Bộ Công Thương - Cục điều tiết điện lực

Thứ tư, 15/05/2024 | 14:03 GMT +7

  • facebook | 024.221.47474

Thông tin báo chí

Bangladesh đầu tư 3 tỷ USD vào năng lượng sạch

13/09/2023
Thứ Sáu (ngày 8/9), Chủ tịch Tập đoàn Summit của Bangladesh cho biết họ đang kế hoạch đầu tư 3 tỷ USD vào các dự án sản xuất quang điện, điện gió và thủy điện ở Nam Á, nhằm thúc đẩy chính sách năng lượng sạch và nỗ lực đa dạng hóa hoạt động kinh doanh dựa trên nhiên liệu hóa thạch của công ty.

Từ trái qua phải: Giám đốc Summit Holdings Latif Khan, Chủ tịch SPI Muhammed Aziz Khan, Phó chủ tịch cấp cao Tập đoàn Mitsubishi Tetsuji Nakagawa và Giám đốc điều hành Diamond Gas International Ryosuke Tsugaru ký Biên bản ghi nhớ giữa Summit Power International Pte Ltd với Mitsubishi về kho cảng LNG tích hợp, dự án điện ở Bangladesh năm 2018
Summit Power International, công ty cổ phần có trụ sở tại Singapore quản lý toàn bộ tài sản sản xuất điện của Tập đoàn Summit Bangladesh, trong đó công ty Nhật Bản JERA sở hữu 22% cổ phần, sẽ xây dựng các dự án năng lượng mặt trời và năng lượng gió có công suất 1.000 MW với bộ lưu trữ pin ở Ấn Độ, ông Aziz Khan, người đứng đầu tập đoàn cho biết.
Trong một cuộc phỏng vấn tại văn phòng, ông Khan cho biết "chúng tôi đã ký biên bản ghi nhớ với các công ty lớn của Ấn Độ. Đây sẽ là loại điện rẻ nhất dành cho Bangladesh, thậm chí còn rẻ hơn so với điện chạy bằng khí đốt tự nhiên".
Summit, công ty vận hành hơn chục đơn vị phát điện dựa trên nhiên liệu hóa thạch và sở hữu một trong hai đơn vị lưu trữ và tái hóa khí nổi (FSRU) của Bangladesh để quản lý các hoạt động nhập khẩu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG), cũng dự định xây dựng các nhà máy thủy điện có công suất 700 MW ở Bhutan và Nepal.
Ông Khan cho biết giá LNG toàn cầu hiện còn cao sẽ làm ảnh hưởng đến sự tăng trưởng kinh tế và dẫn đến tình trạng mất điện thường xuyên ở Bangladesh.
Trong thập kỷ qua, LNG đã đóng vai trò then chốt trong quá trình tăng trưởng kinh tế của Bangladesh, giúp hàng triệu người dân lần đầu tiên được tiếp cận mạng lưới điện. Nhiên liệu siêu lạnh này, cùng với trữ lượng khí đốt địa phương đang cạn kiệt nhanh chóng, chiếm khoảng 2/3 lượng điện năng của cả nước trong nửa sau của thập kỷ qua.
Tuy nhiên, do giá LNG toàn cầu tăng cao sau chiến sự Nga-Ukraine, khó thanh toán nhiên liệu nhập khẩu vì dự trữ ngoại hối và giá trị đồng tiền giảm, cũng như do nhu cầu tăng đột biến vì điều kiện thời tiết thất thường, quốc gia Nam Á này đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng điện tồi tệ nhất trong 10 năm qua.
Ông Khan kỳ vọng giá LNG sẽ có xu hướng giảm khi có thêm nguồn cung mới, đồng thời hy vọng FSRU thứ hai của Summit sẽ bắt đầu hoạt động vào tháng 4/2026.
"Cá nhân tôi nghĩ sau mùa đông này giá khí sẽ giảm", ông Khan nói.
Theo Petrotimes

Cùng chuyên mục

EVN Hà Nội kêu gọi cơ quan, công sở thực hành tiết kiệm điện

15/05/2024

Giải quyết thực trạng lượng điện năng tiêu thụ tại cơ quan, nơi làm việc chiếm tỷ lệ khá lớn trong tiêu dùng điện. EVNHANOI kêu gọi các cơ quan, đơn vị đẩy mạnh thực hành tiết kiệm điện nơi công sở.

  • 0
  • 0

giá điện sinh hoạt

Mức sử dụng trong tháng Giá (đồng/kWh)
Bậc 1: Cho kWh từ 0 - 50 1.806
Bậc 2: Cho kWh từ 51 - 100 1.866
Bậc 3: Cho kWh từ 101 - 200 2.167
Bậc 4: Cho kWh từ 201 - 300 2.729
Bậc 5 Cho kWh từ 301 - 400 3.050
Bậc 6: Cho kWh từ 401 trở lên 3.151