Bộ Công Thương - Cục điều tiết điện lực

Thứ sáu, 08/11/2024 | 21:48 GMT +7

  • facebook | 024.221.47474

Phát triển năng lượng

Bài 1: Dự án Nhà máy Thủy điện Hòa Bình mở rộng đảm bảo thi công an toàn trong mùa mưa lũ

20/08/2023
Đảm bảo an toàn cho công trình và lực lượng thi công tại công trường Nhà máy thủy điện Hòa Bình mở rộng mùa mưa lũ 2023 được EVN coi là nhiệm vụ trọng tâm.
Trong những ngày cuối tháng 7 và đầu tháng 8 vừa qua, khu vực miền núi phía Bắc phải trải qua đợt mưa lũ, gây ra sạt lở và làm thiệt hại nhiều công trình giao thông, nhà cửa, hệ thống lưới điện trung và hạ áp thì tại công trường thi công Dự án Nhà máy thủy điện Hòa Bình mở rộng, gần 500 cán bộ, kỹ sư, công nhân vẫn miệt mài thi công hối hả, chạy đua với thời gian. Theo kết quả đánh giá tại hiện trường thì đợt mưa lũ vừa qua không ảnh hưởng nhiều đến công tác thi công của dự án.
Chia sẻ với phóng viên, ông Đào Trọng Sáng, Phó Giám đốc Ban Quản lý Dự án Điện 1 kiêm Giám đốc Ban Điều hành dự án Nhà máy Thủy điện Hoà Bình mở rộng (Tập đoàn Điện lực Việt Nam) cho biết: Hiện nay, công trường cơ bản đã thực hiện thi công các hạng mục công trình theo hồ sơ chống lũ năm 2023 đã được chấp thuận.

Thi công chống sạt, trượt tại khu vực công trình Cửa nhận nước. Ảnh: Thu Hường
Ông Đào Trọng Sáng chia sẻ, đến hết tháng 6/2023, các hạng mục công trình phục vụ phòng chống lũ của dự án đã cơ bản đã hoàn thành, như: Hoàn thành thi công giai đoạn 1 đảm bảo ổn định taluy dương của khu vực nhà máy; hoàn thành đê quây hạ lưu nhà máy và đê quây thượng lưu Cửa lấy nước; Trồng cỏ và gia cố chống xói mái đào, thi công rãnh cơ, bậc nước, khoan neo gia cố mái đào Cửa lấy nước trở lên, thi công hệ thống rãnh thu nước, cống thoát nước, lắp đặt hệ thống bơm tiêu thoát nước hố móng nhà máy và Cửa lấy nước...Tại khu vực bãi thải, đơn vị thi công cũng đã hoàn thành đắp lăng trụ đá và hệ thống thoát nước để khi có mưa, nước không chảy tràn trên bề mặt bãi thải, lăng trụ đảm bảo ổn định tổng thể cho bãi thải.
Sẵn sàng ứng phó khi mưa bão
Cũng theo ông Đào Trọng Sáng, tính đến nay, tại Cửa lấy nước, lực lượng thi công đã đào hố móng đến cao trình 80, cơ bản hoàn thành công tác gia cố mái từ 122,5 trở lên, hoàn thành công tác gia cố mái từ 122,5 – 108m cũng như công tác khoan, lắp đặt neo và phun vảy từ 108-80m. Đồng thời hoàn thành toàn bộ đê quây thượng đến cao độ 117,5m theo hồ sơ thiết kế được duyệt, đảm bảo yêu cầu chống lũ.
Trong khi đó, tại khu vực Nhà máy thủy điện và kênh xả, công tác thi công hố móng giai đoạn 1 cũng đã cơ bản hoàn thành, hiện lực lượng thi công đang tập trung đào hố móng nhà máy đợt 2, cao độ trung bình xuống cao độ -11,7m.
“Dự án cũng đã hoàn thành công tác xử lý sạt trượt đợt 3 giai đoạn 1 với hơn 250 neo dự ứng lực, 7500m3 bê tông tường chắn, 54000m3 đá đắp, hoàn thành công tác gia cố rãnh thu nước, phun vảy mái cơ: 90.0m; 135.0m; 140.0m và cống thu nước cơ 120.0m; lắp đặt hoàn thành và đưa vào sử dụng hệ thống bơm nước hố móng Nhà máy và hố móng cửa lấy nước”- ông Sáng cho biết thêm.
Đối với khu vực bãi thải Dốc Cun, tại bãi thải số 1, dự án cũng đã hoàn thành đắp khối lưng trụ đá đến độ cao 157,5 m, khối hỗn hợp đất đá bên trong đổ tạo mái 1: 1,75. Khối đá lăng trụ bên ngoài cao hơn phần đất đá bên trong tối tiểu 2,0 m. Ở bãi thải số 2, lực lượng thi công đã hoàn thành công tác đắp và gia cố, cao độ lăng trụ đá hoàn thành tại cao độ 130,0 m.
Đặc biệt, Ban Quản lý dự án điện 1 đã kiện toàn Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, phân công nhiệm vụ của Ban Chỉ huy tại công trường cũng như Đội xung kích phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.

Đảm bảo an toàn cho công trình và người lao động được EVN đặc biệt quan tâm. Ảnh thi công gia cố hầm phụ Dự án NMTĐ Hòa Bình mở rộng
"Chúng tôi đã xây dựng, chấp thuận phương án ứng phó thiên tai theo quy định về dự báo, cảnh báo, truyền tin thiên tai và cấp độ rủi ro thiên tai. Qua đó, tổ chức diễn tập phương án ứng phó thiên tai với tình huống giả định tại công trường. Đồng thời, duy trì công tác quan trắc chuyển vị hố móng trong quá trình thi công."- ông Sáng cho biết thêm.
Được biết, phần lớn đất đá thải của dự án được vận chuyển về bãi thải Dốc Cun và một phần đá nổ mìn được tận dụng để làm cốt liêu phục vụ cho hạng mục bê tông công trình. “Toàn bộ lực lượng thi công trên công trường đang chạy đua với thời gian, cùng với đó là các phương án đảm bảo tiến độ và an toàn cho công trình và con người đặc biệt là thi công trong điều kiện mùa mưa bão năm 2023 được dự báo sẽ có nhiều biến động khó lường do ảnh hưởng của El Nino đã cơ bản hoàn tất và được thực hiện nghiêm túc”- ông Sáng nói.
Dự án nhà máy thủy điện Hòa Bình mở rộng được phát lệnh khởi công vào ngày 10-1-2021. Công trình bố trí bên bờ phải tuyến đập Thủy điện Hòa Bình hiện tại. Dự án có quy mô công suất lắp hai tổ máy với 240 MW. Tiến độ dự kiến phát điện tổ máy 1 vào tháng 6/2025; tổ máy 2 vào tháng 7/2025; hoàn thành công trình vào tháng 8/2025.
Bài 2: Giải pháp nào để Dự án Nhà máy Thủy điện Hòa Bình mở rộng đảm bảo phát điện vào năm 2025?
Thu Hường - Đình Dũng

Cùng chuyên mục

Hoàn thiện hành lang pháp lý phát triển năng lượng tái tạo

08/11/2024

Theo đại biểu Quốc hội, Luật Điện lực (sửa đổi) cần phải thiết kế theo hướng đáp ứng cả 2 mục tiêu, vừa đạt mục tiêu trước mắt là đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, nhưng cũng vừa phải đạt mục tiêu lâu dài là thực hiện đầy đủ cam kết quốc tế của Việt Nam, đạt mức thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Do đó, việc khai thác hiệu quả, phát triển dự án điện năng lượng tái tạo là yêu cầu cấp thiết.

  • 0
  • 0

giá điện sinh hoạt

Mức sử dụng trong tháng Giá (đồng/kWh)
Bậc 1: Cho kWh từ 0 - 50 1.893
Bậc 2: Cho kWh từ 51 - 100 1.956
Bậc 3: Cho kWh từ 101 - 200 2.271
Bậc 4: Cho kWh từ 201 - 300 2.860
Bậc 5 Cho kWh từ 301 - 400 3.197
Bậc 6: Cho kWh từ 401 trở lên 3.302