Bộ Công Thương - Cục điều tiết điện lực

Thứ hai, 09/09/2024 | 15:50 GMT +7

  • facebook | 024.221.47474

Tin thị trường điện

ING: Triển vọng về năng lượng với tham vọng lớn và tốc độ tăng trưởng ổn định hơn trong năm 2024 (Kỳ 1)

06/03/2024
Vừa qua, Tập đoàn quốc tế Hà Lan (International Netherlands Group-ING) đã công bố ấn phẩm do Bộ phận phân tích kinh tế và tài chính của Ngân hàng ING N.V. (“ING”) soạn thảo nhằm mục đích cung cấp thông tin mà không quan tâm đến bất kỳ mục tiêu đầu tư, tình hình tài chính hoặc phương tiện đầu tư cụ thể nào của người sử dụng.
Ảnh minh họa
ING là một công ty con của Tập đoàn ING. Thông tin trong ấn phẩm không phải là khuyến nghị đầu tư và cũng không phải là tư vấn về đầu tư, pháp lý hoặc thuế khóa hay lời đề nghị hay chào mời mua hoặc bán bất kỳ công cụ tài chính nào.
Từ tác động của biến động địa chính trị đang diễn ra trên thị trường hàng hóa đến những thách thức hiện tại đối với việc triển khai năng lượng tái tạo trên toàn cầu, năm 2024 được coi là một năm tổng hợp đối với ngành năng lượng trên thế giới. Nhưng ngay cả khi tốc độ tiến bộ bắt đầu ổn định thì ING vẫn chỉ ra một số phát triển tích cực và những dấu hiệu tích cực dọc theo đường hướng chuyển đổi năng lượng.
Phần 1. Thị trường năng lượng được cung cấp tốt hơn
Hiện thì cả thị trường dầu thô và khí đốt tự nhiên đều có phần thuận lợi hơn so với dự báo ban đầu trong năm 2024. Tăng trưởng nguồn cung mạnh mẽ ngoài OPEC+ đã giúp làm giảm quy mô thâm hụt sản lượng dầu mỏ trong năm nay, trong khi đối với khí đốt tự nhiên, các kho dự trữ chiến lược ở châu Âu dự kiến ​​sẽ lấp đầy mùa dự trữ đạt trên mức trung bình, điều này cho thấy khả năng tăng giá dầu mỏ là rất hạn chế.
Triển vọng lạc quan đối với thị trường dầu mỏ đã dịu đi trong những tháng gần đây là do nguồn cung tăng trưởng mạnh mẽ hơn mức dự kiến ​​từ các nhà sản xuất ngoài OPEC trong năm 2023 mà điều này chủ yếu được thúc đẩy bởi Hoa Kỳ. Tuy nhiên, sự tăng trưởng cũng được ghi nhận ở Brazil, Guyana và Na Uy. Nguồn cung ngoài OPEC gia tăng mạnh hơn có nghĩa là OPEC+ phải thực hiện thêm các hành động để cố gắng bình ổn thị trường dầu mỏ ở mức cân bằng.
Giá dầu mỏ tăng cao hơn nhưng mức tăng chỉ ở mức khiêm tốn
Sản lượng dầu thô cắt giảm tự nguyện nguồn cung bổ sung bởi một số nước thành viên OPEC+ công bố vào cuối năm 2023 lên tới 2,2 triệu thùng/ngày. Tuy vậy, 1,3 triệu thùng/ngày là kết quả của các mức cắt giảm tự nguyện hiện tại là bởi Ả Rập Xê-út và Nga có nghĩa là thị trường chứng kiến ​​mức cắt giảm sản lượng dầu thô ngay vào khoảng 900 nghìn thùng/ngày trong quý I/2024. Hành động này của OPEC+ đã đảm bảo rằng sản lượng thặng dư dầu thô dự kiến ​​trong quý 1/2024 đã được loại bỏ. Tuy nhiên, số liệu của ING cho thấy thị trường sẽ quay trở lại đạt mức thặng dư khá lớn trong quý 2 năm nay nếu OPEC+ không chuyển dịch các mức cắt giảm này sang quý 2 này. ING cho rằng OPEC+ sẽ gia hạn từng phần các đợt cắt giảm tự nguyện hiện tại nhằm đảm bảo thị trường ít nhiều được cân bằng trong quý 2 với nỗ lực kìm giữ mức giá gần ở mức 80 USD/thùng-đây là mức giá xung quanh mức hòa vốn tài chính của Ả Rập Xê-út.
Tuy vậy, hiện vấn đề đối với OPEC+ là liệu có cần cắt giảm sâu hơn nữa hay không vì sẽ trở nên khó khăn hơn khi để các nước thành viên đồng ý về vấn đề này. OPEC+ đã thực hiện đợt cắt giảm đáng kể và việc giảm nguồn cung dầu thô gần đây diễn ra dưới hình thức cắt giảm tự nguyện từ một số thành viên thay vì cắt giảm từ tất cả các nước thành viên, điều này cho thấy rằng các nước thành viên ngày càng khó chấp thuận hơn về bất kỳ mức cắt giảm sản lượng dầu thô nào nữa. Điều này cũng được thể hiện rõ với việc Angola đã rời khỏi OPEC+ gần đây vì không hài lòng về mục tiêu sản lượng sản xuất của đất nước cho năm 2024, mặc dù nước này khó có thể sản xuất nhiều dầu thô hơn so với mức đề xuất mục tiêu.
Chính sách của OPEC+ được coi là rất quan trọng trong việc định hướng giá giao dịch dầu thô qua năm 2024 và phần lớn chính sách này sẽ phụ thuộc vào nhu cầu diễn ra như thế nào trong suốt cả năm.
Năm 2024, ING dự báo nhu cầu dầu thô trong khu vực sẽ tăng thêm ở mức 1 triệu thùng/ngày, gần bằng một nửa mức tăng trưởng nhu cầu đạt được vào năm 2023. Tốc độ tăng trưởng chậm hơn trên thì không có gì đáng ngạc nhiên vì nhu cầu dầu thô đang dần phục hồi sau đại dịch COVID-19 song bây giờ phần lớn tất cả đã ở phía sau chúng ta. Ngoài ra, tăng trưởng GDP toàn cầu sẽ chậm dần lại trong năm nay bởi quy mô siết chặt dòng tiền của các ngân hàng trung ương trên toàn thế giới. Ở châu Âu và châu Mỹ, ING dự báo nhu cầu dầu thô sẽ giảm hơn so với cùng kỳ năm trước, trong khi mức tăng trưởng sẽ chủ yếu được thúc đẩy bởi châu Á, đặc biệt là thị trường Trung Quốc là khu vực dự báo ​​sẽ chiếm khoảng 70% mức tăng trưởng nhu cầu dầu thô toàn cầu.
ING cũng kỳ vọng giá dầu Brent ICE tương lai (được giao dịch trên Sàn giao dịch điện tử liên lục địa) sẽ đạt trung bình 82 USD/thùng trong cả năm 2024 khi mà hầu hết xu hướng dầu thô sẽ tăng giá có thể được nhận thấy trong nửa cuối năm là giai đoạn mà báo cáo tình hình tài chính của ING cho thấy thị trường dầu thô đang bị thâm hụt sản lượng. Tuy vậy, công bằng mà nói, mức thâm hụt trong giai đoạn này đã giảm xuống trong những tháng gần đây.
Thật vậy, những diễn biến căng thẳng gần đây ở khu vực Trung Đông vẫn là rủi ro đối với quan điểm của ING về mặt thị trường. Các cuộc tấn công qua lại diễn ra ở Biển Đỏ đã chứng kiến ​​ngày càng nhiều tàu chở dầu thô và sản phẩm tinh chế đã quyết định né tránh khu vực này chuyển sang tuyến hải trình kéo dài dài hơn vòng qua mũi Hảo Vọng (Nam Phi). Do thời gian chuyến hải trình kéo dài hơn nên có thể dẫn đến tình trạng siết chặt thị trường hàng giao ngay song điều quan trọng là cần chỉ ra việc định tuyến lại tuyến đường vận chuyển của đội tàu chở dầu không có tác động nào đến sản xuất dầu thô. Tuy nhiên, mức độ rủi ro tăng giá lớn hơn xảy ra đối với thị trường dầu mỏ nếu tình hình căng thẳng ở khu vực Trung Đông tiếp tục lan rộng bắt đầu có tác động đến sản xuất dầu thô hoặc cắt đứt các dòng dầu thô mà không thể định tuyến lại. Đây sẽ là trường hợp nếu chúng ta thấy bất kỳ sự gián đoạn nào xung quanh eo biển Hormuz, nơi mà ước tính có tới 20 triệu thùng dầu hằng ngày được vận chuyển đi qua đó.
Kho dự trữ khí đốt tự nhiên ở châu Âu vẫn được lấp đầy
Cho đến nay, thị trường khí đốt tự nhiên châu Âu đã có mùa sưởi ấm 2023/24 với mức dự trữ tương đối do được lấp đầy, điều này góp phần đưa thị trường vào vị thế khá vững trong thời gian còn lại của năm. Kho dự trữ ở châu Âu vẫn được bơm đầy với mức cao hơn mức trung bình 5 năm mặc dù khu vực này đã vừa trải qua nhiều đợt rét đậm trong mùa đông này.
Báo cáo tình hình tài chính của ING cho thấy châu Âu có thể thoát khỏi mùa sưởi ấm này với mức dự trữ dầu thô được lấp đầy khoảng 52% so với mức trung bình 5 năm chỉ là 41% (giả sử không có cú sốc về nhu cầu hoặc nguồn cung). Điều này một lần nữa sẽ làm cho việc lấp đầy lại dung lượng lưu trữ kho trong những tháng mùa hè này trở nên dễ quản lý hơn rất nhiều. Điều này cho thấy bất kỳ sự tăng giá dầu thô nào đều có thể sẽ bị hạn chế. ING cũng kỳ vọng châu Âu sẽ bước vào mùa sưởi ấm 2024/25 với lượng dự trữ vượt xa mục tiêu 90% của Ủy ban Châu Âu (EC) vào ngày 1/11 tới cũng như tin tưởng các kho dự trữ sẽ được lấp đầy khoảng 96% vào cuối tháng 10 tới.
Tuy vậy, phần lớn tình hình sẽ phụ thuộc vào nhu cầu khí đốt tự nhiên phát triển như thế nào trong năm. Năm 2023, nhu cầu khí đốt tự nhiên không đáp ứng được do giá yếu hơn khiến nhiều người tiêu dung công nghiệp trên thị trường ngạc nhiên. Nhu cầu khí đốt tự nhiên trên thị trường vẫn thấp hơn nhiều so với mức trung bình 5 năm và trên thực tế, đối với phần lớn năm 2023, nhu cầu này cũng đã giảm hơn so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo đó, năm 2023, nhu cầu khí đốt tự nhiên của châu Âu đã giảm khoảng 18% so với mức trung bình giai đoạn 2017-2021 và cũng thấp hơn 8% so với mức năm 2022. Năm 2024, ING giả định nhu cầu khí đốt tự nhiên vẫn sẽ thấp hơn khoảng 15% so với mức trung bình giai đoạn 2017-2021 cho đến tận cuối tháng 3 tới. Từ tháng 4 trở đi, ING giả định nhu cầu khí đốt tự nhiên sẽ được phục hồi, khi đó nhu cầu sẽ thấp hơn khoảng 10% so với mức trung bình giai đoạn 2017-2021, điều này cho thấy nhu cầu khí đốt tự nhiên sẽ tăng khoảng 7% so với cùng kỳ năm trước. Do nhu cầu khí đốt tự nhiên biến động ít hơn và giá xăng yếu hơn nên sẽ khiến một số người tiêu dùng công nghiệp ngày càng tỏ ra yên tâm hơn. Tuy vậy, điều rõ ràng là nếu nhu cầu khí đốt tự nhiên tiếp tục ở mức đáng thất vọng thì điều này sẽ khiến cho thị trường thêm phần hơn nữa và EU có thể sẽ đạt mức lấp đầy kho dự trữ một lần nữa trước khi bắt đầu mùa sưởi ấm 2024-2025.
Nguyên nhân chính dẫn đến nhu cầu khí đốt suy yếu lại là do ngành điện lực. Việc sản xuất điện không chỉ yếu hơn trước mà mức chênh lệch giá (spark spread) là khoảng khác biệt giữa giá điện bán buôn trên thị trường với chi phí sản xuất điện bằng khí tự nhiên trong phần lớn thời gian của năm 2023, điều này gây áp lực lên việc sản xuất điện từ khí đốt tự nhiên. Ngoài ra, việc sản xuất năng lượng tái tạo gia tặng mạnh mẽ hơn và sự hồi sinh công suất điện hạt nhân của CH Pháp có nghĩa là việc sản xuất điện từ nhiên liệu hóa thạch không còn mang lại lợi nhuận trong phần lớn thời gian năm 2023. Qua lăng kính mức chênh lệch giá điện bán buôn trên thị trường trong thời gian còn lại của năm 2024 thì hiện mức chênh lệch giá điện đang ở mức âm, điều đó cho thấy nhu cầu khí đốt tự nhiên của ngành điện lực có thể vẫn còn ở mức yếu.
Ngoài ra, nhu cầu khí đốt tự nhiên của ngành công nghiệp cũng vẫn còn thấp. Tuy vậy, ING đang bắt đầu nhận thấy một số dấu hiệu phục hồi trong lĩnh vực này. Kể từ tháng 8/2023, nhu cầu khí dùng trong công nghiệp hàng tháng ở CHLB Đức đã tăng hơn so với cùng kỳ năm ngoái, ngoại trừ tháng 9. Sản lượng hóa chất của EU cũng có thể có một số dấu hiệu phục hồi tăng trưởng với sản lượng trong tháng 11/2023 tăng khoảng 1% so với cùng kỳ năm ngoái song mức sản xuất trong 11 tháng đầu năm 2023 vẫn giảm 8,7% so với cùng kỳ năm trước. Điều này xuất hiện sự chưa chắc chắn đối với thị trường là bao nhiêu trong số nhu cầu khí đốt tự nhiên bị cắt giảm này sẽ được phục hồi hoặc liệu chúng ta nhận thấy nhu cầu bị phá sản vĩnh viễn trong lĩnh vực công nghiệp được hay không do chuyển đổi năng lượng hay sự gia tăng hiệu quả năng lượng hoặc việc ngừng sản xuất vĩnh viễn ở châu Âu.
Những sức ép về các khoản phụ phí của EUAs
Sức ép đối với các khoản phụ phí của EUAs (EU allowances) vào cuối năm ngoái dự báo sẽ chỉ tiếp tục kéo dài đến năm 2024 khi thị trường nhanh chóng bị phá vỡ mức giá dưới 60 EUR/tấn khí thải CO₂ (1/2022) và được giao dịch ở mức thấp nhất kể từ tháng 3/2022. Trong khi dự báo triển vọng dài hạn hơn đối với EUAs vẫn mang tính xây dựng khi các khoản phụ phí trên thị trường bị cắt giảm, dẫn đến động lực ngắn và trung hạn có xu hướng giảm hơn. Hiện EU đã chứng kiến ​​​​nhiều hoạt động công nghiệp bị giảm sút, điều này có nghĩa là lượng khí thải CO₂ được giải phóng ra thấp hơn và nhu cầu cài đặt để thu hút mức phụ phí được ít hơn. Ước tính lượng phát thải CO₂ trong nửa đầu năm nay chỉ đạt tổng cộng 1,76 tỷ tấn CO₂ tương đương tức giảm 4,2% so với cùng kỳ năm trước.
Tuy vậy, nếu nhìn vào ngành điện lực, ngoài tổng sản lượng điện đã sụt giảm trong năm ngoái thì chúng ta còn nhận thấy những thay đổi ngay trong cơ cấu nguồn điện. Sản lượng điện năng lượng tái tạo tăng mạnh và ở CH Pháp thì sản lượng điện hạt nhân cũng đã phục hồi, do đó số lượng các khoản trợ cấp cần thiết cũng đã bị giảm xuống. Sản lượng điện của EU hiện đã giảm hơn so với cùng kỳ năm ngoái (tính từ tháng 3/2022 đến tháng 9/2023). Sản xuất điện từ ​​than đá và khí đốt tự nhiên cũng đã chịu nhiều sức ép trong suốt cả năm qua, điều này dự kiến ​​sẽ không sớm có sự thay đổi tức thì. Ngay cả mức chênh lệch giữa giá điện trên thị trường bán buôn và chi phí sản xuất sử dụng khí đốt tự nhiên (forward spark) với mức chênh lệch giữa giá mà máy phát điện nhận được để sản xuất điện và chi phí than đá cần thiết để sản xuất ra lượng điện đó (dark spreads) thì đều nằm trong vùng âm cho đến năm 2024, điều này cho thấy rằng việc sản xuất điện từ khí đốt tự nhiên và than đá vẫn sẽ chịu nhiều sức ép thì có nghĩa là nhu cầu về EUAs có thể sẽ vẫn giảm xuống đối với lĩnh vực này trong năm nay.
Động lực nguồn cung đã, đang và sẽ tiếp tục đóng một vai trò trong việc gây sức ép đối với EUAs, điều này một phần là do kế hoạch REPowerEU (5/2022) của Ủy ban Châu Âu (EC) nhằm chấm dứt sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch của Nga trước năm 2030 bằng cách đa dạng hóa các nguồn năng lượng, triệt để tiết kiệm năng lượng và đẩy nhanh việc triển khai năng lượng tái tạo. Một phần của kế hoạch REPowerEU của EC dự kiến ​​sẽ được Cơ sở khôi phục hồi và phục hồi (Recovery and Resilience Facility-RRF) được gây quỹ bằng cách vay trên thị trường vốn ví như trái phiếu thông qua việc bán các khoản phụ phí ETS (Emission Trading System) là Hệ thống thương mại phát thải được thiết lập để quản lý và giảm thiểu lượng phát thải khí nhà kính GHG từ các doanh nghiệp và ngành công nghiệp tham gia vào hệ thống này. Mục tiêu của EC là huy động được khoảng 20 tỷ euro từ việc bán phụ phí ETS, trong số đó có khoảng 40% số tiền phụ phí dự kiến ​​sẽ được tiến hành bán đấu giá trong khoảng thời gian từ năm 2027 đến 2030 song hiện những khoản phụ phí này sẽ được chuyển bán đấu giá trước ngày 31/8/2026. Trong khi đó, 60% khoản phụ phí ETS còn lại sẽ được đáp ứng bằng việc bán phụ phí từ Quỹ Đổi mới (Innovation Fund) là một trong những chương trình tài trợ lớn nhất thế giới để triển khai các công nghệ đổi mới sáng tạo để cắt giảm phát thải CO₂ ròng bằng 0. Theo quy định của EC, khoản phụ phí này sẽ đạt được bằng cách bán đấu giá khoảng 267 triệu khoản phụ phí khác nhau song điều này sẽ phụ thuộc vào nơi bán đấu giá thực hiện giao dịch mua bán.
Mặc dù triển vọng năm 2024 về năng lượng ít mang tính hỗ trợ hơn so với dự báo ban đầu song bức tranh toàn cảnh dài hạn vẫn mang tính lạc quan. Hầu hết các mục tiêu đầy tham vọng trong Gói “Fit for 55” là kế hoạch do EC thông qua ngày 14/7/2021 nhằm chuyển đổi nền kinh tế châu Âu từ phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch sang một thế giới không phát thải ròng, mức ô nhiễm thấp và phương tiện giao thông chạy bằng pin, với nhân tố cắt giảm mạnh hơn được chi dùng cho các khoản phụ phí trong tương lai. Các nhân tố bị cắt giảm mức 4,3% mỗi năm sẽ được sử dụng trong khoảng thời gian từ 2024 đến năm 2027 và 4,4% từ 2028 đến năm 2030. Đây là con số so với hệ số giảm tuyến tính (để xác định lợi nhuận góp hoặc chi phí tối đa) trước đó chỉ là 2,2%. Khi đó, EC kỳ vọng sẽ nhận thấy lượng khí thải CO₂ bán đấu giá theo phụ phí ETS bị cắt giảm 62% so với mức năm 2005 vào năm 2030 so với mục tiêu cắt giảm 43% trước đó. Tuy vậy, điều này cũng trở nên mạnh mẽ hơn một chút so với mức giảm 61% như đã được EC đề xuất.
Theo PVN.

Cùng chuyên mục

  • 0
  • 0

giá điện sinh hoạt

Mức sử dụng trong tháng Giá (đồng/kWh)
Bậc 1: Cho kWh từ 0 - 50 1.806
Bậc 2: Cho kWh từ 51 - 100 1.866
Bậc 3: Cho kWh từ 101 - 200 2.167
Bậc 4: Cho kWh từ 201 - 300 2.729
Bậc 5 Cho kWh từ 301 - 400 3.050
Bậc 6: Cho kWh từ 401 trở lên 3.151