Bộ Công Thương - Cục điều tiết điện lực

Thứ ba, 03/12/2024 | 13:30 GMT +7

  • facebook | 024.221.47474

Phát triển năng lượng

Loại bỏ nhiên liệu hóa thạch: “Bài toán khó” với toàn cầu

05/02/2024
Tại hội nghị COP28, các quốc gia cam kết tăng cường năng lượng tái tạo và công suất điện hạt nhân, nhằm giảm lượng khí thải và ngăn chặn biến đổi khí hậu.
Hội nghị COP28 diễn ra ở Dubai, UAE đã đạt được thỏa thuận mang tính lịch sử là kêu gọi lấy phương thức công bằng, có trật tự và bình đẳng để thúc đẩy chuyển đổi hệ thống năng lượng thoát khỏi nhiên liệu hóa thạch, đồng thời đẩy nhanh hành động trong 10 năm then chốt này nhằm thực hiện phát thải ròng bằng 0 phù hợp khoa học vào trước năm 2050.
Ngoài lần đầu tiên đề cập đến việc cần loại bỏ nhiên liệu hóa thạch, thỏa thuận cũng kêu gọi giảm mức độ sử dụng than đá, giúp thế giới giảm 43% lượng khí thải nhà kính trước năm 2030 so với năm 2019, đây được là một phần trong mục tiêu thực hiện phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.
Ông Nithi Nesadurai, Giám đốc kiêm Điều phối viên khu vực của Mạng lưới hành động khí hậu Đông Nam Á, nhận định: “Thỏa thuận này phát đi thông điệp rõ ràng và mạnh mẽ với các nước sản xuất và ngành công nghiệp nhiên liệu hóa thạch, yêu cầu họ khởi động tiến trình chuyển đổi công bằng, từng bước loại bỏ nhiên liệu hóa thạch”.

COP28 các nước nhất trí chuyển đổi khỏi nhiên liệu hóa thạch trong các hệ thống năng lượng, bắt đầu trong thập niên này, theo cách công bằng, có trật tự và phù hợp để đạt mục tiêu trung hòa khí thải năm 2050
Vào thời điểm tổ chức phi chính phủ Mạng lưới hành động khí hậu được thành lập, hơn 1.900 tổ chức dân sự xã hội trên toàn cầu hợp thành nhằm chung tay ứng phó biến đổi khí hậu. Đối với các nước Đông Nam Á lần lượt tuyên bố sẽ thực hiện phát thải ròng bằng 0 từ năm 2050 đến 2060, thỏa thuận cũng phát huy vai trò dẫn dắt, hối thúc các nước xây dựng kế hoạch cụ thể để từng bước loại bỏ nhiên liệu hóa thạch, hướng tới mục tiêu một cách bền vững.
Tuy nhiên, ông Nesadurai cho hay, thỏa thuận tồn tại một số lỗ hổng, bao gồm việc chưa xây dựng biện pháp bảo vệ quyền lợi của các nhóm đối tượng dễ bị tổn thương, phụ nữ, trẻ em và người dân bản địa ở các khu vực chuyển đổi năng lượng. Các kiến nghị đưa ra trong thỏa thuận như thu hồi và lưu trữ carbon, năng lượng hạt nhân… càng là phương án giả định, làm suy giảm sự quan tâm chú ý của các nước đối với việc từng bước loại bỏ nhiên liệu hóa thạch.
Kinh phí và phương án thực hiện
Theo ông Nesadurai, lỗ hổng lớn nhất của thỏa thuận là kinh phí và phương án thực hiện. Muốn loại bỏ nhiên liệu hóa thạch, chuyển sang sử dụng năng lượng tái tạo cần đầu tư nguồn kinh phí lớn để phát triển công nghệ mới, đồng thời hỗ trợ xã hội và doanh nghiệp chuyển đổi. Về phương diện này, COP28 không phải là không có thành tựu.
Chẳng hạn, đến nay đã có 130 nước ký thỏa thuận, cam kết đến năm 2030 sẽ tăng gấp 3 công suất năng lượng tái tạo toàn cầu và tăng gấp đôi hiệu quả sử dụng năng lượng. COP28 cũng huy động hơn 85 tỷ USD cho các dự án hành động khí hậu, trong đó Quỹ khí hậu trị giá 30 tỷ USD mới được UAE thành lập sẽ dùng một phần để trợ giúp các dự án thúc đẩy giảm phát thải của các nước đang phát triển.
Quan hệ đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP) nhằm giúp đỡ các nền kinh tế mới nổi đẩy nhanh tốc độ chuyển đổi năng lượng cũng đang được thúc đẩy ổn định. Các nước phát triển cam kết cung cấp tài trợ khí hậu hàng tỷ USD đến hàng chục tỷ USD cho các nước đang phát triển, giúp các nước có lượng phát thải carbon cao và có tiềm năng sản xuất năng lượng tái tạo phát triển các dự án năng lượng sạch, thúc đẩy tiến trình khử carbon.
Hiện đã có 4 nước bao gồm Indonesia, Việt Nam, Nam Phi và Senegal ký thỏa thuận liên quan với các nước phát triển. Indonesia và Việt Nam kết hợp với việc tổ chức hội nghị biến đổi khí hậu lần này đã lần lượt công bố kế hoạch chuyển đổi năng lượng theo thỏa thuận và cập nhật mục tiêu giảm phát thải.
Tuy nhiên, đây đều là những kế hoạch riêng lẻ, chỉ cung cấp phương án thúc đẩy giảm phát thải và chuyển đổi năng lượng trên phạm vi nhỏ. Làm thế nào để thực hiện nhiệm vụ này trên phạm vi toàn cầu thì thỏa thuận của COP28 lại không đề cập.
Ông Nesadurai đặt hy vọng vào hội nghị khí hậu lần tới được tổ chức ở Azerbaijan. Những khiếm khuyết này, đặc biệt là nguồn kinh phí phải là tiêu điểm của COP29. COP29 đã được gọi là “Hội nghị khí hậu tài chính”.
Cải cách năng lượng của Indonesia gặp khó
Thiếu kinh phí không đủ và kết cấu năng lượng phức tạp khiến cho việc thực hiện kế hoạch chuyển đổi năng lượng của Indonesia gặp nhiều thách thức, trong khi đó cuộc tổng tuyển cử sắp diễn ra đã làm tăng thêm biến số.
Theo thỏa thuận của JETP, các đối tác quốc tế cam kết hỗ trợ Indonesia 20 tỷ USD để giúp nước này giảm thiểu sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch, Indonesia cam kết thực hiện phát thải ròng bằng 0 trong lĩnh vực phát điện.
Mục tiêu của Kế hoạch chính sách và đầu tư toàn diện (CIPP) được Indonesia công bố vào tháng 11/2023 là giảm hơn nữa mức phát thải carbon trên lĩnh vực phát điện từ 290 triệu tấn hiện nay xuống còn 250 triệu tấn vào năm 2030, đồng thời nâng tỷ lệ phát điện năng lượng tái tạo từ 34% lên 44%.
COP28 kêu gọi tăng gấp 3 lần công suất năng lượng tái tạo trên toàn cầu vào năm 2030, đẩy nhanh nỗ lực giảm sử dụng than và tăng tốc các công nghệ như thu giữ và lưu trữ carbon để có thể làm sạch các ngành công nghiệp khó khử carbon
Ông Grant Hauber, cố vấn kinh tế năng lượng chiến lược châu Á của Trung tâm nghiên cứu phân tích tài chính và kinh tế năng lượng, một tổ chức nghiên cứu của Mỹ, cho rằng CIPP là một khởi đầu tốt đối với việc xây dựng kế hoạch chuyển đổi năng lượng dài hạn của Indonesia, nhưng không dễ dàng để thực hiện.
Theo truyền thông Indondesia, Bộ trưởng Bộ Năng lượng và Tài nguyên khoáng sản Indonesia Arifin Tasrif cho biết, kế hoạch JETP có hai dự án trọng điểm, đó là ngừng hoạt động nhà máy điện than Cirebon-1 ở tỉnh Tây Java vào năm 2035 (trước thời hạn 7 năm) và xây dựng mạng lưới truyền tải điện Java-Sumatra.
Mặc dù các nhà máy điện than và cơ sở nhiên liệu hóa thạch khác đóng cửa sớm có lợi cho việc giảm phát thải, nhưng việc ngừng hoạt động trước thời hạn được quyết định bởi nguồn kinh phí có đảm bảo hay không.
Indonesia tuyên bố cần đầu tư ít nhất 97,3 tỷ USD để thúc đẩy chuyển đổi năng lượng và giảm phát thải, con số này tương đương gần 5 lần số tiền JETP cam kết tài trợ. Nguồn vốn do JETP cung cấp chủ yếu là các khoản vay, rất ít các khoản trợ cấp, điều này cũng khiến Indonesia lo ngại sẽ làm tăng gánh nặng nợ quốc gia.
Bà Melinda Martinus, nhà nghiên cứu tại Viện nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS-Yusof Ishak) có trụ sở tại Singapore, cho biết do thiếu hụt kinh phí nên trong kế hoạch mới, Indonesia đã hạ mục tiêu loại bỏ phát điện bằng than đá từ loại bỏ 5,2 GW lượng phát điện đốt than thông qua việc ngừng hoạt động các nhà máy điện than trước năm 2030 xuống 1,7 GW trước năm 2040.
Ngoài ra, các ngành tiêu thụ điện năng cao tự xây dựng nhà máy điện than khiến việc cải cách của Indonesia trở nên phức tạp hơn. Khu vực tư nhân trong kết cấu năng lượng của Indonesia - nhà máy điện than tư nhân, cũng khiến việc cải cách của Indonesia trở nên phức tạp hơn. Nhà máy điện than tư nhân là nhà máy phát điện mà các ngành tiêu thụ điện năng cao tự xây dựng, do chưa hòa vào lưới điện quốc gia nên chính phủ rất khó thống kê quy mô thực tế và lượng phát thải carbon.
Khí đốt tự nhiên được coi là năng lượng bền vững bị chỉ trích
Ông Leo Roberts, chuyên gia chuyển đổi nhiên liệu hóa thạch của tổ chức nghiên cứu khí hậu độc lập E3G của châu Âu, chỉ trích một số động thái của Kế hoạch huy động nguồn lực (RMP) là đáng quan ngại, bao gồm cả việc đề cập một cách mơ hồ cần xử lý linh hoạt vấn đề phát điện bằng than, thay vì loại bỏ trước thời hạn các nhà máy điện than. Kế hoạch cũng tuyên bố cần triển khai nghiên cứu hydro xanh, thu hồi và lưu giữ carbon…
“Kế hoạch đầu tư này đã không còn là phương pháp sử dụng năng lượng sạch thay thế điện than mà JETP cam kết ban đầu. Ngược lại, vấn đề nó quan tâm là các công nghệ đắt tiền hoặc chưa được chứng thực, điều này đã trực tiếp phá vỡ tốc độ và quy mô của chuyển đổi năng lượng”, ông Roberts nói.
Ông Roberts cũng cho rằng cách diễn đạt của RMP về vấn đề loại bỏ than đá chưa đủ mạnh, kế hoạch phân loại khí đốt tự nhiên và khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) là năng lượng bền vững cũng đang có vấn đề, bởi vì xét từ góc độ khoa học chúng không thuộc năng lượng bền vững.
Theo Báo Công Thương 

Cùng chuyên mục

  • 0
  • 0

giá điện sinh hoạt

Mức sử dụng trong tháng Giá (đồng/kWh)
Bậc 1: Cho kWh từ 0 - 50 1.893
Bậc 2: Cho kWh từ 51 - 100 1.956
Bậc 3: Cho kWh từ 101 - 200 2.271
Bậc 4: Cho kWh từ 201 - 300 2.860
Bậc 5 Cho kWh từ 301 - 400 3.197
Bậc 6: Cho kWh từ 401 trở lên 3.302