Bộ Công Thương - Cục điều tiết điện lực

Thứ tư, 15/05/2024 | 17:13 GMT +7

  • facebook | 024.221.47474

Lưới điện thông minh

Khuyến nghị sửa đổi lộ trình phát triển lưới điện thông minh tại Việt Nam

16/03/2022
Việt Nam cần thực hiện các biện pháp để cải thiện tám chỉ số trong Lộ trình phát triển lưới điện thông minh nhằm đảm bảo tính bền vững của hệ thống điện quốc gia.
Tám chỉ số bao gồm: Năng lượng xanh, thị trường năng lượng, giám sát và điều khiển, phân tích dữ liệu, độ tin cậy cung cấp điện, sự hài lòng của khách hàng, an ninh mạng và tích hợp các nguồn năng lượng phân tán.
Những khuyến nghị trên đã được trình bày tại hội thảo trực tuyến ngày 15/3, tại Hà Nội, do Cục Điều tiết Điện lực (Bộ Công Thương) và Tổ chức Hợp tác Phát triển Đức GIZ đồng tổ chức. Đây là hội thảo tổng kết trong chuỗi các hội thảo để nghiên cứu việc chỉnh sửa Lộ trình phát triển lưới điện thông minh.
Với nền kinh tế phát triển nhanh, Việt Nam chứng kiến nhu cầu điện tăng mạnh trong những năm qua. Trong khi đó, tỷ lệ năng lượng tái tạo, đặc biệt là năng lượng mặt trời, trong tổng sản lượng sản xuất điện cũng tăng đáng kể. Tuy nhiên, sự chuyển đổi này cũng là thách thức lớn đối với việc quản lý lưới điện ở Việt Nam, gây nhiều nguy cơ mất cân bằng cung cầu, mặc dù cơ sở hạ tầng phát điện và lưới điện không ngừng được đầu tư.
Nhận thấy tầm quan trọng của việc nâng cấp hệ thống điện quốc gia, Chính phủ Việt Nam đã ký Quyết định số 1670/QĐ-TTg vào ngày 8 tháng 11 năm 2012, phê duyệt chiến lược phát triển Lưới điện thông minh tại Việt Nam (gọi tắt là Lộ trình lưới điện thông minh). Lộ trình nhằm cải thiện chất lượng và độ tin cậy của nguồn cung cấp điện quốc gia và thúc đẩy việc sử dụng điện một cách hiệu quả. Tuy nhiên, lộ trình này cần được cập nhật khi Việt Nam đã và đang chứng kiến ​​sự phát triển nhanh của năng lượng tái tạo và nhiều thay đổi trong chính sách.
Đánh giá tổng kết bộ chỉ số đánh giá trình độ phát triển lưới điện thông minh tại hội thảo.
Phát biểu khai mạc, ông Markus Bissel - Giám đốc Dự án Lưới điện thông minh cho năng lượng tái tạo và hiệu quả năng lượng (SGREEE) của GIZ cho biết: Tại hội thảo, các chuyên gia sẽ đưa các phân tích chuyên sâu, đánh giá toàn diện và đề xuất cụ thể về việc sửa đổi Lộ trình lưới điện thông minh của Việt Nam. Những điều chỉnh phù hợp sẽ góp phần cải thiện hiệu suất của ngành điện quốc gia, giảm gánh nặng đầu tư và khuyến khích nhiều nguồn năng lượng tái tạo được tích hợp hiệu quả vào lưới điện.
Tại hội thảo, nhóm chuyên gia trong nước từ công ty BK-Contech đã trình bày nghiên cứu đánh giá toàn diện sự phát triển của lưới điện thông minh tại Việt Nam và xác định những thách thức mà hệ thống điện Việt Nam đã và đang phải đối mặt. Trên cơ sở đó, các chuyên gia quốc tế đã trình bày kết quả đánh giá tiến độ phát triển lưới thông minh của Việt Nam, dựa trên việc phân tích bộ chỉ số đánh giá tiến độ (SGI) và so sánh với các thông lệ quốc tế ở ​​Hàn Quốc, Nhật Bản, Úc, Mỹ và Anh. Sau phần đánh giá, các chuyên gia đã đề xuất các khuyến nghị thiết thực cho Việt Nam.
Bên cạnh đó, các đại biểu đã tham gia vào phiên thảo luận chuyên sâu, để từ đó, các nhận xét và góp ý sẽ được các chuyên gia cân nhắc cho việc hoàn thiện nghiên cứu.
Trong phiên thảo luận, ông Dương Mạnh Cường - Cán bộ cao cấp của dự án SGREEE nhấn mạnh sự cần thiết của việc mở rộng ứng dụng hệ thống quản lý lưới điện phân phối (DMS) và hệ thống quản lý phân phối điện tiên tiến (ADMS) để kết hợp ứng dụng chuyển đổi lịch vận hành, quản lý an toàn và sa thải phụ tải, cũng như thúc đẩy công tác phối hợp vận hành giữa các đơn vị vận hành lưới điện truyền tải (TSO) và vận hành lưới điện phân phối (DSO) để quản lý tắc nghẽn lưới, hỗ trợ điện áp, các dịch vụ cân bằng và phụ trợ.
Ngoài ra, ông Cường cũng cho biết: Việc triển khai hệ thống đo lường thông minh với các chức năng hữu ích cần được đẩy nhanh để tạo nền tảng vững chắc cho việc triển khai các chương trình khác, chẳng hạn như điều chỉnh phụ tải điện, giám sát, lập lịch và vận hành dựa trên phân tích dữ liệu.
Hội thảo nằm trong khuôn khổ Dự án Lưới điện Thông minh cho Năng lượng Tái tạo và Hiệu quả Năng lượng (SGREEE) do Cục Điều tiết Điện lực/Bộ Công Thương và Tổ chức GIZ phối hợp thực hiện. Dự án SGREEE được Bộ Hợp tác Kinh tế và Phát triển CHLB Đức (BMZ) tài trợ.
Để hỗ trợ Chính phủ Việt Nam, Tổ chức GIZ - dưới sự uỷ nhiệm của chính phủ Đức - đã thực hiện dự án SGREEE từ năm 2017. Trong khuôn khổ dự án, ‘Trung tâm Chia sẻ Kiến thức’ http://smart-grid.vn/ đã được tạo lập. Đây là nền tảng mở đầu tiên của Việt Nam để chia sẻ các ý tưởng và giải pháp, sự phát triển và các tài liệu chính thức, kinh nghiệm liên quan đến ứng dụng công nghệ lưới điện thông minh tại Việt Nam. Bên cạnh đó, ‘Cộng đồng Lưới điện Thông minh Việt Nam’ https://www.facebook.com/groups/smartgridvn cũng được tạo lập trên Facebook với hơn 850 thành viên, để các chuyên gia trong nước và quốc tế thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm chuyên môn của họ về các giải pháp lưới điện thông minh, các ứng dụng và xu hướng trong nước và trên toàn thế giới./.

Cùng chuyên mục

Ngày đêm thi công, dời trụ điện cao thế nằm giữa tim đường cao tốc

15/05/2024

Việc di dời trụ điện cao thế dọc các dự án cao tốc từ Quảng Ngãi vào đến Khánh Hòa đang được các địa phương và ngành điện khẩn trương thực hiện. Việc di dời càng sớm các trụ điện cao thế sẽ đảm bảo được tiến độ xây dựng các dự án cao tốc.

  • 0
  • 0

giá điện sinh hoạt

Mức sử dụng trong tháng Giá (đồng/kWh)
Bậc 1: Cho kWh từ 0 - 50 1.806
Bậc 2: Cho kWh từ 51 - 100 1.866
Bậc 3: Cho kWh từ 101 - 200 2.167
Bậc 4: Cho kWh từ 201 - 300 2.729
Bậc 5 Cho kWh từ 301 - 400 3.050
Bậc 6: Cho kWh từ 401 trở lên 3.151