Bộ Công Thương - Cục điều tiết điện lực

Thứ năm, 05/12/2024 | 23:26 GMT +7

  • facebook | 024.221.47474

Tin tức

Ấn Độ có thể trở thành trung tâm toàn cầu lớn về năng lượng tái tạo

17/02/2024
Ấn Độ có thể 'thúc đẩy đáng kể' quá trình chuyển đổi toàn cầu sang năng lượng sạch hơn, nếu yêu cầu gia nhập Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) của nước này được chấp thuận, Đại sứ Ấn Độ tại Pháp Jawed Ashraf nói với Tạp chí Nikkei Asia trong một cuộc phỏng vấn ngày 16/2.
IEA và Ấn Độ trong tuần này cho biết, họ sẽ bắt đầu các cuộc đàm phán về tư cách thành viên.
Ông Jawed Ashraf cho hay: “Chúng tôi đã hợp tác rất chặt chẽ về chuyển đổi năng lượng và an ninh năng lượng với IEA, và phụ thuộc khá nhiều vào chuyên môn và kinh nghiệm của họ. Chúng tôi đã ký thỏa thuận hợp tác đầu tiên vào năm 1998. Năm 2017, chúng tôi trở thành quốc gia liên kết, và đã ký thỏa thuận hợp tác chiến lược vào năm 2021”.
Những tấm pin năng lượng mặt trời được lắp đặt trên mái nhà ở Modhera, Ấn Độ. Ảnh minh họa: Reuters/TTXVN
Ấn Độ có vai trò quan trọng trong cân bằng năng lượng toàn cầu và chuyển đổi năng lượng toàn cầu. Tương lai năng lượng toàn cầu cũng sẽ có tác động sâu sắc đến nước này. Ngoài ra, IEA còn là đối tác rất mạnh mẽ trong thời gian Ấn Độ đảm nhận chức Chủ tịch G20 hồi năm ngoái.
“Khi cân nhắc tất cả những điều này, chúng tôi quyết định nếu Ấn Độ trở thành một quốc gia thành viên của IEA thì điều đó sẽ mang lại lợi ích chung. Vào tháng 10 năm ngoái, Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ Subrahmanyam Jaishankar đã chính thức gửi yêu cầu cho Giám đốc Điều hành IEA Fatih Birol để đăng ký làm thành viên”, ông Jawed Ashraf nói thêm.
Khi được hỏi Ấn Độ có thể đóng góp như thế nào vào hành động vì khí hậu toàn cầu, Đại sứ Ấn Độ tại Pháp cho rằng, nước này có thể đẩy nhanh đáng kể quá trình chuyển đổi năng lượng toàn cầu. Ấn Độ là nước sản xuất điện lớn thứ 3 thế giới. Nhiên liệu phi hóa thạch hiện chiếm 43% tổng công suất phát điện của Ấn Độ, và quốc gia này cũng đang bổ sung nhiều năng lượng tái tạo hơn so với công suất năng lượng từ nhiên liệu hóa thạch.
Ngoài ra, Ấn Độ cũng có thể là một trung tâm lớn đối với chuỗi cung ứng năng lượng tái tạo. Nguồn nhân lực và môi trường thân thiện với đầu tư khiến nơi đây trở thành cơ sở sản xuất lý tưởng cho các linh kiện như tấm pin mặt trời, pin và tua-bin gió. Việc phát triển các lò phản ứng mô-đun nhỏ đang được tiến hành. Đồng thời, một số chính sách ưu đãi đối với năng lượng sạch cũng được đưa ra.
Để tiếp tục thực hiện quá trình chuyển đổi năng lượng toàn cầu, thế giới sẽ cần thêm năng lực sản xuất năng lượng tái tạo. Một điều quan trọng nữa là nguồn năng lượng này có giá cả phải chăng đối với các nước không có nguồn tài chính tương tự như các nước phát triển.
Đối với quy định hiện hành của IEA rằng quốc gia đăng ký làm thành viên cũng cần là thành viên của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), ông Jawed Ashraf cho rằng, IEA chắc chắn cần mở rộng. Hiện nay, các nước không thuộc OECD là những nước tiêu thụ năng lượng lớn hơn so với các nước thành viên. Nếu IEA đóng vai trò toàn cầu thực sự và thúc đẩy hành động để đạt được các mục tiêu về khí hậu, thì cần vươn ra ngoài phạm vi các thành viên OECD, đồng thời hỗ trợ các quốc gia ở khu vực châu Á, châu Phi và châu Mỹ Latinh.
Theo Báo Thừa Thiên Huế  

Cùng chuyên mục

Hành trình xây dựng Luật Điện lực (sửa đổi) Chuyện chưa kể từ đội ngũ soạn thảo

05/12/2024

Sau hành trình gần một năm đầy nỗ lực, chiều ngày 30/11, Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Điện lực (sửa đổi) với tỷ lệ đại biểu tán thành lên tới 91,65%. Thành công này đánh dấu bước tiến quan trọng trong công tác lập pháp, thể hiện sự đồng lòng của toàn bộ hệ thống chính trị, đồng thời là minh chứng cho sự nỗ lực và tâm huyết của các cơ quan tham gia soạn thảo, trong đó Bộ Công Thương giữ vai trò chủ lực, dẫn dắt toàn bộ quá trình.

  • 0
  • 0

giá điện sinh hoạt

Mức sử dụng trong tháng Giá (đồng/kWh)
Bậc 1: Cho kWh từ 0 - 50 1.893
Bậc 2: Cho kWh từ 51 - 100 1.956
Bậc 3: Cho kWh từ 101 - 200 2.271
Bậc 4: Cho kWh từ 201 - 300 2.860
Bậc 5 Cho kWh từ 301 - 400 3.197
Bậc 6: Cho kWh từ 401 trở lên 3.302