Bộ Công Thương - Cục điều tiết điện lực

Thứ năm, 16/05/2024 | 14:20 GMT +7

  • facebook | 024.221.47474

Tin tức

Đoàn giám sát “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển năng lượng giai đoạn 2016-2021” làm việc với Chính phủ

11/08/2023
Chiều 10/8, tại Nhà Quốc hội, Đoàn giám sát “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển năng lượng giai đoạn 2016-2021” làm việc với Chính phủ. Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Trưởng Đoàn giám sát chỉ đạo tại cuộc làm việc.
Tham dự cuộc làm việc có Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy, Phó Trưởng đoàn Thường trực Đoàn giám sát và các thành viên Đoàn giám sát; Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà; Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên; đại diện lãnh đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam và các cơ quan, Bộ ngàn liên quan.
Toàn cảnh cuộc làm việc của Đoàn giám sát với Chính phủ.
Phát biểu tại cuộc làm việc với Chính phủ, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Trưởng Đoàn giám sát nhấn mạnh: Giai đoạn 2016-2021, ngành năng lượng nói chung và ngành điện lực nói riêng đã có những bước phát triển nhanh, tương đối đồng bộ trong tất cả các phân ngành, lĩnh vực; bám sát định hướng của Đảng và đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Những kết quả tích cực đạt được của ngành năng lượng trong giai đoạn 2016 - 2021 là tiền đề, động lực quan trọng để triển khai thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11/02/2020 của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan, ngành năng lượng nước ta vẫn còn những hạn chế, tồn tại. Ví dụ: các nguồn cung trong nước không đủ đáp ứng yêu cầu, việc nhập khẩu năng lượng ngày càng lớn; một số chỉ tiêu bảo đảm an ninh năng lượng đang biến động theo chiều hướng bất lợi; cơ sở hạ tầng ngành năng lượng còn thiếu và chưa đồng bộ; trình độ công nghệ trong một số lĩnh vực thuộc ngành năng lượng chậm được nâng cao…
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Trưởng Đoàn giám sát phát biểu tại cuộc làm việc với Chính phủ.
Chính vì vậy, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã quyết định giám sát chuyên đề về vấn đề này và thành lập Đoàn giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển năng lượng giai đoạn 2016 – 2021”, với mục tiêu: Đánh giá khách quan, trung thực, đầy đủ và toàn diện việc triển khai thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển năng lượng giai đoạn 2016 – 2021; Phát hiện những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân (những tồn tại, hạn chế là do quy định pháp luật hay do tổ chức thực hiện); làm rõ trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan, nhất là trách nhiệm của người đứng đầu; Kịp thời xử lý hoặc đề xuất phương án xử lý ngay những khó khăn, vướng mắc, bất cập. Kiến nghị, đề xuất giải pháp hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật và nâng cao hiệu quả tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển năng lượng; kiến nghị với cấp có thẩm quyền xử lý trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan (nếu có); Rút ra các bài học kinh nghiệm về xây dựng, hoàn thiện và thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển năng lượng trong giai đoạn tiếp theo.
Theo Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, triển khai thực hiện Nghị quyết số 582/NQ-UBTVQH15 29/8/2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về thành lập Đoàn giám sát chuyên đề, Đoàn giám sát đã ban hành Kế hoạch số 355/KH-ĐGS ngày 28/10/2022 về giám sát chuyên đề việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển năng lượng giai đoạn 2016 – 2021 với rất nhiều công việc và hoạt động cần tiến hành như tổ chức các hội thảo, tọa đàm khoa học, giám sát thực tế tại địa phương và tổ chức các cuộc làm việc với bộ, ngành, tập đoàn, Chính phủ.
Các đại biểu tham dự cuộc làm việc.
Đoàn giám sát đã tổ chức làm việc với 11 địa phương; Bộ Công Thương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Kiểm toán Nhà nước, Thanh tra Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Giao thông vận tải. Hôm nay, Đoàn giám sát tổ chức làm việc với Chính phủ chiều nay.
Tại cuộc làm việc với Chính phủ, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải đề nghị đại diện Chính phủ báo cáo những vấn đề căn cốt trong việc thực hiện chính sách, pháp luật về năng lượng trong thời gian qua, tập trung vào việc đánh giá, làm rõ: Kết quả nổi bật đã đạt được; Những tồn tại, hạn chế, khó khăn, vướng mắc, khuyết điểm, sai phạm (nếu có), nguyên nhân khách quan, chủ quan; Trách nhiệm, xử lý trách nhiệm của tổ chức, cá nhân liên quan, nhất là người đứng đầu; Giải pháp và đề xuất, kiến nghị.
Một số hình ảnh tại cuộc làm việc:
Toàn cảnh cuộc làm việc của Đoàn giám sát với Chính phủ.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Trưởng Đoàn giám sát phát biểu tại cuộc làm việc với Chính phủ.
Thay mặt Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên báo cáo về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển năng lượng giai đoạn 2016-2021”.
Các đại biểu tham dự cuộc làm việc./.
Theo Cổng thông tin điện tử Quốc hội

Cùng chuyên mục

Điện mặt trời Ấn Độ tăng trưởng công suất

16/05/2024

Trong những năm gần đây, Ấn Độ đã có bước tiến vượt bậc trong lĩnh vực điện năng lượng mặt trời nhờ vào ứng dụng các tiến bộ về công nghệ sản xuất tấm pin. Các dự án đầu tư vào lĩnh vực này ngày càng tăng về số lượng, quy mô và thu hút sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư.

  • 0
  • 0

giá điện sinh hoạt

Mức sử dụng trong tháng Giá (đồng/kWh)
Bậc 1: Cho kWh từ 0 - 50 1.806
Bậc 2: Cho kWh từ 51 - 100 1.866
Bậc 3: Cho kWh từ 101 - 200 2.167
Bậc 4: Cho kWh từ 201 - 300 2.729
Bậc 5 Cho kWh từ 301 - 400 3.050
Bậc 6: Cho kWh từ 401 trở lên 3.151