Bộ Công Thương - Cục điều tiết điện lực

Thứ ba, 17/09/2024 | 05:43 GMT +7

  • facebook | 024.221.47474

Tin tức

Deloitte dự báo triển vọng ngành điện lực Hoa Kỳ năm 2024 (Kỳ 2)

29/03/2024
Việc cân bằng các mục tiêu chuyển đổi năng lượng sạch với khả năng chi trả của khách hàng có thể vẫn sẽ tiếp tục thách thức các công ty điện lực trong thời gian ngắn.

Ảnh minh họa
3. Khí hậu: Nắng nóng và hạn hán đang làm gián đoạn hoạt động của ngành điện lực song có thể sẽ có thay đổi
Các điều kiện thời tiết nắng nóng và hạn hán khắc nghiệt có thể sẽ tiếp tục làm gián đoạn hoạt động của ngành điện lực trong năm 2024 song ngành này có thể đang hướng tới việc sản xuất điện mà sử dụng ít nước hơn theo thời gian. Mùa hè năm 2023 là một trong những mùa hè nóng kỷ lục và các nhà dự báo xu hướng này sẽ tiếp tục diễn ra thời gian tới. Khu vực miền Tây của Hoa Kỳ khô ráo hơn so với 1.200 năm trước đây, do vậy các nhà nghiên cứu cho biết khu vực này đang ở trong tình trạng khô cằn kéo dài hàng thập kỷ và đang có khả năng sẽ nóng hơn và khô hơn. Hạn hán và tình trạng nhiệt độ cực cao có thể đe dọa làm giảm sản lượng điện ngay khi người tiêu dùng buộc phải rút vào trong nhà để “mở máy điều hòa không khí”.
Các công ty điện lực hiện đang ngày càng gia tăng giám sát về tình trạng căng thẳng nguồn nước, trong đó một số công ty điện lực đã đưa rủi ro về nước vào báo cáo tài chính của họ khi đưa ra cảnh báo về khả năng sản xuất điện bị sụt giảm hoặc tác động tiêu cực đến hoạt động kinh doanh do lượng mưa không đủ, tình trạng hạn hán hoặc các hành động lập pháp hoặc quản lý điều hành có thể hạn chế nguồn cung nước của số công ty này. Do căng thẳng về nước gia tăng nên chi phí về nước cũng đã tăng lên. Ví dụ, chi phí nước và chất làm mát trung bình dùng cho các nhà máy điện hạt nhân đã tăng từ 138 USD/MW (2021) đã leo lên mức 140 USD/MW (2022).
Bên cạnh đó, tình trạng hạn hán kéo dài cũng còn có thể làm giảm sản lượng điện từ thủy điện cũng như giảm thiểu hiệu suất và sản lượng điện của nhà máy nhiệt điện, gia tăng lượng khí thải carbon ra môi trường và có khả năng dẫn đến việc buộc phải đóng cửa nhà máy nhiệt điện. Hai hồ chứa nước thủy điện lớn nhất của Hoa Kỳ là hồ Mead (tiểu bang Nevada) và hồ Powell (tiểu bang Arizona) lần lượt cung cấp sản lượng điện cho các nhà máy thủy điện tại các đập Hoover và Glen Canyon phục vụ bốn triệu hộ tiêu dùng trải dài khắp bảy tiểu bang với công suất phát điện là 3.300 MW. Tuy nhiên, các báo cáo cũng đưa ra cảnh báo những nguồn tài nguyên nước khổng lồ này đến một thời điểm có thể sớm suy giảm xuống chỉ còn là “tình trạng hồ chết” nên sau đó các nhà máy thủy điện này không thể sản xuất được điện nữa. Thủy điện hiện chiếm khoảng 6% tổng sản lượng điện của Hoa Kỳ, và theo ước tính sản lượng điện giảm hơn 9% so với cùng kỳ năm 2022 trong 8 tháng đầu năm 2023. Tại khu vực tây bắc Hoa Kỳ, nơi hơn một nửa sản lượng điện thủy điện của Hoa Kỳ được sản xuất với sản lượng sụt giảm 24% so với cùng kỳ năm ngoái và dự kiến mức giảm là 19% trong cả năm 2023.
Các nhà máy nhiệt điện đốt than, hạt nhân và khí đốt tự nhiên thì lại dựa vào nguồn nước đến từ sông hồ để làm chất làm mát. Việc phải bơm hút nước nóng nhiều hơn sẽ làm giảm hiệu suất và sản lượng của các nhà máy điện này, đồng thời các quy định về môi trường cũng làm hạn chế lượng nước nóng mà chúng có thể xả ra bên ngoài. Nhiều nhà máy thủy điện ở các nước phương Tây có thể đối mặt nguy cơ ngừng hoạt động do mực nước hồ chứa xuống thấp. Do vậy, sản lượng thủy điện bị sụt giảm thường được thay thế bằng nhà máy nhiệt điện đốt khí, việc này làm gia tăng lượng khí thải carbon ra môi trường và có thể gây khó khăn hơn cho các tiểu bang và các công ty điện lực trong việc đạt được mục tiêu loại bỏ carbon của họ. Hình 6 minh họa quan điểm của những người trả lời thăm dò khảo sát thuộc ngành điện lực và công ty tiện ích do hãng Deloitte thực hiện năm 2023 về các vấn đề liên quan đến nguồn nước này.
Tuy nhiên, những điều kiện này có thể sẽ thay đổi. Hoạt động sản xuất điện của Hoa Kỳ hiện ngày càng sử dụng ít nước hơn, với lượng nước cần thiết để sản xuất điện đã giảm từ 14.928 gallon mỗi megawatt giờ (gal/MWh) vào năm 2015 xuống còn 11.595 gal/MWh vào năm 2021. Điều này có được phần lớn là do sự thay đổi trong việc kết hợp phát điện từ các nhà máy nhiệt điện đốt than với mức trung bình 19.185 gal/MWh, hướng tới các nhà máy điện khí tự nhiên chu trình hỗn hợp chỉ sử dụng khoảng 2.803 gal/MWh. Sự phát triển của nhà máy trang trại sản xuất quang điện bằng năng lượng gió và mặt trời có thể sẽ đẩy nhanh xu hướng này hơn nữa vì những công nghệ đổi mới sáng tạo này không còn phụ thuộc vào nước làm mát nữa. Tuy vậy, một xu hướng sắp tới có khả năng làm tăng mức tiêu thụ nước là sử dụng máy điện phân để sản xuất hydrogen xanh từ nước và điện được tạo ra từ năng lượng tái tạo. Trong bối cảnh này, việc sử dụng phương pháp sản xuất hydrogen xanh này thì đòi hỏi ít hơn một nửa lượng nước tiêu thụ của một nhà máy điện than hoặc điện hạt nhân thông thường sản xuất ra sản lượng điện tương đương.
Lĩnh vực công nghiệp tiếp tục khám phá các chiến lược về nước bền vững hơn. Ví dụ, thay vì nước ngọt, các nhà máy có thể sử dụng nước lợ là loại nước có độ mặn cao hơn độ mặn của nước ngọt, nhưng không cao bằng nước mặn, nước thải sinh hoạt được tạo ra trong các hộ gia đình hoặc tòa nhà văn phòng hoặc nước tái chế là nước thải đã được xử lý cẩn thận để mục đích sử dụng an toàn khác nhau, để làm mát. Tính tuần hoàn cũng có thể được đưa vào quá trình sản xuất và sử dụng hydrogen: Sử dụng hydrogen xanh để sản xuất sắt thép sẽ chuyển đổi hydrogen thành nước, có thể được cung cấp lại vào máy điện phân để tạo ra nhiều hydrogen hơn. Đây có lẽ đã đến lúc đánh giá việc sử dụng nước một cách toàn diện hơn giữa các lĩnh vực công nghiệp và cộng đồng, đồng thời đổi mới và khai thác các cơ hội mới để sử dụng nước bền vững.
4. Lập kế hoạch vốn: Các công ty tiện ích tìm cách cân bằng khoản đầu tư vốn tài chính cao kỷ lục với khả năng chi trả của khách hàng
Khi chi tiêu đầu tư vốn tài chính đạt đến tầm cao mới và tiếp tục tăng trưởng tốt trong năm 2024 thì các công ty điện lực và tiện ích lại đang tích cực tìm kiếm nhiều nguồn tài trợ khác nhau để hỗ trợ việc trang trải chi phí đầu tư. Nhóm các công ty tiện ích năng lượng lớn theo tổ chức xếp hạng tín nhiệm S&P dự kiến sẽ chi gần 171 tỷ USD vào năm 2023, tăng hơn 18% so với cùng kỳ năm 2022 và dự kiến sẽ tăng thêm từ năm 2024 đến năm 2025. Hiện chi phí đang ngày càng tăng lên cho nâng cấp và hiện đại hóa hệ thống mạng lưới điện nhằm tăng cường độ bền vững cho lưới điện trước tình trạng thời tiết khắc nghiệt, cực đoan, giúp chuẩn bị cho nhu cầu về điện ngày càng gia tăng cũng như tìm kiếm nguồn năng lượng tái tạo nhiều hơn. Lãi suất vay tín dụng ngân hàng và lạm phát tăng có thể tiếp tục làm gia tăng chi phí trong năm 2024. Đến cuối Quý 3/2023, các công ty điện lực và nhà máy nhiệt điện khí đốt theo quy định lần lượt 63 và 52 trường hợp đang chờ được xử lý về mặt giá cả, có khả năng tương ứng với mức tăng giá khoảng 24 tỷ USD trên khắp liên bang. Tuy nhiên, sau khi hóa đơn khách hàng khu dân cư trung bình tăng 25% trong 5 năm qua thì các cơ quan quản lý tiện ích lại phải đối mặt với nhiều khả năng thách thức và hạn chế trong việc tăng giá bán lẻ điện. Một biến số cần theo dõi chính là chi phí nhiên liệu đầu vào. Việc giá bán buôn khí đốt tự nhiên giảm có thể ảnh hưởng đến hóa đơn điện của khách hàng, thường thông qua các điều khoản điều chỉnh nhiên liệu một cách tự động, điều này có thể giúp bù đắp các khoản tăng khác trong hóa đơn điện của khách hàng. Tuy nhiên, điều ngược lại cũng có thể xảy ra khi chi phí nhiên liệu tăng cao.
Ngoài việc tăng giá điện, các công ty tiện ích có thể sẽ tiếp tục khai thác các nguồn thay thế để huy động tiền mặt cho các chương trình vốn của họ và kìm giữ cho hóa đơn của khách hàng ở mức hợp lý. Đây có thể bao gồm các khoản tài trợ, khoản vay và tín dụng thuế từ các chương trình liên bang và tiểu bang phần lớn được tài trợ bởi các đạo luật IIJA và IRA cũng như tiết kiệm hoạt động, bán tài sản và đổi mới mô hình sản xuất kinh doanh. Hiện có gần 94 tỷ USD tài trợ do đạo luật IIJA phân bổ cho hệ thống mạng lưới điện, nhiên liệu và cơ sở hạ tầng công nghệ, hỗ trợ hiệu quả năng lượng và phát triển chuỗi cung ứng năng lượng sạch cũng như điện khí hóa có thể hỗ trợ trực tiếp hoặc gián tiếp các mục tiêu của ngành điện lực và củng cố các chương trình chi tiêu vốn tiện ích trong những năm tới. Ví dụ, vào tháng 10/2023, DOE đã công bố khoản tài trợ của liên bang trị giá 3,5 tỷ USD đầu tiên được trao cho các dự án nhằm tăng cường tính linh hoạt của hệ thống mạng lưới điện và khả năng phục hồi thông qua chương trình Đối tác đổi mới và phục hồi lưới điện (grid resilience and innovation partnerships-GRIP) do đạo luật IIJA tài trợ. DOE cũng dự kiến sẽ mở đợt tài trợ tiếp theo từ khoản 7 tỷ USD phân bổ còn lại của GRIP vào đầu năm 2024.
Các khoản đầu tư của đạo luật IRA cũng có thể có ý nghĩa quan trọng đối với ngành điện lực trong thập kỷ tới, bao gồm các khoản tín dụng và tài trợ thuế ước tính trị giá 287 tỷ USD (ví dụ: các khoản vay và trợ cấp) có thể hỗ trợ rộng rãi cho việc triển khai năng lượng sạch, sản xuất linh kiện, đầu tư hệ thống mạng lưới điện, điện khí hóa giao thông vận tải, sản xuất hydrogen sạch, hiệu quả sử dụng năng lượng dân dụng và công bằng, điện khí hóa tòa nhà... Hiện đạo luật IRA đã và đang tác động đến kế hoạch vốn đầu tư tài chính của các công ty điện lực. Ví dụ: công ty Xcel Energy (tiểu bang Minnesota) có kế hoạch tận dụng khoản tín dụng thuế IRA hiện có lên tới 10 tỷ USD để giúp tài trợ cho kế hoạch năng lượng sạch trị giá 15 tỷ USD cho tiểu bang Colorado. Công ty NextEra Energy (tiểu bang Florida) đã tăng đáng kể các khoản đầu tư vốn tài chính vào hệ thống phân phối lưới điện, truyền tải điện và năng lượng tái tạo dựa trên tài trợ của hai đạo luật IRA và IIJA và các khoản tín dụng thuế liên quan.
Một số công ty điện lực và tiện ích cũng đang lập kế hoạch chuyển các khoản tiết kiệm từ các chương trình chuyển đổi kinh doanh sang các chương trình chi tiêu vốn của họ. Ví dụ, nhiều công ty điện lực đang nâng cao hiệu quả thông qua các công nghệ số như hệ thống mạng lưới điện thông minh, nền tảng dịch vụ khách hàng kỹ thuật số và tối ưu hóa công tác bảo trì khi ngừng hoạt động. Ngoài ra, một số công ty khác cũng đã bán các tài sản không được kiểm soát, chẳng hạn như các nhà máy điện gió và năng lượng mặt trời mang tính thương mại nhằm giải phóng vốn cho các khoản đầu tư vào hệ thống mạng lưới điện của họ. Chẳng hạn như Công ty Duke Energy (tiểu bang Bắc Carolina) đã bán 3.400 MW công suất các dự án năng lượng mặt trời, gió và pin thương mại vào giữa năm 2023, điều này cho thấy thương vụ này trị giá 2,8 tỷ USD có thể giúp tài trợ cho kế hoạch chi tiêu vốn trị giá 145 tỷ USD của họ trong thập kỷ tới. Công ty American Electric Power Company, Inc-AEP (Columbus, tiểu bang Ohio) cũng đã bán một lượng lớn các dự án năng lượng tái tạo mang tính thương mại với giải thích việc bán một phần dự án là để giúp giữ mức giá ở mức phải chăng cho khách hàng vì AEP tài trợ cho chương trình đầu tư vốn tài chính trị giá 40 tỷ USD trong 5 năm tới. Việc bán tài sản có thể giúp các công ty tiện ích theo quy định tránh được tỷ lệ trường hợp nộp đơn đăng ký báo giá bán điện có thể làm tăng giá đối với các khách hàng.
Trong khi trước có đây một số công ty điện lực và tiện ích đã chuyển sang thị trường nợ và vốn cổ phần để huy động tiền mặt do lãi suất tăng và sự yếu kém của cổ phiếu nhóm tiện ích gần đây đã khiến nó trở nên kém hấp dẫn hơn. Một số công ty tiện ích cũng đã bán hoặc đang bán tài sản phân phối khí đốt không cốt lõi (noncore) để tài trợ cho các kế hoạch đầu tư vốn tài chính trong ngành điện lực. Ngoài ra, một số công ty khác thì lại đang bán phần lợi ích thiểu số (minority interest) là phần do công ty con/chi nhánh phát hành song không thuộc sở hữu của công ty mẹ; nếu công ty mẹ sở hữu trên 50% cổ phần của công ty con/chi nhánh thì nó có thể kiểm soát công ty đó, trong doanh nghiệp của họ để tài trợ cho nhu cầu vốn liên tục. Ví dụ như Công ty NiSource (tiểu bang Indiana) gần đây đã bán 19,9% cổ phần thuộc công ty con của mình là Northern Indiana Public Service Co., cho một công ty cổ phần điện lực tư nhân.
Một số công ty tiện ích đang đổi mới mô hình hoạt động kinh doanh của họ để củng cố hệ thống mạng lưới điện trong khi vẫn duy trì mức giá điện phải chăng. Ví dụ, Công ty Green Mountain Power (tiểu bang Vermont) đã đệ trình lên cơ quan quản lý một kế hoạch cho phép công ty mua và lắp đặt pin tại nhà khách hàng thay vì lắp đặt thêm đường dây tải điện và trả thêm chi phí khắc phục hậu quả cơn bão gây ra để sửa chữa cơ sở hạ tầng bị hư hỏng. Điều này có thể giúp tiết kiệm thời gian và tài chính, đồng thời nâng cao chất lượng độ tin cậy và khả năng phục hồi theo như các công ty tiện ích tính toán. Một số công ty điện lực khác cũng đang khai phá những cơ hội mới để hỗ trợ tài chính cho các kế hoạch vốn bằng cách bán các dịch vụ năng lượng tái tạo, lưu trữ và phục hồi cho khách hàng doanh nghiệp thông qua thuế quan xanh và các hợp đồng mua bán điện.
Việc cân bằng các mục tiêu chuyển đổi năng lượng sạch với khả năng chi trả của khách hàng có thể vẫn sẽ tiếp tục thách thức các công ty điện lực trong thời gian ngắn. Tuy vậy, về mặt lâu dài, hóa đơn tiền điện có thể giảm xuống khi tỷ trọng năng lượng tái tạo trong cơ cấu nguồn phát điện tăng lên bởi vì chi phí công nghệ dự kiến sẽ giảm hơn nữa và việc sản xuất điện mặt trời và gió đều không cần nhiên liệu. Ngoài ra, các hộ gia đình ứng dụng điện khí hóa bằng sử dụng xe điện EV, máy bơm nhiệt và các thiết bị điện khác thay thế cho các thiết bị sử dụng nhiên liệu hóa thạch mà theo một số ước tính, điều này có thể cắt giảm tới 40% hóa đơn tiền điện của hộ gia đình vào năm 2045 so với số tiền họ phải trả như hiện nay cho điện, xăng và khí đốt tự nhiên cộng lại.
5. Trí tuệ nhân tạo: AI tạo sinh có thể giúp giải quyết các thách thức cốt lõi của ngành điện lực
Hiện ngành điện lực đang trên đà bước vào một kỷ nguyên chuyển đổi được dẫn dắt bởi AI tạo sinh là một tập hợp con toán của AI có tiềm năng giúp giải quyết các thách thức cốt lõi của ngành điện lực. AI tạo sinh là một công nghệ tạo ra nội dung mới dưới dạng văn bản, mã, giọng nói, hình ảnh, video và quy trình, có thể giúp cải thiện độ tin cậy, khả năng chi trả và hiệu quả cũng như tính bền vững, sức khỏe và sự an toàn của ngành điện lực. Hiện các công ty điện lực và tiện ích đang tiếp nhận sự đổi mới này, với ít nhất 16% trong tổng số 25 công ty tiện ích hàng đầu đã ở giai đoạn đầu tích hợp AI tạo sinh vào hoạt động sản xuất kinh doanh của họ bằng việc công bố kết quả thu nhập hàng quý thông qua các cuộc gọi cho các cổ đông.
Trong ngắn hạn, một số công ty điện lực và tiện ích đang thử nghiệm các khả năng của AI tạo sinh trong các ứng dụng ban đầu bao gồm:
- Cải thiện sự tham gia của khách hàng bằng cách tạo điều kiện tự động hóa khâu tự phục vụ có thể đáp ứng các yêu cầu về cắt điện, triệu tập trợ giúp trong trường hợp khẩn cấp và cập nhật hồ sơ cũng như giải quyết các vấn đề thanh toán, v.v.
- Tiết kiệm thời gian và nâng cao hiệu quả tại các mảng công việc sử dụng ứng dụng AI tạo sinh bằng trợ lý ảo giọng nói có thể giúp cung cấp hướng dẫn và điều tra lịch sử bảo trì, đồng thời hỗ trợ nhân viên thoải mái thực hiện các nhiệm vụ và giải quyết các vấn đề kỹ thuật;
- Cải thiện khả năng chuẩn bị vận hành bằng cách dự báo tác động tiềm ẩn của các hiện tượng thời tiết sắp tới dựa trên các kiểu tình trạng thời tiết trước đây, dữ liệu mất điện và phân phối điện theo khu vực địa lý;
- Phát triển các tài liệu đào tạo về an toàn và sức khỏe nghề nghiệp (occupational health and safety-OHS) được cá nhân hóa và đa dạng có thể cho phép học viên tiếp cận một cách an toàn với các tình huống thực tế nảy sinh, từ đó giúp giảm thiểu các sự cố OHS thực tế hoặc giúp học viên ứng phó với chúng tốt hơn;
- Tối ưu hóa lịch bảo trì thiết bị bằng cách cân nhắc các yếu tố vận hành, đề xuất lịch trình hiệu quả và tiết kiệm chi phí nhất, đồng thời phân tích dữ liệu vận hành và sử dụng thiết bị để giảm thiểu thời gian ngừng hoạt động và tối đa hóa tính khả dụng của thiết bị.
Tấ cả những ứng dụng trên đã giúp các công ty điện lực và tiện ích cắt giảm chi phí vận hành và bảo trì thiết bị. Ví dụ, AES Corporation (tiểu bang Virginia) đã tích hợp AI, bao gồm cả AI tạo sinh, trong suốt các quy trình hoạt động của công ty với dự kiến AI có thể cắt giảm đáng kể chi phí và nâng cao doanh thu trong năm 2023.
Trong năm 2024 và xa hơn thế nữa, AI tạo sinh và các mô hình ngôn ngữ lớn (large language models-LLM) dự kiến sẽ mở rộng khả năng của ngành điện lực để xử lý các nhiệm vụ như phân tích dữ liệu phức tạp, nhận dạng mẫu, dự báo và tối ưu hóa. Điều này có thể giúp giải quyết một số vấn đề cốt lõi mà ngành điện lực đang phải đối mặt xung quanh việc lập kế hoạch tài nguyên, quản lý hệ thống mạng lưới điện và cắt giảm chi phí. Ví dụ:
- Quản lý và tối ưu hóa lưới điện: Việc phân phối và truyền tải điện có thể được tối ưu hóa bằng cách xem xét các yếu tố như cân bằng tải, quản lý tắc nghẽn và sử dụng tài sản.
- Quản lý và lập kế hoạch tài nguyên: AI tạo sinh có thể sẽ vượt trội trong việc đưa ra dự báo nhu cầu điện chính xác và cho phép phân bổ nguồn lực hợp lý, đồng thời cũng có thể giúp tối ưu hóa thiết kế tấm pin mặt trời và turbine gió bằng cách phân tích các yếu tố địa điểm lắp đặt như mô hình thời tiết, bức xạ mặt trời và tốc độ gió.
- Hiệu quả hoạt động và độ tin cậy: Lợi thế của AI tạo sinh sẽ cho phép ngành điện lực tự động hóa nhiều hơn nữa các nhiệm vụ, dự đoán và ngăn ngừa lỗi do thiết bị cũng như nâng cao độ tin cậy của hệ thống mạng lưới điện, đảm bảo hoạt động liên tục hơn.
Theo kết quả thăm dò khảo sát của hãng Deloitte, những người khi được hỏi đều nhận thấy giá trị của việc sử dụng AI tạo sinh để giải quyết một số vấn đề cốt lõi được thảo luận trong báo cáo triển vọng này, chẳng hạn như dự báo nhu cầu, phân bổ nguồn tài nguyên cũng như cải thiện hiệu quả và hiệu suất (Hình 8).
Mặc dù bắt đầu khai phá tiềm năng của AI tạo sinh và các giải pháp mới liên quan song ngành điện lực cũng đang phải giải quyết các mối quan ngại như sai lệch dữ liệu, chủ quyền và quyền riêng tư cũng như mức độ an toàn và quản trị. Hiện các cơ quan quản lý trên toàn cầu đã vào cuộc để thiết lập các quy tắc luật lệ cho AI, ví như Chính quyền tổng thống Joe Biden gần đây đã ký sắc lệnh hành pháp yêu cầu đánh giá mức độ an toàn và hướng dẫn công bằng cho AI. Ngoài ra, các nhà lãnh đạo G7 cũng đã đề ra các nguyên tắc quốc tế và quy tắc ứng xử tự nguyện cho các nhà phát triển AI nhằm thúc đẩy các biện pháp bảo vệ mang tính toàn cầu đối với các hệ thống AI tiên tiến, điều này phản ánh nỗ lực chung nhằm giúp giải quyết những thách thức trên.
Tương lai: Xây dựng động lực chuyển đổi năng lượng với những đổi mới về chính sách, công nghệ và thị trường
Với năm xu hướng cần theo dõi trong năm 2024, ngành điện lực có thể sẽ có nhiều cơ hội và thách thức do thu được lợi ích từ việc gia tăng nhu cầu về điện và quy định luật lệ về năng lượng sạch mang tính bước ngoặt cho đến việc chuẩn bị phục vụ tải điện mới đáng kể với hệ thống mạng lưới điện ngày càng phức tạp với những nguồn tài nguyên mới có giá trị nếu được khai thác một cách hiệu quả. Tuy nhiên, những điều này đi ngược lại bối cảnh ứng phó với biến đổi khí hậu và tác động của thời tiết chưa từng có và khó lường, điều này có thể làm thay đổi sự kết hợp tài nguyên thiên nhiên giữa các khu vực và theo thời gian cũng như nguồn vốn đầu tư tài chính để đáp ứng những thách thức này là có hạn.
Tuy nhiên, xâu chuỗi xuyên suốt là những cam kết tiềm năng về những phương thức mới để giải quyết những thách thức trên, được hỗ trợ bởi các công nghệ tiên tiến mới nổi, sự đổi mới thị trường và chính sách. Một đường hướng phát triển có thể hứa hẹn nhất chính là AI tạo sinh khi mà cuối cùng, nó có thể cho phép lập hệ thống kế hoạch toàn diện theo thời gian thực, có thể bổ sung khả năng hiển thị và định giá quan trọng trên hệ thống mạng lưới điện khi các nguồn năng lượng tái tạo và DER biến đổi ngày càng phổ biến và nhu cầu điện có khả năng leo thang. Trên các thị trường, sự gia tăng DER, DER tổng hợp và sự tham gia của VPP có thể là một trong những diễn biến lớn nhất cần theo dõi. Các chủ sở hữu xe EV và bộ sạc xe EV và năng lượng mặt trời dân dụng và thương mại có thể ngày càng kết hợp các nguồn lực của họ vào các tập hợp DER và VPP cũng như có khả năng cung cấp một phần vốn đầu tư tài chính khác để mở rộng hệ thống mạng lưới điện, hiện đại hóa và loại bỏ carbon.
Trong phạm vi chính sách, hai đạo luật IRA và IIJA có thể sẽ tiếp tục thúc đẩy đầu tư lớn, một số trong số đó có thể sẽ thay đổi cuộc chơi cho ngành điện lực Hoa Kỳ. Các diễn biến chính sách khác cần theo dõi có thể bao gồm FERC 2222 khi mà các thị trường bán buôn chuẩn bị cho sự tham gia tổng hợp của DER, danh mục đầu tư tái tạo và tiêu chuẩn năng lượng sạch mở rộng của mỗi tiểu bang, quy chuẩn xây dựng mới và từng tiểu bang tiếp tục áp dụng các tiêu chuẩn xe ô-tô và xe tải sạch tiên tiến. Kết hợp cùng với nhau, các loại chính sách, công nghệ sáng tạo và đổi mới thị trường này có thể đẩy nhanh tiến độ của ngành điện lực Hoa Kỳ trong việc đáp ứng nhiệm vụ cung cấp điện sạch, đáng tin cậy và giá cả phải chăng.
Theo Tạp chí Petrotimes

Cùng chuyên mục

Để EU đạt mục tiêu giảm tiêu thụ năng lượng

16/09/2024

Trong Báo cáo Liên minh Năng lượng thường niên vừa công bố, Ủy ban châu Âu (EC) nhấn mạnh, các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) phải tăng cường nỗ lực để đạt mục tiêu giảm tiêu thụ năng lượng của khối vào năm 2030.

  • 0
  • 0

giá điện sinh hoạt

Mức sử dụng trong tháng Giá (đồng/kWh)
Bậc 1: Cho kWh từ 0 - 50 1.806
Bậc 2: Cho kWh từ 51 - 100 1.866
Bậc 3: Cho kWh từ 101 - 200 2.167
Bậc 4: Cho kWh từ 201 - 300 2.729
Bậc 5 Cho kWh từ 301 - 400 3.050
Bậc 6: Cho kWh từ 401 trở lên 3.151