/2024 | 22:56 GMT +7

  • facebook | 024.221.47474

Phát triển năng lượng

Phát triển điện khí LNG theo Quy hoạch điện VIII

08/12/2023
Việt Nam có nhiều cơ hội, thuận lợi phát triển điện khí LNG. Đây là lĩnh vực thu hút sự quan tâm của nhiều doanh nghiệp và các nhà đầu tư, góp phần thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh, hứa hẹn sự phát triển mạnh mẽ thị trường điện khí LNG. Bên cạnh cơ hội, phát triển điện khí LNG tại Việt Nam hiện đối diện những khó khăn, vướng mắc cần sớm được giải quyết.

Các chuyên gia phát biểu tại diễn đàn.
Ngày 7/12, tại Hà Nội, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp phối hợp các cơ quan liên quan tổ chức diễn đàn “Hiện thực hóa mục tiêu phát triển điện khí LNG (khí thiên nhiên hóa lỏng) theo Quy hoạch điện VIII” với sự tham gia của các chuyên gia trong ngành cùng các doanh nghiệp, nhà đầu tư.
Phát biểu tại diễn đàn, Phó Chủ tịch VCCI Hoàng Quang Phòng nhận định: Việt Nam có nhiều cơ hội, thuận lợi phát triển điện khí LNG. Đây là lĩnh vực thu hút sự quan tâm của nhiều doanh nghiệp và các nhà đầu tư, góp phần thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh, hứa hẹn sự phát triển mạnh mẽ thị trường điện khí LNG. Bên cạnh cơ hội, phát triển điện khí LNG tại Việt Nam hiện đối diện những khó khăn, vướng mắc như Việt Nam phải nhập khẩu hoàn toàn loại nhiên liệu này, giá nhiên liệu khí hóa lỏng chiếm từ 70-80% giá thành điện năng sản xuất nhưng lại biến động thất thường.
Vì vậy, thách thức đặt ra cần xây dựng cơ chế giá phù hợp, vừa thích nghi với những thay đổi giá nhiên liệu vừa bảo đảm không tác động quá lớn tới giá bán lẻ điện, đồng thời, cần có các giải pháp góp phần hoàn thiện chính sách, cơ chế, tạo môi trường đầu tư ổn định khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào các dự án điện khí LNG,...
Tương tự, chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long nhận định: Khuôn khổ pháp lý hiện hành cho các dự án LNG cho điện ở Việt Nam vẫn chưa được xây dựng hoàn chỉnh; việc nhập khẩu LNG phải theo các thông lệ mua bán LNG quốc tế. Trong khi Việt Nam hiện chưa có bộ tiêu chuẩn kỹ thuật liên quan đến thiết kế, xây dựng và vận hành các cơ sở hạ tầng phục vụ nhập khẩu.
Cơ chế giá điện sử dụng nhiên liệu LNG chưa có quy định đầy đủ; vấn đề kho chứa cũng là thách thức lớn. Hiện nước ta mới chỉ có duy nhất 1 kho được xây dựng đưa vào vận hành tại Bà Rịa - Vũng Tàu. Ngoài ra, còn nhiều kho chứa LNG đang trong giai đoạn lập kế hoạch trên toàn quốc,…
Quy hoạch điện VIII đặt mục tiêu chuyển đổi 18 GW điện than vào năm 2030 được thay thế bằng 14 GW điện khí LNG và 12-15 GW nguồn năng lượng tái tạo. Như vậy, đến năm 2030 sẽ phát triển 23.900 MW điện khí, tương đương tỷ trọng hơn 14,9% cơ cấu nguồn điện. Nhu cầu nhập khẩu LNG sẽ tăng lên, đạt khoảng 14-18 tỷ m3 vào năm 2030 và khoảng 13-16 tỷ m3 vào năm 2045.
Phát triển điện khí LNG góp phần bảo đảm cung cấp điện ổn định cho hệ thống, giảm thiểu phát thải khí nhà kính tác động đến môi trường; là nguồn dự phòng khi tỷ trọng của các nguồn điện năng lượng tái tạo tăng cao trong cơ cấu nguồn, không gặp tình trạng gián đoạn và phụ thuộc vào thiên nhiên như điện gió hay điện mặt trời. Nhiệt điện khí LNG cũng là giải pháp hạn chế phụ thuộc vào các nhà máy nhiệt điện than vốn chiếm tỷ lệ khá cao trong hệ thống hiện nay; đặc biệt, giúp ngành điện phát triển xanh hơn, góp phần thực hiện cam kết mạnh mẽ tại hội nghị COP26.
Tại diễn đàn, các chuyên gia trong ngành cùng với các doanh nghiệp, nhà đầu tư đã đưa ra các ý kiến và giải pháp nhằm tháo gỡ những nút thắt để hiện thực hóa mục tiêu phát triển điện khí LNG theo Quy hoạch điện VIII. Theo đó, cần mở rộng và phát triển thị trường tiêu thụ điện khí LNG theo sát với mục tiêu cung cấp khí điện LNG trong Quy hoạch điện VIII như xây dựng tập trung, đồng bộ các khu công nghiệp, nhà máy có quy mô tiêu thụ điện đủ lớn cùng với việc triển khai các dự án kho cảng và nhà máy điện khí LNG.
Đây cũng là chính sách giúp thu hút và khuyến khích các nhà đầu tư các loại hình khu công nghiệp, nhà máy cam kết tiêu thụ điện dài hạn cùng với chuỗi nhà máy điện và kho cảng LNG; đồng thời, có thêm các chính sách kích cầu về điện, kích thích sản xuất và kích thích tiêu dùng song song với khuyến khích tiết kiệm điện,...
Bên cạnh đó, phải sớm sửa đổi các Bộ Luật: Điện lực, Bảo vệ môi trường; Luật Thuế và các bộ luật, Nghị định hướng dẫn liên quan. Trước tiên và quan trọng nhất cần phải chấp nhận chuỗi kinh doanh khí điện LNG hoạt động theo cơ chế thị trường và các cơ quan quản lý nhà nước sẽ thực hiện việc giám sát và hậu kiểm mọi quá trình hoạt động của chuỗi.
Tiếp đó, cho phép các chủ thể các nhà máy điện khí được quyền đàm phán bán điện một cách cạnh tranh giữa EVN và các hộ tiêu thụ điện. Tăng cường và mở rộng hợp tác quốc tế sẽ giúp có cơ hội để xây dựng và hoàn thiện cơ chế chính sách năng lượng nói chung và điện khí LNG nói riêng; xây dựng và hoàn thiện mô hình quản trị đầu tư xây dựng, vận hành, khai thác sử dụng hiệu quả tối ưu điện khí LNG; lựa chọn được các nhà đầu tư có tiềm lực về công nghệ, tài chính và kinh nghiệm triển khai,...
Theo Nhân dân  

Cùng chuyên mục

Shell và lộ trình chuyển dịch năng lượng (Kỳ I)

15/09/2024

Hãng Shell cũng tin tưởng thế giới cần một quá trình chuyển đổi năng lượng cân bằng, duy trì nguồn cung năng lượng an toàn, đồng thời đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sang các giải pháp carbon thấp với giá cả phải chăng.

  • 0
  • 0

giá điện sinh hoạt

Mức sử dụng trong tháng Giá (đồng/kWh)
Bậc 1: Cho kWh từ 0 - 50 1.806
Bậc 2: Cho kWh từ 51 - 100 1.866
Bậc 3: Cho kWh từ 101 - 200 2.167
Bậc 4: Cho kWh từ 201 - 300 2.729
Bậc 5 Cho kWh từ 301 - 400 3.050
Bậc 6: Cho kWh từ 401 trở lên 3.151