Bộ Công Thương - Cục điều tiết điện lực

Thứ sáu, 17/05/2024 | 05:53 GMT +7

  • facebook | 024.221.47474

Giám sát cung cấp điện

Khánh thành nhà máy đốt rác phát điện 5MW đầu tiên tại Bình Dương

15/01/2024
Với xu hướng rác thải là tài nguyên, hướng tới sự phát triển kinh tế xanh, tuần hoàn, mới đây tại Bình Dương đã khánh thành nhà máy đốt rác phát điện 5MW đầu tiên và nâng công suất tái chế, xử lý rác lên 2.520 tấn/ngày.

Các đại biểu tham dự thực hiện nghi thức cắt băng khánh thành nhà máy.
Theo đó, sáng 12/01, tại Khu liên hợp Xử lý chất thải Bình Dương (phường Chánh Phú Hòa, TX.Bến Cát), Công ty cổ phần Tổng công ty Nước - Môi trường Bình Dương (BIWASE) đã tổ chức Lễ khánh thành Nhà máy đốt rác phát điện 5MW và nâng công suất phân loại, tái chế, xử lý rác lên 2.520 tấn/ngày.
Nhà máy đốt rác phát điện thuộc dự án nâng công suất xử lý rác giai đoạn 4 Khu liên hợp xử lý rác của BIWACO do các kỹ sư của Việt Nam thiết kế và thi công từ đầu năm 2022 đến nay và có tổng vốn đầu tư 835 tỷ đồng (tương đương hơn 34,4 triệu đô la Mỹ). Trong đó giá trị đơn nguyên làm phân hữu cơ là 364 tỷ đồng (gần 15 triệu đô la Mỹ), giá trị lò đốt có kết hợp phát điện trị giá 471 tỷ đồng (hơn 19,4 triệu đô la Mỹ). Dự án sử dụng từ nguồn vốn vay từ Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) và Cơ quan hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) 20 triệu đô la Mỹ, tương đương 480 tỷ đồng.
Trong giai đoạn đầu, nhà máy đốt rác phát điện sẽ tự tiêu nguồn điện trong nội bộ của mình theo quy trình tuần hoàn. Theo các tính toán, lượng điện năng được tạo ra từ hai tổ máy phát điện sẽ tận dụng nguồn khí metan và nhiệt từ lò đốt rác, dự kiến có thể đáp ứng khoảng 80% nhu cầu điện cho hoạt động sản xuất tại Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Bình Dương.
Trong giai đoạn vận hành thử nghiệm, nhà máy đã sản xuất được 1 triệu kWh điện. Đây là một thành tựu đáng kể, cho thấy sự hiệu quả của quá trình đốt rác và phát điện tái tạo. Việc tạo ra 1 triệu kWh điện đã giúp giảm nhu cầu sử dụng nguồn điện từ các nguồn năng lượng truyền thống và tạo ra một nguồn điện sạch, bền vững từ chất thải.
Với việc nhà máy đốt rác phát điện của dự án đi vào hoạt động đã nâng công suất tiếp nhận phân loại rác làm phân hữu cơ 2.520 tấn/ngày và khả năng đốt rác lên 400 tấn/ngày. Trong đó có một lò công suất 200 tấn/ngày kết hợp phát điện công suất 5MW đáp ứng 80% nhu cầu sử dụng điện cho hoạt động sản xuất kinh doanh tại Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Bình Dương.
Đây cũng là phương án dự phòng cho vài năm tiếp theo nhằm bảo đảm khả năng tiếp nhận, xử lý rác thải trên địa bàn toàn tỉnh, biến toàn bộ rác thải sinh hoạt phát sinh hàng ngày thành nhiều sản phẩm khoa học, hữu ích gồm năng lượng tái tạo (điện), phân bón hữu cơ, vật liệu xây dựng, phù hợp với xu hướng "rác là tài nguyên" và kinh tế tuần hoàn hiện nay.
Sau khi đưa hệ thống dây chuyền sản xuất phân hữu cơ này vào hoạt động góp phần nâng tổng công suất phân loại và chế biến rác thành phân lên 2.520 tấn/ngày (đạt 110% so với tổng lượng rác sinh hoạt phát sinh trong năm 2023 của tỉnh). Việc đưa vào hoạt động nhà máy đốt rác phát điện 5MW đã xử lý một cách triệt để và toàn diện chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
Đồng thời, việc chuyển hóa rác thành năng lượng cũng góp phần bảo đảm hạ tầng kỹ thuật cho công tác phân loại chất thải rắn tại nguồn của tỉnh, phù hợp với xu hướng “rác là tài nguyên” và kinh tế tuần hoàn hiện nay.
Nhà máy đốt rác phát điện 5MW đầu tiên tại Bình Dương hứa hẹn sẽ nâng cao hiệu quả trong việc xử lý rác thải trên địa bàn.
Tạp chí Kinh tế môi trường

Cùng chuyên mục

Hà Nội triển khai giải pháp bảo đảm cung ứng điện mùa cao điểm

16/05/2024

UBND thành phố Hà Nội vừa chỉ đạo các đơn vị, địa phương trong địa bàn tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ nhiều giải pháp bảo đảm cung ứng điện mùa cao điểm năm 2024.

  • 0
  • 0

giá điện sinh hoạt

Mức sử dụng trong tháng Giá (đồng/kWh)
Bậc 1: Cho kWh từ 0 - 50 1.806
Bậc 2: Cho kWh từ 51 - 100 1.866
Bậc 3: Cho kWh từ 101 - 200 2.167
Bậc 4: Cho kWh từ 201 - 300 2.729
Bậc 5 Cho kWh từ 301 - 400 3.050
Bậc 6: Cho kWh từ 401 trở lên 3.151