Bộ Công Thương - Cục điều tiết điện lực

Chủ nhật, 28/04/2024 | 14:38 GMT +7

  • facebook | 024.221.47474

Phát triển năng lượng

Bộ Công Thương đưa ra kế hoạch 'sống còn' cho ngành công nghiệp than Việt Nam

22/03/2024
Bộ Công Thương vừa ban hành Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển ngành công nghiệp than Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Bộ Công Thương vừa ban hành Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển ngành công nghiệp than Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Thực hiện Quyết định số 55/QĐ-TTg ngày 16/1/2024 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển ngành công nghiệp than Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, ngày 18/3/2024 Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã ký Quyết số 543/QĐ-BCT "Ban hành Kế hoạch thực hiện chiến lược phát triển ngành công nghiệp than Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045".
Kế hoạch nhằm xây dựng và triển khai các nhiệm vụ, giải pháp để thực hiện chiến lược phát triển ngành than thuộc chức năng, nhiệm vụ của Bộ Công Thương; là cơ sở để các đơn vị thuộc Bộ Công Thương rà soát, xây dựng, điều chỉnh kế hoạch, chương trình hành động nhằm thực hiện chiến lược phát triển ngành than phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao.
Kế hoạch là cơ sở để tổ chức kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết, đánh giá việc tổ chức thực hiện chiến lược phát triển ngành than, báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện và điều chỉnh mục tiêu của chiến lược (nếu cần thiết) để phù hợp với thực tế mỗi giai đoạn.
Bộ Công Thương quán triệt đầy đủ, sâu sắc quan điểm và mục tiêu chiến lược phát triển ngành than; chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương và các đơn vị liên quan tuyên truyền, phổ biến nội dung của chiến lược phát triển ngành than một cách sâu, rộng đến mọi thành phần kinh tế. Ngoài ra, hướng dẫn, đôn đốc triển khai thực hiện, kiểm điểm đánh giá tình hình triển khai và mức độ, khả năng đạt được các mục tiêu chiến lược; tổ chức sơ kết, tổng kết việc thực hiện chiến lược phát triển ngành than theo từng năm và giai đoạn. Đề xuất điều chỉnh mục tiêu cho phù hợp với bối cảnh khi cần thiết để bảo đảm tính khả thi cao.
Cụ thể hóa nhiệm vụ và giải pháp thực hiện chiến lược phát triển ngành than; thể hiện tính chủ động, sáng tạo của từng đơn vị và sự hợp tác giữa các đơn vị trong và ngoài ngành công thương trong việc thực hiện mục tiêu đề ra tại chiến lược phát triển ngành than. Đặc biệt, đảm bảo sự nhất quán với việc tổ chức thực hiện các chương trình hành động của Chính phủ thực hiện các Nghị quyết của Đảng, các chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, của địa phương và của Bộ Công Thương trong từng nhiệm kỳ.
Về tổ chức thực hiện, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên yêu cầu các Thứ trưởng phụ trách lĩnh vực liên quan đến chiến lược phát triển ngành than thường xuyên theo dõi, chỉ đạo các đơn vị chức năng triển khai thực hiện các nhiệm vụ chiến lược. Mặt khác, ttăng cường phối hợp, làm việc với các bộ, ngành, địa phương, hiệp hội doanh nghiệp và các đơn vị có liên quan để bảo đảm hoàn thành các nhiệm vụ được giao; chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và kết quả thực hiện.
Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ có trách nhiệm tổ chức thực hiện những nhiệm vụ và nội dung thuộc lĩnh vực được giao tại mục III và Phụ lục kèm theo Quyết định này đảm bảo chất lượng và đúng tiến độ, thời hạn yêu cầu; tham mưu, đề xuất các giải pháp, biện pháp cụ thể điều hành trong lĩnh vực phụ trách, kịp thời báo cáo, tham mưu cho Lãnh đạo Bộ xem xét, trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đối với những vấn đề vượt thẩm quyền; chịu trách nhiệm trước Lãnh đạo Bộ về kết quả thực hiện các nhiệm vụ đơn vị được giao phụ trách.
Bộ trưởng cũng lưu ý về trách nhiệm phối hợp chặt chẽ, hiệu quả với các cơ quan, đơn vị liên quan trong tham mưu, đề xuất giải pháp, biện pháp cụ thể trong thực hiện Kế hoạch này; kịp thời báo cáo Lãnh đạo Bộ những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện. Đặc biệt, thường xuyên theo dõi, kiểm tra, giám sát tiến độ, kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao; đánh giá tình hình thực hiện các nhiệm vụ được giao, gửi Vụ Dầu khí và Than để tổng hợp, báo cáo Lãnh đạo Bộ, báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện Chiến lược ngành than khi có yêu cầu.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên giao Vụ Dầu khí và Than chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan đôn đốc, theo dõi, đánh giá tình hình thực hiện Chiến lược phát triển ngành than.
Ngày 17/1/2024, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã ký Quyết định số 55/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển ngành công nghiệp than Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Về mục tiêu, định hướng phát triển, trong đó về thăm dò và khai thác than tập trung thăm dò nâng cấp tài nguyên than hiện có; đẩy mạnh việc thăm dò các mỏ mới, đảm bảo công tác thăm dò luôn đi trước một bước. Phấn đấu hoàn thành cơ bản công tác thăm dò đến đáy tầng than Bể than Đông Bắc, hoàn thành công tác thăm dò đến đáy tầng than Bể than An Châu nhằm xác minh và nâng cấp trữ lượng than đảm bảo đủ độ tin cậy theo quy định để huy động vào thiết kế khai thác.
Phấn đấu sản lượng than thương phẩm khai thác (không bao gồm than bùn) giai đoạn đến năm 2030 đạt khoảng 45-50 triệu tấn/năm và giảm dần trong giai đoạn 2031-2045 (đạt khoảng 38-40 triệu tấn vào năm 2045).
Phấn đấu đưa vào vận hành khai thác thử nghiệm tại Bể than sông Hồng trước năm 2040 để tiến tới khai thác quy mô công nghiệp trước năm 2050 (nếu thử nghiệm thành công).
Về thị trường than, hình thành thị trường than với nhiều người bán và nhiều người mua, đa dạng hóa nguồn than (than sản xuất trong nước, pha trộn, nhập khẩu...) và đầu mối cung cấp than cho các hộ tiêu thụ trong giai đoạn đến năm 2030; phấn đấu vận hành thị trường than cạnh tranh đầy đủ tại các phân khúc thị trường than sau năm 2030.
Hoàn thành việc nghiên cứu, thí điểm áp dụng chỉ số giá than quốc tế phù hợp cho tham chiếu giá than nhập khẩu phù hợp điều kiện cụ thể của Việt Nam theo lộ trình phát triển thị trường năng lượng cạnh tranh được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Xuất khẩu, nhập khẩu than phù hợp nhu cầu thị trường và thực hiện theo chỉ đạo của Chính phủ đảm bảo đáp ứng tối đa nhu cầu sử dụng than trong nước, đặc biệt là than cho sản xuất điện, trong đó có xem xét đến việc dự trữ than.
Theo Tạp chí Công Thương  

Cùng chuyên mục

Xây dựng Ninh Thuận thành trung tâm năng lượng tái tạo

28/04/2024

Ninh Thuận được đánh giá là một trong những tỉnh có tiềm năng và cơ hội rất lớn từ năng lượng tái tạo như năng lượng gió, năng lượng mặt trời không phát thải carbon để sản xuất hydrogen xanh lá, đây được xem là giải pháp công nghệ bền vững nhưng cần thời gian dài và nguồn vốn lớn để phát triển thị trường.

  • 0
  • 0

giá điện sinh hoạt

Mức sử dụng trong tháng Giá (đồng/kWh)
Bậc 1: Cho kWh từ 0 - 50 1.806
Bậc 2: Cho kWh từ 51 - 100 1.866
Bậc 3: Cho kWh từ 101 - 200 2.167
Bậc 4: Cho kWh từ 201 - 300 2.729
Bậc 5 Cho kWh từ 301 - 400 3.050
Bậc 6: Cho kWh từ 401 trở lên 3.151