Bộ Công Thương - Cục điều tiết điện lực

Thứ bảy, 14/12/2024 | 22:21 GMT +7

  • facebook | 024.221.47474

Tin tức

Nhật Bản:14 doanh nghiệp thành lập liên minh phát triển điện gió ngoài khơi

14/03/2024
Mười bốn công ty năng lượng lớn của Nhật Bản mới đây đã hợp tác thành lập một liên minh nhằm thúc đẩy và phát triển công nghệ sản xuất hàng loạt trong lĩnh vực điện gió.
Động thái nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh của Nhật Bản với các đối thủ quốc tế trong lĩnh vực năng lượng gió nổi ngoài khơi.
Các nền tảng năng lượng gió ngoài khơi được coi là một phần quan trọng trong nỗ lực khử carbon trên toàn cầu. Các công ty của Nhật Bản đã lên kế hoạch cùng nhau phát triển công nghệ để sản xuất các thành phần nền tảng trên quy mô lớn và giữ chi phí ở mức thấp.
Các nhà cung cấp năng lượng hàng đầu Nhật Bản như Kansai Electric Power, Chubu Electric Power, JERA và Tokyo Gas sẽ tham gia cùng với các đơn vị năng lượng gió của các công ty thương mại Marubeni và Mitsubishi Corp.
Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (METI) đã phê duyệt sáng kiến này và cũng đang chuẩn bị hỗ trợ tài chính.
Chính phủ Nhật Bản đã phân bổ 4 tỷ yen (27,1 triệu USD) để hỗ trợ công nghệ gió nổi ngoài khơi, cộng thêm 400 tỷ yen khác được tài trợ thông qua là trái phiếu chuyển đổi xanh (GX) để xây dựng chuỗi cung ứng liên quan. Các thành viên của liên minh có thể đủ điều kiện nhận một phần tài trợ này.
Kế hoạch của liên minh sẽ mở rộng đáng kể công suất năng lượng gió của Nhật Bản và góp phần tăng cường an ninh năng lượng.
Nhật Bản đặt mục tiêu lựa chọn nhà điều hành các cơ sở sản xuất điện gió ngoài khơi có công suất từ 30 gigawatt đến 45 gigawatt vào năm 2040. Tua bin nổi dự kiến sẽ là loại chính.
Có bốn loại nền tảng nổi chính hiện đang được phát triển ở Nhật Bản và nước ngoài. Liên minh mới sẽ tập hợp kiến thức chuyên môn của các thành viên để phát triển các công nghệ áp dụng cho cả bốn loại, bao gồm cách tiêu chuẩn hóa và sản xuất hàng loạt các bộ phận của giàn, bệ neo ở vùng biển sâu và xác định hiệu quả các địa điểm lắp đặt phù hợp. Liên minh cũng sẽ hợp tác với các công ty trong lĩnh vực đóng tàu và các lĩnh vực khác, bao gồm cả các công ty phương Tây hiện đang dẫn đầu về công nghệ gắn liền tuabin.
Các công ty Nhật Bản như Mitsubishi Heavy Industries và Hitachi từng sản xuất tuabin gió nhưng đã rút lui khỏi lĩnh vực này do thị trường nội địa tăng trưởng hạn chế. Nhiều cơ sở năng lượng tái tạo hiện đang được xây dựng ở Nhật Bản trong bối cảnh Chính phủ đẩy mạnh nỗ lực khử carbon, tuy nhiên nước này vẫn phụ thuộc vào các nhà cung cấp linh kiện điện gió ở nước ngoài.
Công nghệ thiết lập tiêu chuẩn về năng lượng gió nổi ngoài khơi có thể giúp mở rộng lĩnh vực này ở Nhật Bản. Các doanh nghiệp trong nước đặt mục tiêu cung cấp 60% linh kiện cho các cơ sở gió ngoài khơi trong nước vào năm 2040.
Theo Bnews

Cùng chuyên mục

'Chìa khóa' giúp Việt Nam phát triển điện hạt nhân

14/12/2024

Trao đổi với phóng viên TTXVN tại London về tình hình phát triển điện hạt nhân tại châu Âu, chuyên gia Bùi Nguyễn Hoàng, kỹ sư, điều phối thiết kế công trình, dự án EPR2 thuộc Tập đoàn điện lực Pháp (EDF), cho biết từ sau đại dịch COVID-19 và đặc biệt khủng hoảng khí đốt do xung đột tại Ukraine, nhiều nước châu Âu đã coi điện hạt nhân là nguồn năng lượng sạch giúp giảm thiểu sự phụ thuộc vào việc nhập khẩu năng lượng giá rẻ, đảm bảo an ninh năng lượng và đạt được mục tiêu phát thải ròng bằng 0.

  • 0
  • 0

giá điện sinh hoạt

Mức sử dụng trong tháng Giá (đồng/kWh)
Bậc 1: Cho kWh từ 0 - 50 1.893
Bậc 2: Cho kWh từ 51 - 100 1.956
Bậc 3: Cho kWh từ 101 - 200 2.271
Bậc 4: Cho kWh từ 201 - 300 2.860
Bậc 5 Cho kWh từ 301 - 400 3.197
Bậc 6: Cho kWh từ 401 trở lên 3.302