Bộ Công Thương - Cục điều tiết điện lực

Thứ hai, 29/04/2024 | 10:25 GMT +7

  • facebook | 024.221.47474

Phát triển năng lượng

Khánh Hòa: Phấn đấu đến năm 2030, 50% nhà dân sử dụng điện mặt trời mái nhà

30/09/2023
UBND tỉnh Khánh Hòa vừa có kế hoạch tăng cường tiết kiệm điện giai đoạn 2023-2025 và các năm tiếp theo trên địa bàn tỉnh.
Một góc thành phố Nha Trang (Khánh Hòa) về đêm.
Theo đó, Khánh Hòa đặt mục tiêu trong giai đoạn 2023-2025 và các năm tiếp theo, phấn đấu mỗi năm tiết kiệm tối thiểu 2% tổng điện năng tiêu thụ trên địa bàn tỉnh; giảm tổn thất điện năng trên hệ thống điện của tỉnh dưới 5% vào năm 2025.
Cùng với đó, giảm bớt công suất phụ tải đỉnh hệ thống điện trên địa bàn tỉnh thông qua thực hiện các chương trình quản lý nhu cầu điện (DSM) và điều chỉnh phụ tải điện (DR), ít nhất 80MW vào năm 2025.
Khánh Hòa cũng phấn đấu đến năm 2030 có 50% các tòa nhà công sở và 50% nhà dân sử dụng điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu (phục vụ tiêu thụ tại chỗ, không bán điện vào hệ thống điện quốc gia).
Ngoài ra, đến hết năm 2025, 100% chiếu sáng đường phố sử dụng đèn LED.
Để thực hiện mục tiêu này, Khánh Hòa đề nghị các cơ quan, công sở, trụ sở làm việc đảm bảo hàng năm tiết kiệm tối thiểu 5% tổng điện năng tiêu thụ trong năm; tận dụng và huy động các nguồn lực để lắp đặt và sử dụng hệ thống điện mặt trời trên mái nhà, hệ thống đun nước nóng từ năng lượng mặt trời để giảm tiêu thụ điện từ hệ thống điện quốc gia.
Các tổ chức, cá nhân quản lý vận hành hệ thống chiếu sáng công cộng, hệ thống chiếu sáng cho mục đích quảng cáo, trang trí ngoài trời đảm bảo tiết kiệm tối thiểu 30% tổng điện năng tiêu thụ trong giai đoạn 2023-2025; sử dụng thiết bị chiếu sáng hiệu suất cao, tiết kiệm điện cho 100% công trình chiếu sáng công cộng chuẩn bị đầu tư xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp; đẩy nhanh quá trình thực hiện tự động hóa chiếu sáng theo khung thời gian và điều kiện thời tiết của các công trình chiếu sáng công cộng.
Đối với các hộ gia đình, khuyến khích lắp đặt và sử dụng hệ thống điện mặt trời mái nhà tự dùng cho nhu cầu sử dụng tại chỗ, hệ thống đun nước nóng từ năng lượng mặt trời.
Các cơ sở kinh doanh thương mại và dịch vụ hạn chế sử dụng thiết bị công suất lớn, tiêu thụ nhiều điện năng vào giờ cao điểm; khuyến khích sử dụng nguồn năng lượng tại chỗ bằng các nguồn năng lượng tái tạo, thiết bị điện sử dụng năng lượng tái tạo.
Đối với các doanh nghiệp sản xuất, lắp đặt, tích hợp các nguồn năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời, năng lượng gió vào hệ thống năng lượng nội bộ; ưu tiên sử dụng các thiết bị được dán nhãn năng lượng hiệu suất cao; triển khai áp dụng hệ thống quản lý năng lượng theo tiêu chuẩn ISO 50001:2018; ứng dụng máy móc thiết bị công nghệ tiên tiến, tối ưu hóa nguyên liệu sản xuất. Riêng các cơ sở sử dụng năng lượng có điện năng tiêu thụ từ 1 triệu kWh/năm trở lên phải tiết kiệm ít nhất 2% điện năng tiêu thụ trên một đơn vị sản phẩm mỗi năm hoặc tiết kiệm ít nhất 2% tổng điện năng tiêu thụ trong năm.
Trong 7 tháng đầu năm 2023, toàn tỉnh Khánh Hòa tiết kiệm trên 30 triệu kWh điện, trong đó, sản lượng điện tiết kiệm khối cơ quan công lập hành chính sự nghiệp là 14 triệu kWh - chiếm 8,46% sản lượng điện tiêu thụ, chiếu sáng công cộng tiết kiệm hơn 3 triệu kWh – chiếm 7,54% sản lượng điện tiêu thụ, chiếu sáng sinh hoạt tiết kiệm hơn 8 triệu kWh, tiết kiệm điện trong sản xuất hơn 4 triệu kWh, trong khối kinh doanh là 1 triệu kWh.
Theo Báo Công Thương

Cùng chuyên mục

TKV: Đảm bảo đủ than cho sản xuất điện

29/04/2024

Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam vừa có đoàn công tác đi làm việc với các đơn vị sản xuất nhiệt điện, phân đạm và hóa chất tại các tỉnh Hải Dương, Bắc Giang và Thái Bình.

  • 0
  • 0

giá điện sinh hoạt

Mức sử dụng trong tháng Giá (đồng/kWh)
Bậc 1: Cho kWh từ 0 - 50 1.806
Bậc 2: Cho kWh từ 51 - 100 1.866
Bậc 3: Cho kWh từ 101 - 200 2.167
Bậc 4: Cho kWh từ 201 - 300 2.729
Bậc 5 Cho kWh từ 301 - 400 3.050
Bậc 6: Cho kWh từ 401 trở lên 3.151