Bộ Công Thương - Cục điều tiết điện lực

Thứ hai, 29/04/2024 | 07:12 GMT +7

  • facebook | 024.221.47474

Phát triển năng lượng

Kế hoạch đấu thầu công suất năng lượng tái tạo trên toàn cầu năm 2024

14/03/2024
Theo báo cáo mới đây của Trang Thông tin Phân tích Dữ liệu Công nghiệp Wood Mackenzie, hơn 100 GW công suất năng lượng tái tạo dự kiến sẽ được đấu thầu trên toàn cầu vào năm 2024.
Theo báo cáo mới đây của Trang Thông tin Phân tích Dữ liệu Công nghiệp Wood Mackenzie,  hơn 100 GW công suất năng lượng tái tạo dự kiến sẽ được đấu thầu trên toàn cầu vào năm 2024. Với hơn 60 GW điện gió ngoài khơi, sản lượng điện năng lượng tái tạo 100 GW sẽ là mục tiêu phát triển của năm 2024, tương đương với mức của năm 2023.
Theo Bà Ana Fernandez Garcia, Trưởng nhóm tác giả của báo cáo: “Các gói thầu của Chính phủ sẽ là phương thức hỗ trợ khởi đầu nhằm phát triển năng lượng tái tạo trên toàn thế giới”, rằng “ Các dự án đấu thầu tăng lên mỗi năm và Wood Mackenzie mong đợi được thấy một số thành quả lớn trong năm 2024. Khu vực các quốc gia châu Âu, Trung Đông và Châu Phi (EMEA) dự kiến chiếm tới hơn 50% tổng các dự án thầu, phần lớn dành cho phát triển công suất điện gió ngoài khơi”.
“Các thị trường lớn riêng lẻ như Trung Quốc sẽ tiếp tục phát triển chi phối. Cho đến nay, Cộng hòa Liên bang Đức đã công bố kế hoạch phát triển 25 GW trong năm nay và Trung Quốc dự kiến phát triển 17 GW (điện gió ngoài khơi)".
“Năm 2023, có tới 137 GW công suất năng lượng tái tạo đã trúng thầu thông qua đấu thầu chính phủ. Hàng năm, con số này tăng 10%, cho dù bối cảnh khủng hoảng năng lượng, chi phí lĩnh vực điện gió cao, khó khăn về dịch vụ hậu cần.”
“Điện gió ngoài khơi, điện gió trên bờ và điện năng lượng mặt trời chiếm gần 91% tổng sản lượng năng lượng tái tạo được phân bổ. Còn lại 9% được dành cho thủy điện, điện sinh khối, địa nhiệt, điện sử dụng công nghệ nhiệt mặt trời và thủy triều.”
“Công suất điện gió trên bờ trúng thầu đã tăng lên trong năm 2023, nhưng chưa thấm vào đâu và trở nên lu mờ trước sự sụt giảm của sản lượng điện mặt trời”, Bà Fernandez Garcia nhấn mạnh.
Tỷ trọng điện gió tăng lên là do yếu tố cạnh tranh tăng và sự quan tâm của những nhà hoạch định chính sách trong việc thúc đẩy phát triển điện gió trở thành một ngành công nghiệp mấu chốt để tạo công ăn việc làm và phát triển kinh tế.  Báo cáo nhấn mạnh: “Ví dụ điển hình thể hiện điều này chính là Kế hoạch Hành động Phát triển Điện gió của Liên minh Châu Âu”.
Năm 2023, công suất điện mặt trời trúng thầu nhiều nhất thông qua đấu thầu chính phủ, tương đương 44% tổng sản lượng với 61 GW, giảm từ mức tỷ trọng 59% của năm 2022. Tiếp theo là điện gió trên bờ với 34 GW, chiếm tỷ trọng 24%; điện gió ngoài khơi với 31 GW, tương đương 23%, đạt tăng trưởng năm thứ 3 liên tiếp.
Trong số đó, khu vực châu Á-Thái Bình Dương tiếp nhận được 67% tổng số hợp đồng dự án, tương đương xấp xỉ 90 GW, giữ vị trí dẫn đầu; tiếp theo là khu vực các nước châu Âu, Trung Đông và châu Phi với 37GW (27%), trong khi gần 10 GW được phân bổ cho châu Mỹ (7%).
Về khía cạnh công suất được phê duyệt, Trung Quốc dẫn đầu trong năm 2023 với tổng công suất hơn 55 GW, được phân bổ thông qua 49 gói thầu dự án năng lượng tái tạo. Ấn Độ được trao 20 GW thông qua 55 gói thầu, theo sau là Cộng hòa Liên Bang Đức với công suất 19 GW, được phân bổ qua các dự án tại 11 phiên đấu thầu.
Việt Phương tổng hợp
​(Nguồn: https://renews.biz/)

Cùng chuyên mục

  • 0
  • 0

giá điện sinh hoạt

Mức sử dụng trong tháng Giá (đồng/kWh)
Bậc 1: Cho kWh từ 0 - 50 1.806
Bậc 2: Cho kWh từ 51 - 100 1.866
Bậc 3: Cho kWh từ 101 - 200 2.167
Bậc 4: Cho kWh từ 201 - 300 2.729
Bậc 5 Cho kWh từ 301 - 400 3.050
Bậc 6: Cho kWh từ 401 trở lên 3.151