Bộ Công Thương - Cục điều tiết điện lực

Thứ ba, 07/05/2024 | 01:31 GMT +7

  • facebook | 024.221.47474

Hoạt động ERAV

Cục Điều tiết điện lực tham dự Hội thảo “Thiết kế thị trường cho các nguồn điện Năng lượng tái tạo khu vực Đông Nam Á”

26/04/2024
Ngày 24-25/4/2024 tại Thái Lan, đại diện Cục ĐTĐL, ông Nguyễn Quang Minh, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu phát triển thị trường điện lực và Đào tạo đã tham dự Hội thảo “Thiết kế thị trường cho các nguồn điện Năng lượng tái tạo khu vực Đông Nam Á” trong khuôn khổ dự án CASE do GIZ và Đối tác chuyển dịch năng lượng Đông Nam Á (ETP) đồng tổ chức.
Hội thảo với sự tham dự của các bên liên quan trong ngành điện (cơ quan quản lý, công ty điện lực và doanh nghiệp đầu tư) từ Việt Nam, Thái Lan, Indonesia và Philippines và các chuyên gia quốc tế. Mục tiêu chính của Hội thảo lần này là để đánh giá những thành công, điểm nghẽn và các bài học trong phát triển năng lượng tái tạo ở bốn quốc gia Đông Nam Á và các nước trên thế giới, tập trung vào các nội dung: (i) Xác định các cơ hội chính sách để huy động đầu tư NLTT nhiều hơn, giải pháp để tích hợp NLTT hiệu quả về mặt chi phí và nguồn lực phù hợp với đặc tính kỹ thuật của hệ thống điện; (ii) Tìm hiểu hiện trạng thị trường NLTT ở Đông Nam Á thông qua các thông tin cập nhật, chia sẻ của các nước Indonesia, Thái Lan, Philippines và Việt Nam; (iii) Xác định các công cụ chính sách hiện có và dự kiến có thể thúc đẩy NLTT thông qua các công cụ thiết kế thị trường; (iv) Phát hiện những tồn tại chính sách có thể cản trở việc đầu tư vào NLTT.
 
Các đại biểu tham dự Hội thảo
Theo chia sẻ tại Hội nghị, các nước khu vực Đông Nam Á cần tăng gấp 5 lần năng lượng tái tạo vào năm 2030 để hướng tới mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào giữa thế kỷ này. Bối cảnh chung của các nước Đông Nam Á là tỷ lệ năng lượng tái tạo chỉ thay đổi ở mức dưới 5% ở hầu hết các nước ASEAN (Thái lan 2,84%, Indonexia 0,32%, Philippine 6,9%), mặc dù có tiềm năng lớn và đang là khu vực có thị trường phát triển, nhưng theo đánh giá của các nước thì ngoài các khó khăn liên quan đến các vấn đề về kỹ thuật, an ninh vận hành và cung cấp điện thì cần kịp thời thay đổi các các quy định và chính sách hiện tại để có thể thúc đẩy hơn nữa năng lượng tái tạo phát triển; các công cụ, giải pháp mới và cải cách thị trường là cần thiết để các quốc gia tăng tỷ trọng thâm nhập năng lượng tái tạo mà vẫn đảm bảo hiệu quả về mặt chi phí và các yêu cầu kỹ thuật.
Thông qua các chia sẻ và trao đổi, mặc dù có bối cảnh, điều kiện và tỷ trọng NLTT khác nhau tại các nước, nhưng có một số điểm chung bao gồm: (i) Các nước đều có các cam kết về chuyển dịch năng lượng, phát triển bền vững và xác định các mục tiêu cụ thể về phát triển NLTT; (ii) Thị trường và các cơ chế chính sách chưa thể đồng bộ và tạo tín hiệu bền vững để thu hút đầu tư hiệu quả vào NLTT; (iii) Các nước đều đang tiếp tục hoàn thiện chính sách, đặc biệt là các cơ chế thị trường để thúc đẩy NLTT; (iv) Với việc thâm nhập lớn NLTT trong hệ thống thì các vấn đề về ổn định, an ninh hệ thống không tránh khỏi cần có công cụ, nguồn lực, thời gian để xử lý. 
 
Đại diện Việt Nam trình bầy về hiện trạng và các khó khăn, giải pháp để tích hợp quy mô lớn NLTT
Tại Hội thảo các chuyên gia đến từ Đại học New SouthWale Úc, IRENA, Công ty tư vấn Agora Energie, Trung tâm Năng lượng ASEAN,.. đều chia sẻ và bày tỏ quan điểm về quá trình chuyển dịch, chuyển đổi cấu trúc hệ thống điện, cơ chế chính sách, cách tiếp cận vận hành hệ thống điện và thị trường điện là tất yếu khi NLTT thâm nhập ngày càng cao; cấu trúc và tính linh hoạt của hệ thống điện cần phải được thay đổi để thích ứng với NLTT và các nguồn điện phân tán khác.
Nhiều giải pháp đã và đang được các nước nghiên cứu, áp dụng bao gồm: (i) Xây dựng lộ trình phát triển NLTT với quy mô và tốc độ phù hợp; trong đó cần triển khai đấu thầu cạnh tranh tập trung đối với các nguồn NLTT quy mô lớn và khuyến khích phát triển các nguồn điện NLTT phân tán quy mô nhỏ, không tập trung; (ii) Từng bước giảm dần các nguồn điện truyền thống, trên cơ sở tính toán, mô phỏng và đánh giá các kịch bản về mức độ linh hoạt của hệ thống để có lộ trình phù hợp và áp dụng giải pháp tăng tính linh hoạt đồng bộ; (iii) Cần có các cơ chế hoặc các điều khoản điều chỉnh cụ thể trong PPA cho các đơn vị phát điện để khuyến khích tăng tính linh hoạt trong vận hành như cơ chế giá công suất, thị trường dịch vụ phụ trợ,…; (iv) Tăng cường liên kết lưới điện giữa các nước trong khu vực; (v) Triển khai đồng bộ với các chương trình, giải pháp phía phụ tải (DSM/DR), trong đó khuyến khích khách hàng tham gia thị trường điện và cung cấp dịch vụ phụ trợ,… 
Hội thảo này không chỉ là cơ hội để các bên liên quan tìm hiểu các xu hướng mới, thách thức trong lĩnh vực năng lượng tái tạo và giải pháp để mỗi nước có thể thực hiện đạt mục tiêu đề ra trong chuyển dịch năng lượng, mà còn là nền tảng để xây dựng các mối quan hệ đối tác lâu dài, qua đó đóng góp vào quá trình chuyển đổi năng lượng bền vững tại Đông Nam Á.
Cục Điều tiết điện lực

Cùng chuyên mục

  • 0
  • 0

giá điện sinh hoạt

Mức sử dụng trong tháng Giá (đồng/kWh)
Bậc 1: Cho kWh từ 0 - 50 1.806
Bậc 2: Cho kWh từ 51 - 100 1.866
Bậc 3: Cho kWh từ 101 - 200 2.167
Bậc 4: Cho kWh từ 201 - 300 2.729
Bậc 5 Cho kWh từ 301 - 400 3.050
Bậc 6: Cho kWh từ 401 trở lên 3.151