Bộ Công Thương - Cục điều tiết điện lực

Thứ hai, 09/09/2024 | 16:33 GMT +7

  • facebook | 024.221.47474

Hợp Tác Quốc Tế

Thủ tướng kêu gọi cộng đồng quốc tế hỗ trợ 15,5 tỷ USD như cam kết JETP

02/12/2023
Thông qua JETP, các đối tác quốc tế giúp Việt Nam hoàn thiện chính sách, chuyển giao công nghệ, hỗ trợ tài chính cho chuyển đổi năng lượng công bằng; thu hút đầu tư phát triển năng lượng tái tạo.
Chiều 1/12, giờ địa phương, tại Dubai, nhân dịp Hội nghị Thượng đỉnh hành động khí hậu thế giới trong khuôn khổ Hội nghị lần thứ 28 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP28),Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ công bố Kế hoạch huy động nguồn lực thực hiện Tuyên bố chính trị thiết lập quan hệ đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP) cùng với Nhóm các đối tác quốc tế, gồm Liên minh châu Âu (EU), Vương quốc Anh và Bắc Ireland, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Đức, Pháp, Italia, Canada, Đan Mạch và Na Uy (viết tắt là IPG). Tuyên bố JETP đã được Việt Nam và các thành viên IPG thông qua trong khuôn khổ Hội nghị cấp cao kỷ niệm 45 năm quan hệ ASEAN-EU tại Brussel, Vương quốc Bỉ tháng 12/2022. Cùng dự có Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen.
Thủ tướng dự Lễ Công bố Kế hoạch huy động nguồn lực triển khai JETP
Thông qua JETP, các đối tác quốc tế giúp Việt Nam hoàn thiện chính sách, chuyển giao công nghệ, hỗ trợ tài chính cho chuyển đổi năng lượng công bằng; thu hút đầu tư phát triển năng lượng tái tạo, nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng, nâng cấp hạ tầng lưới điện; phát triển các kỹ năng và năng lực cần thiết đối với chuyển đổi công bằng thông qua giáo dục và đào tạo nghề; tăng cường tham gia của khu vực tư nhân; phát triển trung tâm năng lượng tái tạo và hình thành ngành công nghiệp năng lượng tái tạo; thúc đẩy lưu trữ, cất trữ và sử dụng carbon, sản xuất thiết bị và pin lưu trữ năng lượng, sản xuất hydrogen xanh, phát triển điện gió ngoài khơi.
Các đối tác cam kết huy động nguồn lực ban đầu 15,5 tỷ USD trong vòng 3 đến 5 năm tới để giải quyết nhu cầu cấp bách, mang tính xúc tác cho chuyển đổi năng lượng công bằng của Việt Nam. Trong đó, 7,75 tỷ USD do Nhóm IPG cam kết huy động với điều kiện vay hấp dẫn hơn so với thị trường vốn hiện tại; Liên minh tài chính Glasgow vì mục tiêu phát thải ròng bằng 0 (GFANZ) cam kết huy động ít nhất 7,75 tỷ USD tài chính tư nhân hỗ trợ trực tiếp cho các doanh nghiệp thông qua các khoản đầu tư của các tập đoàn, các doanh nghiệp quốc tế. JETP là một trong những giải pháp giúp Việt Nam tiếp cận các nguồn lực cần thiết để triển khai hiệu quả lộ trình phát triển các-bon thấp, có khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu trong nỗ lực chung chuyển đổi năng lượng toàn cầu; đồng thời phát triển các cơ hội kinh tế mới để hỗ trợ Việt Nam thực hiện mục tiêu chuyển đổi xanh, hướng tới tương lai phát thải ròng bằng 0.
Để thực hiện Tuyên bố JETP, ngày 31/8/2023 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1009/QĐ-TTg phê duyệt Đề án triển khai JETP. Theo nội dung Tuyên bố JETP, phía Việt Nam cần phối hợp với các đối tác quốc tế xây dựng Kế hoạch huy động nguồn lực thực hiện JETP. Thủ tướng Chính phủ đã thành lập Ban Thư ký thực hiện JETP do Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường làm Trưởng ban, các Phó Trưởng ban là Thứ trưởng các Bộ Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch và Đầu tư, Công thương, Tài chính và thành viên gồm đại diện các Bộ, ngành có liên quan. Ban Thư ký JETP đã thúc đẩy mạnh mẽ việc triển khai thực hiện Tuyên bố JETP, đặc biệt là việc xây dựng Kế hoạch huy động nguồn lực thực hiện JETP. Kế hoạch đề ra lộ trình nhằm đạt được các mục tiêu chuyển đổi năng lượng công bằng, các nguyên tắc, tiêu chí ưu tiên lựa chọn dự án và huy động nguồn tài chính cần thiết để thực hiện JETP.
Trên cơ sở Nghị quyết số 55-NQ/TW của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam, nội dung Đóng góp do quốc gia tự quyết định, Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia và Quy hoạch tổng thể năng lượng quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Đề án triển khai JETP và đề xuất của các đối tác trong nước và quốc tế, Kế hoạch huy động nguồn lực đề ra danh mục các dự án, nhiệm vụ để huy động tài chính từ các đối tác IPG, Liên minh tài chính Glasgow vì mục tiêu phát thải ròng bằng 0 (GFANZ) và các nhà tài trợ khác. Nguồn tài chính do các đối tác cam kết huy động hiện nay mới chỉ là một phần nhỏ trong tổng nhu cầu thực hiện chuyển đổi năng lượng công bằng của Việt Nam, sẽ tiếp tục huy động và sử dụng nguồn ngân sách và huy động từ khối tư nhân.
Kế hoạch huy động nguồn lực tập trung vào 8 nhóm nhiệm vụ: (1) Hoàn thiện thể chế, chính sách thúc đẩy chuyển đổi năng lượng; (2) Thúc đẩy chuyển đổi điện than sang năng lượng sạch; (3) Phát triển hệ sinh thái công nghiệp và dịch vụ năng lượng tái tạo; (4) Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; (5) Nâng cấp hệ thống truyền tải và phân phối điện, đẩy nhanh lộ trình xây dựng hệ thống điện thông minh, phát triển hệ thống lưu trữ năng lượng; (6) Chuyển đổi năng lượng xanh, giảm phát thải khí nhà kính trong ngành giao thông vận tải; (7) Đổi mới sáng tạo, phát triển và chuyển giao công nghệ; (8) Bảo đảm công bằng. Các dự án, nhiệm vụ sẽ tiếp tục được Ban Thư ký, các Nhóm Công tác hỗ trợ triển khai thực hiện JETP cùng các đối tác tiếp tục rà soát, cập nhật và hoàn thiện.
Kế hoạch huy động nguồn lực được công bố tại COP28 là dấu mốc mới trong nỗ lực của Việt Nam thực hiện mục tiêu phát triển năng lượng sạch, hướng tới tương lai phát thải ròng bằng 0 và phát triển bền vững. Sự hợp tác quốc tế và cam kết của các đối tác sẽ là chìa khóa quan trọng để đạt được mục tiêu này.
Phát biểu ý kiến tại buổi lễ, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, đây là cố gắng lớn, sự hỗ trợ của các nước G7 đối với Việt Nam. Từ sau Hội nghị COP26 đến nay, tình hình thế giới diễn biến phức tạp cả về địa chính trị, biến đổi khí hậu và các vấn đề liên quan. Đối với Việt Nam, từ sau COP26 đến nay, chúng tôi đã làm 12 việc: xây dựng chiến lược ứng phó biến đổi khí hậu, chiến lược tăng trưởng xanh; Quy hoạch phát triển năng lượng bền vững; Quy hoạch Điện VIII gắn với góp phần giải quyết điện gió và mặt trời, rà soát đóng góp tự nguyện quốc gia NDC; thành lập Ban Thư ký giúp việc thực hiện JETP, xây dựng kế hoạch thực hiện 1 triệu ha lúa năng suất cao nhưng phát thải thấp; công bố Kế hoạch thực hiện JETP; xây dựng kế hoạch ngành công nghiệp và năng lượng tái tạo; xây dựng hệ sinh thái liên quan năng lượng tái tạo liên quan nguồn lực, cơ sở vật chất; xây dựng thể chế; xây dựng Luật Điện lực thay đổi theo hướng phát triển xanh; đang xây dựng Nghị định mua bán điện trực tiếp tự sản tự tiêu và xử lý các vướng mắc điện năng lượng tái tạo trước đây trên tinh thần lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ.
Các đối tác cam kết huy động nguồn lực ban đầu 15,5 tỷ USD trong vòng 3 đến 5 năm tới để giải quyết nhu cầu cấp bách, mang tính xúc tác cho chuyển đổi năng lượng công bằng của Việt Nam.
Thủ tướng nhấn mạnh, Việt Nam cho rằng, vấn đề biến đổi khí hậu là vấn đề toàn cầu, toàn dân, do đó phải có cách tiếp cận toàn cầu, toàn dân; phải kêu gọi đoàn kết quốc tế, chủ nghĩa đa phương, không một quốc gia nào an toàn nếu một quốc gia khác đang bị đe dọa; Việt Nam luôn lấy người dân là trung tâm, chủ thể, mọi chính sách phải hướng đến người dân, không để ai bị bỏ lại phía sau. Thủ tướng đề nghị, Việt Nam là nước đang phát triển, có nền kinh tế đang chuyển đổi, quy mô nền kinh tế còn khiêm tốn, độ mở lớn, sức chống chịu các cú sốc bên ngoài còn có hạn, trong khi Việt Nam phải thực hiện cam kết như một nước phát triển. Do đó, Việt Nam kêu gọi cộng đồng quốc tế hỗ trợ 5 vấn đề: về tài chính, mong các bạn giúp 15,5 tỷ USD như cam kết JETP; cung cấp công nghệ để phát triển ngành công nghiệp năng lượng tái tạo; giúp Việt Nam đào tạo nguồn nhân lực phục vụ ngành công nghiệp năng lượng tái tạo; giúp quản trị tiên tiến; đào tạo nguồn nhân lực.
Việt Nam cam kết thực hiện cơ chế, chính sách thông thoáng, hạ tầng thông suốt, quản lý thông minh; tiếp tục nỗ lực cải cách thủ tục hành chính, mong các doanh nghiệp châu Âu tiếp tục đến đầu tư tại Việt Nam; Chính phủ Việt Nam cam kết bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng của các nhà đầu tư nước ngoài, bảo đảm các doanh nghiệp làm ăn có lợi, phát triển. Thủ tướng thông báo kinh tế vĩ mô Việt Nam vẫn ổn định, tăng trưởng ổn định, kiểm soát lạm phát, kiểm soát bội chi ngân sách; bảo đảm các cân đối lớn … Điều đó chứng tỏ Việt Nam còn có dư địa thúc lớn để đẩy phát triển thời gian tới.
Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen, nhấn mạnh duy trì giảm 1,5 độ C không thể một nước nào đơn độc làm được. Quan hệ với Việt Nam là minh chứng tuyệt với cho công việc này. Việt Nam, EU có cam kết giảm phát thải ròng bằng 0. Các nhóm đối tác cam kết huy đọng 15,5 tỷ USD.
"Ngày hôm nay chúng ta bước tới gần hơn. Chúng tôi vui mừng ủng hộ kế hoạch huy động của Việt Nam để giảm phát thải đáng kể. Năng lượng phải có giá hợp lý và được tiếp cận bởi tất cả mọi người. Hiện năng lượng tái tạo chiếm 36%, dần dần tiến tới 47%, kế hoạch được xây dựng dựa trên yêu cầu của nền kinh tế Việt Nam, sử dụng năng lượng gió, quan trọng hơn giúp cho người dân Việt Nam có nền tảng, kỹ năng cần thiết. Quá trình chuyển giao phải công bằng, mang lại thành công cho tất cả mọi người, không để ai bị bỏ lại phía sau. Điều này hoàn toàn có thể thực hiện được. Chúng ta đều thấy rằng, các khu vực đều có xu hướng giảm sử dụng năng lượng hóa thạch. Đây chính là thành quả tại COP28 nhưng vẫn duy trì thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, mang lại cuộc sống tốt đẹp, lành mạnh, khỏe mạnh hơn cho mọi người trên thế giới. Việt Nam có thể tin tưởng vào sự trợ giúp của EU"- Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen nhấn mạnh.
Quốc vụ khanh Vương quốc Anh cho rằng" "Kế hoạch này là mục tiêu lớn, giúp khai mở nguồn vốn mà Việt Nam cần. Chúng tôi quyết tâm biến điều này thành công; tin tằng mô hình JETP thành công; tự hào giúp Việt Nam triển khai kế hoạch. Điều này giúp chúng ta đạt hiệu quả với nguồn vốn của mình, Nguồn vốn công không đủ để thực hiện quá trình chuyển giao, mô hình JETP có thể giúp thực hiện vấn đề này. Việt Nam là một điểm đến phù hợp cho các khoản đầu tư này. Những tập đoàn lớn đang chuyển dịch sản xuất sang Việt Nam. Việt Nam không chỉ 1 thị trường hấp dẫn về năng lượng tái tạo như điện gió, mặt trời. Mô hình JETP đó là công bằng, chúng ta không thể đòi hỏi các quốc gia hoàn toàn bỏ ngay phát thải carbon, nhanh chóng chuyển sang năng lượng sạch. Đó mới là chuyển đổi năng lượng công bằng".
Kết thúc buổi lễ, trao đổi riêng với Chủ tịch Ủy ban EC Ursula von der Leyen, Thủ tướng Phạm Minh Chính bày tỏ tin tưởng mạnh mẽ Kế hoạch huy động này sẽ thành công tốt đẹp; đồng thời mong Chủ tịch EC tích cực hỗ trợ Việt Nam trong vấn đề này cũng như thúc đẩy các nước thành viên EU còn lại nhanh chóng thông qua Hiệp định Bảo hộ đầu tư Việt Nam – EU (EVIPA) khi mà 2/3 số nước thành viên đã thông qua. Thủ tướng cũng mong EC ghi nhận nỗ lực của Việt Nam trong việc chống đánh bắt, khai thác thủy sản trái phép, không khai báo (IUU), qua đó gỡ “thẻ vàng” của EC; khẳng định Việt Nam tiếp tục hoàn thiện cơ chế hợp tác với EU để thực hiện JETP.
Về phần mình, Chủ tịch EC Ursula von der Leyen bày tỏ mạnh mẽ sự ủng hộ đối với Việt Nam, tin tưởng Kế hoạch này sẽ thành công tốt đẹp.
Tại buổi lễ, Thủ tướng Phạm Minh Chính trao Kế hoạch huy động nguồn lực thực hiện JETP cho Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen và Quốc vụ khanh của Vương quốc Anh.
Theo VOV  

Cùng chuyên mục

Thúc đẩy hợp tác đầu tư các dự án năng lượng tái tạo giữa Việt Nam - Mỹ

06/09/2024

​Ngày 5/9, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hoàng Long đã có buổi tiếp và làm việc với Đại sứ Mỹ Marc Evans Knapper về thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư giữa Việt Nam và Mỹ. Cùng tham dự buổi làm việc có Tổng Giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) Lê Ngọc Sơn.

  • 0
  • 0

giá điện sinh hoạt

Mức sử dụng trong tháng Giá (đồng/kWh)
Bậc 1: Cho kWh từ 0 - 50 1.806
Bậc 2: Cho kWh từ 51 - 100 1.866
Bậc 3: Cho kWh từ 101 - 200 2.167
Bậc 4: Cho kWh từ 201 - 300 2.729
Bậc 5 Cho kWh từ 301 - 400 3.050
Bậc 6: Cho kWh từ 401 trở lên 3.151