Bộ Công Thương - Cục điều tiết điện lực

Thứ sáu, 17/05/2024 | 12:56 GMT +7

  • facebook | 024.221.47474

Phát triển năng lượng

Nhịp đập năng lượng ngày 1/7/2023

02/07/2023
Việt Nam - EU đối thoại về chuyển dịch năng lượng bền vững; Phụ tải toàn hệ thống điện tăng cao; Indonesia tăng cường năng lượng xanh… là những tin tức nổi bật về năng lượng trong nước và quốc tế ngày 1/7/2023.

Ảnh minh họa: Nguyễn Trường Sơn
Việt Nam - EU đối thoại về chuyển dịch năng lượng bền vững
Sáng 30/6, Bộ Công Thương và Phái đoàn Liên minh châu Âu (EU) tại Việt Nam đã tổ chức Đối thoại chính sách Chương trình chuyển đổi năng lượng bền vững Việt Nam - EU. Chương trình đối thoại bao gồm 3 phần: Các chính sách về năng lượng; kinh tế vĩ mô, quản lý tài chính công và minh bạch ngân sách; tổng kết và các vấn đề khác.
Chương trình chuyển đổi năng lượng bền vững Việt Nam - EU (SETP), với viện trợ viện trợ ODA không hoàn lại giá trị 142 triệu Euro khẳng định sự hợp tác chặt chẽ và cam kết lâu dài của EU cho mục tiêu chuyển đổi năng lượng Sử bền bỉ của Việt Nam hướng đến phát thải bằng 0 vào năm 2050. Nguồn ODA của Chương trình sẽ đóng góp phần Hỗ trợ Việt Nam phát triển khai thác các nhiệm vụ thuộc: Chương trình Quốc gia về ứng dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2019-2030 (VNEEP3); Chiến lược phát triển năng lượng tái tạo (REDS); Hệ thống Thông tin năng lượng Việt Nam (VEIS).
Kết thúc phiên đối thoại, Đại sứ EU Giorgio Aliberti cho biết, trên cơ sở tài liệu yêu cầu giải ngân được Bộ Công Thương cấp và kết quả phiên đối thoại hôm nay, Phái đoàn EU tại Việt Nam dự kiến đề xuất với Ủy ban Châu Âu Giải ngân ngân hàng 22 triệu EUR cho năm 2023 như cam kết tại Hiệp định tài chính đã ký kết.
Phụ tải toàn hệ thống điện tăng cao
Số liệu thống kê từ Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia cho thấy, phụ tải toàn hệ thống điện ngày 30/6 đạt khoảng 859 triệu kWh tăng 21 triệu kWh so với ngày 29/6. Trong đó miền Bắc nhu cầu điện tiếp tục tăng, ước khoảng 432,8 triệu kWh, tăng 26,6 triệu kWh so với ngày 29/6, miền Trung khoảng 78,4 triệu kWh, miền Nam khoảng 342,8 triệu kWh.
Công suất đỉnh hệ thống điện (Pmax) vào lúc 14h30 đạt 41.823 tăng 1.423 MW MW so với ngày 29/6. Tuy nhiên công suất đỉnh của các miền Bắc - Trung - Nam xảy ra ở các thời điểm khác nhau. Cụ thể, công suất đỉnh ở miền Nam đạt 17.658,1MW vào lúc 14h30. Trong khi đó công suất đỉnh ở miền Bắc tăng mạnh và đạt 20.750,6 MW vào lúc 22h30, ở miền Trung đạt 3.951 MW vào lúc 13h30.
Trong ngày 30/6/2023, tổng sản lượng huy động từ thủy điện tăng lên, đạt khoảng 239,1 triệu kWh tăng 9,1triệu kWh so với ngày 29/6 (miền Bắc là 119,4 triệu kWh tăng 17,7 triệu kWh so với ngày 29/6); Nhiệt điện than huy động 418,9 triệu kWh (miền Bắc 261,6 triệu kWh); Turbine khí huy động 86,2 triệu kWh; điện năng lượng tái tạo đạt 72,4 triệu kWh. Nguồn điện dầu không phải huy động.
Lưu lượng nước về các hồ thủy điện khu vực miền Bắc được cải thiện
Thông tin về tình hình cung ứng điện trong thông cáo phát đi hôm nay, 1/7, Bộ Công Thương cho biết: Các ngày vừa qua, lưu lượng nước về các hồ thủy điện khu vực miền Bắc đã được cải thiện, mực nước hiện tại của các hồ Sơn La, Lai Châu, Tuyên Quang, Bản Chát đều cao hơn mực nước chết từ 5 đến 9m. Đã bắt đầu huy động các nhà máy thủy điện Lai Châu, Tuyên Quang, Huội Quảng.
Miền Bắc đang trong thời kỳ lũ sớm, dự kiến thời gian tới lưu lượng tiếp tục tăng và có thể đảm bảo cung cấp điện với phụ tải tính toán trung bình 421-425 triệu kWh/ngày. Trường hợp cực đoan không có lũ về, khu vực miền Bắc có thể sử dụng lượng nước còn lại trong hồ kết hợp với lưu lượng nước tự nhiên về các hồ để đáp ứng nhu cầu phụ tải, tuy nhiên khả năng tích nước sẽ khó khăn.
Đối với miền Trung và miền Nam, Bộ Công Thương cho biết đảm bảo cung cấp điện và không phải chạy dầu trong thời gian tới. Trong một số trường hợp phụ tải tăng cao bất thường hoặc sự cố nhiều nguồn nhiệt điện, có thể linh hoạt huy động các nguồn chạy dầu DO.
Indonesia tăng cường năng lượng xanh
Bà Nicke Widyawati, Giám đốc điều hành Pertamina, cho biết hãng dầu khí quốc gia Indonesia có kế hoạch bắt đầu sản xuất cồn sinh học từ mía và sắn trong năm nay, sau khi tiến hành sản xuất hydro xanh sử dụng năng lượng địa nhiệt.Dầu cọ dùng để sản xuất nhiên liệu sinh học, mía và sắn dùng để sản xuất ethanol.
Các quy định về sử dụng nhiên liệu sinh học đã giúp Indonesia cắt giảm hàng tỷ USD từ các hóa đơn nhập khẩu xăng dầu. Năm 2022, Pertamina đã công bố mục tiêu bắt đầu sản xuất thử nghiệm hydro trong năm nay tại một nhà máy địa nhiệt trên đảo Sumatra.
Bà Widyawati nhấn mạnh: “Indonesia may mắn có tiềm năng địa nhiệt rất lớn, vào khoảng 27GW, song hiện chưa tới 10% trong số đó được khai thác để sản xuất điện. Pertamina có mục tiêu tham vọng là tăng gấp 2-3 công suất trong 5-7 năm tới. Địa nhiệt không chỉ để sản xuất điện mà còn cả hydro xanh”.
Theo PetroTimes

Cùng chuyên mục

PV Power 17 năm xây dựng và phát triển: Hành trình "thắp sáng tương lai"

17/05/2024

Được thành lập từ ngày 17/5/2007, trải qua 17 năm xây dựng và phát triển, Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam - CTCP (PV Power) đã trưởng thành lớn mạnh, trở thành một trong những đơn vị nòng cốt của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) trong lĩnh vực điện. Đồng thời, PV Power còn tự hào là doanh nghiệp cung cấp điện năng lớn thứ 2 cả nước, góp phần quan trọng trong việc đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.

  • 0
  • 0

giá điện sinh hoạt

Mức sử dụng trong tháng Giá (đồng/kWh)
Bậc 1: Cho kWh từ 0 - 50 1.806
Bậc 2: Cho kWh từ 51 - 100 1.866
Bậc 3: Cho kWh từ 101 - 200 2.167
Bậc 4: Cho kWh từ 201 - 300 2.729
Bậc 5 Cho kWh từ 301 - 400 3.050
Bậc 6: Cho kWh từ 401 trở lên 3.151