Bộ Công Thương - Cục điều tiết điện lực

Thứ tư, 09/10/2024 | 22:16 GMT +7

  • facebook | 024.221.47474

Nghiên cứu đào tạo

Đẩy mạnh ứng dụng thiết bị bay UAV trong quản lý vận hành lưới điện truyền tải khu vực Bắc miền Trung

17/09/2023
Thực hiện chỉ đạo của Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT), trong các ngày từ 12-13/9/2023, đoàn công tác do ông Hoàng Xuân Khôi - Phó giám đốc dẫn đầu đã đi kiểm tra chuyên đề ứng dụng khoa học công nghệ, sử dụng thiết bị bay UAV trong QLVH đường dây tại Truyền tải điện (TTĐ) Thanh Hóa và TTĐ Nghệ An.
Tham gia cùng đoàn công tác có đại diện các phòng chức năng liên quan. Tại hiện trường các buổi làm việc với các đơn vị đoàn công tác được nghe báo cáo tình hình công tác QLVH và tiến độ ứng dụng công nghệ UAV trong quản lý, vận hành lưới điện.
TTĐ Thanh Hóa và TTĐ Nghệ An được giao nhiệm vụ quản lý vận hành hệ thống truyền tải điện 220kV và 500kV. Hiện đã được Trang bị một số thiết bị bay (Matrice 300 RTK, Mavic 2 Enterprise Advanced), đã tổ chức các lớp hướng dẫn bay và cấp chứng chỉ cho hầu hết lực lượng nòng cốt. Để khai thác ứng dụng an toàn hiệu quả các thiết bị bay TTĐ Thanh Hóa và Nghệ An đã và đang triển khai tích cực việc ứng dụng công nghệ UAV trong quản lý vận hành hệ thống lưới TTĐ như, tổ chức các lớp huấn luyện hướng dẫn sử thiết bị và thực hành bay cho công nhân QLVH; thực hiện thiết lập đường bay tự động; cập nhật phân tích dữ liệu hình ảnh...
Qua đánh giá kết quả kiểm tra tại phần thực hành bay và phân tích dữ liệu hình ảnh, đoàn kiểm tra ghi nhận sự vào cuộc tích cực của TTĐ Thanh Hóa, TTĐ Nghệ An đã và đang mang lại hiệu quả bước đầu trong việc ứng dụng thiết bị công nghệ bay UAV theo các nội dung chỉ đạo của EVNNPT, PTC1.
Ông Hoàng Xuân Khôi - Phó giám đốc PTC1 (ngoài cùng bên phải) kiểm tra chỉ đạo trực tiếp ngoài hiện trường
Phó giám đốc PTC1 - Hoàng Xuân Khôi đề nghị, để ứng dụng công nghệ này có hiệu quả, lực lược quản lý vận hành cần phải tiếp tục tăng cường công tác đào tạo nguồn nhân lực ứng dụng UAV sẵn sàng triển khai rộng rãi khi có chỉ đạo của EVNNPT; sớm hoàn thiện việc thiết lập đường bay tự động thuộc địa bàn quản lý, hướng dẫn đến từng người lao động thực hiện thành thạo hơn nữa trong việc thiết lập đường bay tự động. Đặc biệt lưu ý những nguy cơ, kỹ năng, kỹ thuật an toàn bay UAV tại các khu vực rừng núi, sông hồ...
Ông Nguyễn Trường Giang – Phó Giám đốc TTĐ Thanh Hóa và ông Phạm Thanh Hải – PGĐ TTĐ Nghệ An đã nghiêm túc tiếp thu ý kiến chỉ đạo của đoàn kiểm tra, đồng thời cam kết quyết tâm thực hiện tốt công tác đào tạo mở rộng đến công nhân QLVH sử dụng thành thạo thiết bị bay UAV; hoàn thiện việc thiết lập 100% đường bay tự động theo từng vị trí cột thuộc địa bàn quản lý; các khu vực không có sóng GPS, 3/4G và khu vực cấm bay xong trước ngày 29/11/2023.
Thực hành lập thiết lập đường bay tự động, cập nhật phân tích dữ liệu hình ảnh...
Truyền tải điện Nghệ An cam kết lập kế hoạch, triển khai thực hiện và hoàn thành kế hoạch thiết lập đường bay tự động bằng phần mềm DJI Fly trên thiết bị bay không người lái (UAV) cung đoạn, đường dây Đội quản lý xong trước ngày 15/12/2023; Quyết tâm đến ngày 15/12/2023, các Đội TTĐ phải thiết lập được 100% đường bay tự động bằng phần mềm DJI Fly trên thiết bị bay không người lái (UAV) theo từng vị trí cột thuộc địa bàn Đội quản lý.
Ông Đào Trọng Tài – Trưởng phòng Kỹ thuật PTC1 đánh giá chung về hiệu quả ứng dụng UAV kiểm tra đường dây như sau: Có thể tiếp cận nhanh các thiết bị trên lưới điện mà người công nhân khó tiếp cận trực tiếp hoặc mất nhiều thời gian để tiếp cận như: Kiểm tra dây dẫn, dây chống sét, chuỗi cách điện, phụ kiện nhất là các cột vượt; các khoảng cột vượt sông, hồ lớn, thung lũng, địa hình hiểm trở, qua đó kịp thời phát hiện các bất thường trên đường dây, rút ngắn thời gian thực hiện công việc, rút ngắn thời gian kiểm tra các cột đường dây 500 kV đặc biệt là đường dây mạch kép có chiều cao lớn (trung bình cao 80m). Phát hiện nhanh các hư hỏng, khiếm khuyết bất thường để có giải pháp xử lý.
Tại Thanh Hóa, đoàn kiểm tra đánh giá rút kinh nghiệm tại hiện trường
Kiểm tra trước và sau mưa bão để đánh giá sơ bộ tình trạng địa hình, khu vực xung yếu, các khu vực bị chia cắt do sông, suối, sạt lở mà công nhân không thể tiếp cận được. Đánh giá sơ bộ khu vực có nguy cơ sạt lở (chủ yếu là khu vực đồi núi cao) giảm nguy cơ rủi ro cho người, giảm thời gian. Giảm thời gian trèo cột khi kiểm tra chuỗi cách điện, phụ kiện, dây dẫn, 4 giảm nguy cơ rủi ro khi trèo cao, làm việc trong môi trường có điện trường,..
Trong công tác kiểm tra sự cố, có thể kết hợp thông tin từ khoảng cách rơle, định vị sự cố, quan trắc sét để sử dụng thiết bị UAV tiếp cận nhanh các vị trí được nhận định trong khu vực sự cố, ghi lại hình ảnh chi tiết các thiết bị trên đường dây với hình ảnh rõ ràng, rút ngắn thời gian và công sức của người công nhân trong việc truy tìm điểm sự cố và có phương án xử lý nhanh nhất có thể, giảm rủi ro cho công nhân.
Căn cứ kết quả kiểm tra bằng UAV, sau khi nghi ngờ, phát hiện các khiếm khuyết, bất thường đều được công nhân trèo kiểm tra trực tiếp hoặc xác định chi tiết hơn bằng UAV (nếu có thể); đăng ký cắt điện để xác định, đánh giá (đối với chi tiết UAV không thể kiểm tra được). Do đó vẫn cần kết hợp kiểm tra sử dụng UAV với truyền thống. Chất lượng hình ảnh, video đủ để đánh giá chất lượng, tình trạng thiết bị để có giải pháp xử lý. Góc nhìn của camera khi quan sát chuỗi cách điện (điển hình như chuỗi néo) có phần rõ ràng hơn, thuận tiện hơn so với quan sát từ cột. Cung đoạn đường dây thuộc TTĐ Thanh Hóa và TTĐ Nghệ An có một số khu vực sóng yếu không thể triển khai thực thiện thiết lập đường bay tự động (khu vực gần sân bay, đồi núi cao, vùng sâu, địa hình hết sức khó khăn, do đó đơn vị đang tiếp tục phối hợp với Công ty để tìm giải pháp phù hợp./.
Thực hành tại hiện trường
Tác giả Mạnh Hùng - PTC1

Cùng chuyên mục

  • 0
  • 0

giá điện sinh hoạt

Mức sử dụng trong tháng Giá (đồng/kWh)
Bậc 1: Cho kWh từ 0 - 50 1.806
Bậc 2: Cho kWh từ 51 - 100 1.866
Bậc 3: Cho kWh từ 101 - 200 2.167
Bậc 4: Cho kWh từ 201 - 300 2.729
Bậc 5 Cho kWh từ 301 - 400 3.050
Bậc 6: Cho kWh từ 401 trở lên 3.151