Bộ Công Thương - Cục điều tiết điện lực

Chủ nhật, 19/05/2024 | 16:58 GMT +7

  • facebook | 024.221.47474

Phát triển năng lượng

Những quốc gia nào có tỷ trọng sản lượng điện năng lượng tái tạo cao nhất?

07/05/2024
Theo thống kê mới đây của Cơ quan Năng lượng quốc tế, trên thế giới hiện có 7 quốc gia sản xuất và đáp ứng phần lớn nhu cầu tiêu thụ điện năng cả nước từ nguồn năng lượng tái tạo.
Theo thống kê mới đây của Cơ quan Năng lượng quốc tế, trên thế giới hiện có 7 quốc gia sản xuất và đáp ứng phần lớn nhu cầu tiêu thụ điện năng từ nguồn năng lượng tái tạo, bao gồm: Al-ba-nia, Bu-tan, Ne-pal, Pa-ra-guay, Ai-len, E-thio-pia và Cộng hòa Dân chủ Công gô. Các quốc gia này có sản lượng điện năng lượng tái tạo chiếm tới hơn 99,7% tổng nhu cầu tiêu thụ điện năng từ các nguồn địa nhiệt, thủy điện, điện gió và điện mặt trời.
Dữ liệu từ Cơ quan Quốc tế về Năng lượng Tái tạo (IRENA) cũng chỉ ra rằng hiện nay có hơn 40 quốc gia có sản lượng điện năng lượng tái tạo vượt 50% tổng nhu cầu tiêu thụ cả nước, trong đó có 11 nước thuộc khu vực châu Âu.
Định hướng chính sách năng lượng của những quốc gia trên có điểm chung là giảm dần, tiến tới dừng hoàn toàn phát thải các-bon thông qua việc tăng cường năng lực và công suất thủy điện, điện gió, điện mặt trời, địa nhiệt.
Ở một vài quốc gia châu Âu, đơn cử như Đức, vào một số khoảng thời gian ngắn trong ngày, năng lượng tái tạo đã có thể đáp ứng 100% nhu cầu tiêu thụ điện cả nước.
Theo số liệu của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) được công bố vào tháng 1 vừa qua, năm 2022 tỷ trọng điện năng lượng tái tạo của Vương quốc Anh đạt 41.5 % tổng nguồn phát, tăng 10.5% so với cùng kỳ năm 2021.
Cũng trong năm 2022, tại Scotland, điện năng lượng tái tạo đạt sản lượng tương đương 113% tổng nhu cầu tiêu thụ điện năng trên cả nước. Tỷ trọng này được đánh giá là dấu mốc quan trọng trên con đường tiến tới trung hòa phát thải các-bon và cho thấy tiềm năng to lớn về năng lượng tái tạo của Scotland, đặc biệt là tiềm năng điện gió.
Các nhà nghiên cứu dự báo trong những thập niên tới đây, điện mặt trời sẽ thống trị cung ứng điện năng toàn cầu. Trong những năm gần đây, thế giới đã có nhiều tiến bộ trong việc cải thiện hiệu suất của các tấm pin năng lượng mặt trời. Vì thế, chi phí thương mại và lắp đặt các tấm pin ấy cũng đã giảm đáng kể.
Theo các nhà khoa học thuộc Trường đại học  Exeter và Trường College London, năng lượng mặt trời đã đạt tới mức độ phát triển cao, không thể đảo ngược và có thể trở thành nguồn năng lượng chính yếu, quan trọng của thế giới vào năm 2050.
Những tiến bộ về công nghệ và giá trị kinh tế đem lại đã làm cho quá trình chuyển đổi năng lượng theo hướng xanh, sạch không chỉ là mục tiêu có thể đạt được, mà còn trở thành xu hướng tất yếu, khó đảo ngược.
Trong bối cảnh ấy, năng lượng mặt trời là nguồn tiềm năng sẵn có trên trái đất, đem lại hiệu quả kinh tế rõ ràng và đang ngày càng thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư trên toàn cầu.

Việt Phương tổng hợp
(Nguồn: https://www.independent.co.uk)

Cùng chuyên mục

Thấy gì từ kế hoạch khổng lồ về năng lượng xanh của Úc?

19/05/2024

Liệu Úc, nhà vô địch thế giới về than và khí đốt, có trở thành cường quốc về năng lượng tái tạo? Trong mọi trường hợp, đây là mục tiêu được chính phủ nêu ra. Để đạt được điều này, Úc đã cam kết chi 23 tỷ USD để phát triển năng lượng xanh vào thứ Ba tuần này, ngày 14/5.

  • 0
  • 0

giá điện sinh hoạt

Mức sử dụng trong tháng Giá (đồng/kWh)
Bậc 1: Cho kWh từ 0 - 50 1.806
Bậc 2: Cho kWh từ 51 - 100 1.866
Bậc 3: Cho kWh từ 101 - 200 2.167
Bậc 4: Cho kWh từ 201 - 300 2.729
Bậc 5 Cho kWh từ 301 - 400 3.050
Bậc 6: Cho kWh từ 401 trở lên 3.151