Bộ Công Thương - Cục điều tiết điện lực

Thứ năm, 16/05/2024 | 21:00 GMT +7

  • facebook | 024.221.47474

Giám sát cung cấp điện

Bản tin tiết kiệm điện ngày 24/6: Giảm chiếu sáng công cộng, tiết kiệm hàng tỷ đồng mỗi tháng

24/06/2023
​Báo Công Thương cập nhật tình hình triển khai phong trào tiết kiệm điện do Bộ Công Thương phát động.
Đà Nẵng: 1 tháng, tiết kiệm gần 2,1 tỷ đồng điện chiếu sáng công cộng
Theo Công ty Điện lực Đà Nẵng, tại thành phố Đà Nẵng (PC Đà Nẵng), phụ tải cực đại tháng 6/2023 đã đạt mức 567 MW, sản lượng ngày cực đại đạt mức 11,5 triệu kWh, dự báo đến cao điểm mùa khô công suất cực đại sẽ đạt mức 610 MW, sản lượng ngày đạt mức hơn 12,2 triệu kWh. Trước tình hình đó, PC Đà Nẵng đã chủ động cập nhật các phương án cấp điện phù hợp, trong đó xây dựng chi tiết phương án cấp điện phụ tải thành phố Đà Nẵng khi hệ thống điện quốc gia thiếu nguồn và ở chế độ cực kỳ khẩn cấp với mức tiết giảm tối đa 157 MW vào ban ngày và tối đa 137 MW vào ban đêm, tương ứng xấp xỉ 25% công suất cực đại theo phân bổ của EVNCPC, đảm bảo giảm thiểu ảnh hưởng đến sản xuất, sinh hoạt của người dân, đồng thời Công ty Điện lực Đà Nẵng lập kế hoạch vận hành đảm bảo công suất phát tối đa các nguồn điện mặt trời mái nhà lên lưới điện để hỗ trợ nguồn điện cho hệ thống điện quốc gia.
Ghi nhận dọc các tuyến đường lớn tại TP. Đà Nẵng như Lê Duẩn, Điện Biên Phủ, Tôn Đức Thắng, cứ trung bình 3 đèn chiếu sáng sẽ hoạt động 2 đèn, tiết giảm điện 1 đèn
Từ ngày 15/5/2023 đến ngày 20/5/2023, nhằm đảm bảo vận hành an toàn hệ thống điện quốc gia, PC Đà Nẵng đã thực hiện tiết giảm công suất, sản lượng điện theo chỉ đạo và phân bổ của Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia. Từ sau ngày 20/5/2023 đến nay, khu vực thành phố Đà Nẵng đã không còn phải thực hiện tiết giảm công suất, sản lượng; mà chỉ triển khai thực hiện các giải pháp tiết kiệm điện và điều chỉnh phụ tải điện. Các phụ tải trên địa bàn thành phố đã được cung cấp điện đảm bảo an toàn, tin cậy, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội – du lịch của thành phố.
Đáng chú ý, TP. Đà Nẵng đã thực hiện tiết giảm điện chiếu sáng công cộng và đã đạt những kết quả tích cực. Đã giảm chiếu sáng trên 62 tuyến đường chính và các tuyến đường khu dân cư, kiệt hẻm với trên 56,6% công tơ có sản lượng giảm từ 20% trở lên (tương ứng 1.050/1.863 công tơ mua điện), sản lượng điện tiết kiệm ước tính 978.330 kWh/tháng, tổng số tiền tiết kiệm nhờ tiết giảm ước tính (trong tháng 5): khoảng 2,087 tỷ đồng. Các cơ sở chiếu sáng quảng cáo ước tính (trong tháng 5): sản lượng điện tiết kiệm khoảng 18.660 kWh/tháng, số tiền tiết kiệm nhờ tiết giảm khoảng 39,82 triệu đồng.
Ông Lê Văn Tuấn – Phó Giám đốc Sở Xây dựng TP. Đà Nẵng cho biết toàn thành phố có 97.881 điểm đèn chiếu sáng công cộng. Trong đó hơn 35% là đèn led. Theo quy hoạch, đến năm 2025, thành phố sẽ hoàn thành thay thế hệ thống đèn chiếu sáng công nghệ cũ bằng công nghệ mới, hiệu suất cao và tiết kiệm điện. Đà Nẵng cũng là một trong số ít các địa phương trong cả nước xây dựng được Trung tâm giám sát và điều khiển chiếu sáng công cộng thành phố, đã kết nối được 450/1.866 tủ điện.
Đối với khối sản xuất, PC Đà Nẵng đã ký thỏa thuận với 117 khách hàng tiêu thụ điện lớn tham gia chương trình điều chỉnh phụ tải điện. Đối với khối thương mại, dịch vụ, khuyến khích doanh nghiệp sử dụng máy phát điện dự phòng. Đến nay đã có 156 khách hàng có máy phát điện dự phòng với tổng công suất lắp đặt gần 179 MVA, công suất khả dụng ước tính khoảng 125 MW, tương đương 20% công suất phụ tải cực đại của hệ thống điện Đà Nẵng.
Ngoài ra, Đà Nẵng cũng đẩy mạnh tuyên truyền người dân sử dụng điều hòa từ 26 độ trở lên; ban quản lý các khu chung cư dán infographic tại khu vực thang máy hoặc khu vực đông người thường xuyên qua lại; tuyên truyền tiết kiệm điện qua zalo đến 563.000 khách hàng; …
Tiết kiệm điện trong sản xuất giúp công ty Nông sản Tây Nguyên (Đắk Lắk) tiết kiệm hàng trăm triệu đồng mỗi tháng
Đắk Lắk: Đẩy mạnh tiết kiệm điện trong sản xuất
Theo Công ty Điện lực Đắk Lắk, trên địa bàn tỉnh nhóm khách hàng sử dụng điện sản xuất công nghiệp chỉ chiếm 3% về lượng khách hàng (khoảng hơn 18.000/600.000 khách hàng), nhưng chiếm gần 40% sản lượng điện tiêu thụ. Đây là nhóm đối tượng sử dụng điện rất lớn, dư địa tiết kiệm điện ở nhóm này còn rất nhiều.
Trong cao điểm nắng nóng năm 2023, nhiều doanh nghiệp tại tỉnh Đắk Lắk đã chủ động, linh hoạt các biện pháp tiết kiệm điện để đảm bảo an ninh năng lượng, nâng cao hiệu quả sản xuất.
Tại Công ty TNHH Nông sản Tây Nguyên (tỉnh Đắk Lắk), điện chiếm từ 10 – 15% giá thành sản phẩm trong sản xuất. Trong cao điểm nắng nóng, để tăng hiệu quả sản xuất cũng như tiết kiệm điện, đơn vị đã hướng dẫn người lao động vận hành, sử dụng các thiết bị điện đúng quy trình, an toàn, hiệu quả. Bên cạnh đó, thay thế các thiết bị tiêu hao năng lượng, sử dụng không hiệu quả bằng dây chuyền thiết bị mới, công nghệ hiện đại, có dán nhãn năng lượng; đổi lắp thiết bị biến tần để giảm tiêu hao năng lượng cùng một công suất. “Với các biện pháp tiết kiệm điện, doanh nghiệp tiết kiệm được từ 3 – 5% tiền điện sử dụng so với các năm trước”, ông Lê Trung Thái – Đại diện Công ty cho hay.
Hưởng ứng kêu gọi của Bộ Công Thương, UBND tỉnh Đắk Lắk, công ty TNHH MTV Xuất nhập khẩu 2/9 (tỉnh Đắk Lắk) đã thực hiện giảm công suất sử dụng điện vào các giờ cao điểm. Bên cạnh đó, doanh nghiệp còn lần lượt thay thế các bóng đèn chiếu sáng cũ bằng các bóng đèn compact tiết kiệm điện, tận dụng ánh sáng tự nhiên, tuyên truyền tiết kiệm điện trong sản xuất và sinh hoạt đến mọi công nhân, người lao động. Đặc biệt là áp dụng khoa học, công nghệ số trong quản lý, vận hành sản xuất; sử dụng pin năng lượng mặt trời để giảm sử dụng điện trên lưới. Nhờ đó, doanh nghiệp đã tiết kiệm được hàng trăm triệu đồng tiền điện.
Ông Trương Công Hồng – Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Đắk Lắk cho biết, về lâu dài, để hoạt động tiết kiệm điện trở thành thói quen, và phát triển kinh tế xanh, tỉnh Đắk Lắk định hướng tất cả các ngành công nghiệp tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp khi phát triển mới phải định hướng các nhà máy trước khi đi vào sản xuất phải đầu tư các công nghệ, thiết bị tiên tiến, tiết kiệm điện.
Khó khăn là chuyển đổi đối với nhà máy cũ đã vận hành lâu đời, công nghệ đã lạc hậu tiêu hao năng lượng nhiều. Những doanh nghiệp này muốn đầu tư để thay đổi công nghệ cần vốn lớn, mà hiện nhiều doanh nghiệp đang khó khăn sau Covid – 19. Sở sẽ tiếp tục theo dõi các doanh nghiệp này để tham mưu, tìm giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi công nghệ tiết kiệm điện.
Theo Báo Công Thương

Cùng chuyên mục

Hà Nội triển khai giải pháp bảo đảm cung ứng điện mùa cao điểm

16/05/2024

UBND thành phố Hà Nội vừa chỉ đạo các đơn vị, địa phương trong địa bàn tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ nhiều giải pháp bảo đảm cung ứng điện mùa cao điểm năm 2024.

  • 0
  • 0

giá điện sinh hoạt

Mức sử dụng trong tháng Giá (đồng/kWh)
Bậc 1: Cho kWh từ 0 - 50 1.806
Bậc 2: Cho kWh từ 51 - 100 1.866
Bậc 3: Cho kWh từ 101 - 200 2.167
Bậc 4: Cho kWh từ 201 - 300 2.729
Bậc 5 Cho kWh từ 301 - 400 3.050
Bậc 6: Cho kWh từ 401 trở lên 3.151